Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Xử trí khi bị đầy bụng, khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu do uống rượu, dùng các thức ăn có nhiều chất béo, đường sữa hay các thức ăn nóng có chứa các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu. Có những trường hợp bệnh nhân thấy bụng quặn thành cơn.

Ăn uống không cân đối


Khi ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi, sẽ gây tình trạng tiêu hóa chậm chạp. Những thực phẩm dễ gây trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu như thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, món ăn xào rán nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thực phẩm tái, sống (nem chua, tiết canh, rau sống...), hải sản, đồ uống có cồn...


Thói quen ăn uống không đúng cách


Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay hay ngồi yên một chỗ khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ làm ảnh hưởng đến chuyển hóa thức ăn. Thói quen vừa ăn vừa xem phim, cười nói chuyện trong lúc ăn, nuốt dễ gây tình trạng trướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là ở trẻ em.

Rối loạn tiêu hóa


Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, khuẩn HP, cơ thể suy nhược, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa, một số người do khả năng dung nạp lactose kém cũng gây trướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.


Bệnh về đường tiêu hóa


Một số bệnh về tiêu hóa như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống thức ăn. Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.

Tâm lý


Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ... có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây khó tiêu, ợ hơi. Đặc biệt khi stress kéo dài mà sử dụng chất kích thích, thuốc an thần sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng "bệnh chồng bệnh", rối loạn tiêu hóa ngày càng nặng thêm.

Do tác dụng phụ của thuốc


Thuốc kháng sinh làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột đưa đến rối loạn tiêu hóa như đi ngoài, đau bụng, khó tiêu...

Cách giảm bớt đầy bụng, khó tiêu


Thay đổi thói quen ăn uống. Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và chất xơ. Không nên sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều ga, các gia vị nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu.


Chế độ sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên vận động, tham gia môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ... giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Làm việc điều độ, cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp thư giãn và nạp lại năng lượng cho cơ thể.

Hạn chế dùng thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa, cần khám và điều trị dứt điểm.

Những chú ý khi điều trị táo bón cho trẻ

Táo bón là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì táo bón sẽ trở thành nỗi khiếp sợ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Rắc rối xung quanh việc mẹ không biết cách xử lý khi có con trẻ bị táo bón.


Chia sẻ với chúng tôi, chị Hà (Trảng Bom – Đồng Nai) thổn thức: “Bé nhà chị vừa mới vào lớp lá được vài ngày thì bị táo bón, hồi đầu chị cứ tưởng do ở trường bé ít ăn rau nên mới bị thế nên cứ tối là chị nấu thêm rau cho bé ăn. Nhưng khi đi cầu bé vẫn cứ phải rặn, nhìn con vừa rặn vừa đau chị lại cảm thấy xót.

Nghe lời hàng xóm chị ra tiệm thuốc tây mua ống thụt cho con. Mới đầu sử dụng thấy bé đỡ hơn chị mừng lắm, tuy nhiên tình trạng táo của bé lại không cải thiện mấy, được 1-2 tuần thì bé bị táo trở lại. Lúc đó chị lại phải dùng ống thụt, đến giờ tuần nào chị cũng phải thụt vì bé không tự đi được nữa, giờ chị hối hận quá, biết thế này chị đã không thụt cho bé nhiều như vậy.

Bốn sai lầm mẹ thường gặp khi điều trị táo bón kéo dài ở trẻ


Chỉ chú trọng bổ sung chất xơ cho bé

Từ trước đến nay, chúng ta luôn có quan niệm rằng táo bón chỉ là một loại bệnh lý thông thường về tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu chỉ là do bé ít ăn rau mà thôi. Vậy tại sao khi chúng ta cho bé ăn thêm rau hay dùng các loại thực phẩm bổ sung chất xơ thì tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện.



Đâu là nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng táo bón bên cạnh việc thiếu chất xơ?

Như chúng ta biết ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Nên khả năng hoạt động chức năng của các bộ phận nội tạng chưa được tốt.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này chúng lại thường cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng vì nghĩ điều đó tốt cho sự phát triển của trẻ mà không nghĩ tới việc bộ máy tiêu hóa của trẻ có đủ khả năng để chuyển hóa những thực phẩm dinh dưỡng đó hay không.

Việc chuyển hóa nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng làm cho bộ máy tiêu hóa của trẻ bị quá tải từ đó sẽ làm tăng tích tụ các chất thải độc trong cơ thể và gây ra tình trạng ” nóng nhiệt ” hay còn gọi là nóng trong mà ở lứa tuổi này thường xuyên gặp phải. Cơ thể trẻ khi bị nóng nhiệt sẽ khiến cho phân dễ bị mất nước hơn bình thường, từ đó dẫn tới khối phân trở nên khô và khó di chuyển, gây ra tình trạng đau đớn khi trẻ đi ngoài. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý Táo bón.

Chính vì vậy, để giúp bé loại bỏ tình trạng táo bón, ngoài việc bổ sung thêm chất xơ hằng ngày chúng ta cũng nên chú trọng tới việc giải quyết tình trạng nóng nhiệt đang âm thầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ


Việc sử dụng các loại thuốc thụt hậu môn có khả năng giúp kích thích trực tràng tăng cường co bóp từ đó khiến cho khối phân được đẩy ra ngoài và làm cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy đây được xem như là một biện pháp giúp giải quyết nhanh chóng giải tình trạng đau đớn, khó chịu cho trẻ khi bị táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục trong thời gian dài các loại thuốc kích thích hậu môn này giống như con dao hai lưỡi có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.hấn để phóng to ảnh

Hậu môn là bộ phận rất nhạy cảm không chỉ có ở trẻ mà còn đối với cả người trưởng thành, việc sử dụng ống thụt không đúng cách sẽ khiến cho trẻ có thể bị bỏng rát, tổn thương hậu môn và giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn.

Hiểu sai về tác dụng của men tiêu hóa, men vi sinh


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng loạn khuẩn chủ yếu liên quan đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ hơn là táo bón. Men vi sinh thường được khuyên dùng để cân bằng hệ thống vi khuẩn của cơ thể nhằm phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong đó có táo bón. Và hiện giờ chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh men vi sinh có hiệu quả trong điều trị tình trạng táo bón ở trẻ như người ta vẫn thường hay đồn thổi.

Ngoài ra, lạm dụng men tiêu hóa trong mọi trường hợp sẽ làm mất sự điều tiết enzym tự nhiên trong cơ thể, khiến cơ thể lệ thuộc vào men được cung cấp. Ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.

Chỉ dùng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Các loại thuốc thụt, thuốc nhuận tràng mặc dù có tác dụng giúp cải thiện tình trạng táo bón của bé nhưng lại không thể dùng lâu dài và không có tác dụng ngăn ngừa táo bón quay trở lại.

Vì vậy, nếu mẹ chỉ sử dụng các loại sản phẩm đó mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé thì tình trạng táo bón sẽ không được điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát trở lại.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Dường như đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số phương thức điều trị hiệu quả.

Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?


Rối loạn tiêu hóa là gì? Hệ thống tiêu hóa (từ miệng xuống hậu môn) có nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dư ỡng cần thiết và loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể. Bệnh rối loạn tiêu hóa xảy ra khi có sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, từ đó dẫn đến chứng đau bụng và thay đổi đại tiện.


Không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng rất dễ mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt rối loạn tiêu hóa ở người lớn lại thường là biểu hiện bệnh lý khó lường.

Dấu hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn


Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn thường gặp như:

- Đau bụng thường xuyên: Bệnh nhân đau nhiều ở vùng bụng bên trái hoặc ở những vị trí quanh vùng bụng. Mức độ đau có thể là từng cơn, đau nhói hoặc đau nhẹ âm ỉ.

- Đầy hơi: Người bệnh rối loạn tiêu hóa thường xuyên có cảm giác bụng căng ra như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu.

- Rối loạn đại tiện: Khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ có biểu hiện đại tiện bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể là kiết lỵ.

Ngoài ra bệnh rối loạn tiêu hóa còn xuất hiện những triệu chứng khác như: buồn nôn, ăn không ngon miệng, ợ chua...

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?


- Thuốc Tây

- Bài thuốc dân gian

Để khắc phục chứng bệnh rối loạn tiêu hóa bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian sau.

Lựu: Vỏ lựu 15 gam sắc uống 3 – 4 lần trong ngày giúp làm săn ruột, cầm tiêu chảy.

Rau sam: 100 gam rau sam tươi, 20 gam rau má sắc uống 1 – 2 lần trong ngày giúp kháng khuẩn tiêu viêm, nhuận tràng.

Vỏ quýt: Vỏ quýt phơi khô (trần bì) đem hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút dùng uống khi còn nóng giúp tăng tiết dịch vị, giãn cơ trơn dạ dày hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa.

Theo Báo 24h

Tác dụng phụ men tiêu hóa, mẹ nên biết?

Men tiêu hóa thường được dùng để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đây hơi, ăn không tiêu…Tuy nhiên nếu lạm dụng men tiêu hóa sẽ “lợi bất cập hại”.

Một số trường hợp không nên uống men tiêu hóa


Khi trẻ bị đau dạ dày như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày, tụy. Những bệnh này gây dư thừa một số loại enzym tiêu hóa nên nếu bổ sung thêm men tiêu hóa chỉ làm tình hình thêm trầm trọng.

Khi trẻ biếng ăn cha mẹ không nên lạm dụng men tiêu hóa mà cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.


Lúc trẻ đang đói, dạ dày trống rỗng trong khi lượng enzym tăng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, khi sử 
dụng men tiêu hóa dẫn đến viêm loét dạ dày.

Phân sống, tiêu chảy nhưng có thêm triệu chứng tiêu chảy, phân có máu hoặc kèm nôn ra máu.

Tác dụng phụ của men tiêu hóa


Việc lạm dụng men tiêu hóa sẽ dẫn đến trẻ bị phụ thuộc men tiêu hóa: khi không có men tiêu hóa trẻ sẽ không ăn.

Việc dùng men tiêu hóa kéo dài không những không thu được lợi ích như mong muốn mà còn làm thay đổi chức năng cơ quan tiêu hóa theo hướng rất xấu. Trong quá trình sinh tồn, cơ thể luôn tự điều chỉnh để phát triển tối đa những phần cần thiết và hạn chế dần những phần không cần thiết. Hành động uống men tiêu hóa kéo dài sẽ tức khắc tác động vào các cơ quan và bộ phận tiết men, làm các cơ quan này giảm tiết dịch tiêu hóa và mất chức năng.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi trẻ lười ăn, cần tìm nguyên nhân để điều trị, có thể do trẻ thiếu các chất, muối khoáng, vitamin kéo dài. Nếu thực sự là do tiêu hóa, thì phải xem trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp và chỉ dùng trong 7-10 ngày. Sau đó, khi trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng uống. 

Tuy men tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên lạm dụng, bởi dùng kéo dài sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc, khi không có men tiêu hóa trẻ sẽ không ăn, các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm chức năng bài tiết và sẽ bị teo nhỏ.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, nhưng hầu hết người bệnh thường gặp phải các nguyên nhân điển hình sau:


Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia


Khi cơ thể dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ làm tiêu hụt lượng lớn men tiêu hóa dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội chứng ruột kích thích.

Ăn uống không hợp vệ sinh


Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới bệnh tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

Lạm dụng kháng sinh


Đây là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. Khi sử dụng quá liều, chúng vô tình triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Do đó khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân bệnh lý


Rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng tất yếu của các bệnh như ợ nóng, viêm đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn.

Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn


Theo Giáo sư Mario Clerici, Chủ tịch ngành Miễn dịch học, ĐH Y khoa Milano (Italy) thì cơ thể con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Và lượng vi khuẩn trong cơ thể lớn hơn gấp 10 lần con số đó, bao gồm  lợi khuẩn và hại khuẩn.

Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, ở mỗi người bộ phần này chứa tới 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Khi mất đi sự cân bằng này, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa.

Đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa: Phụ nữ, người dưới 45 tuổi, người có cha mẹ mắc bệnh đường ruột, có vấn đề về thần kinh.

Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên dùng men tiêu hóa hay men vi sinh?

Trẻ dưới 5 tuổi thường rất dễ bị rối rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu….Nếu mẹ không chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên dùng men tiêu hóa hay men vi sinh?

Men tiêu hóa là gì


Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. 


Men vi sinh là gì?


Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh cũng như tiết độc tố. Như vậy, men tiêu hóa và men vi sinh là 2 loại men khác nhau và việc sử dụng cũng hoàn toàn khác nhau.


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên dùng men tiêu hóa hay men vi sinh?


Về men tiêu hoá, trừ các bệnh nhân bị tổn thương hệ tiêu hóa bẩm sinh thì phải bổ sung men tiêu hóa lâu dài. Còn các trường hợp mắc bệnh lý cấp tính gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, không nên dùng kéo dài vì khi dùng kéo dài sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết men tiêu hóa và dẫn đến teo. Với những trẻ khoẻ mạnh bình thường mà có biểu hiện lười ăn, chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứ không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Về men vi sinh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Do kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là giúp cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy... Các trường hợp tiêu chảy cấp do virus cũng được khuyên nên sử dụng men vi sinh. Trong các trường hợp bệnh này mà được bổ sung men vi sinh mới có tác dụng và đúng với ý nghĩa là làm lợi khuẩn. Một điều chú ý là kể cả khi đang dùng kháng sinh nhưng mới ngắn ngày hoặc chưa có dấu hiệu gì bất lợi ở đường tiêu hóa thì cũng không nên bổ sung men vi sinh vội. Chỉ sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày (từ 1 tuần trở lên) và có biểu hiện của rối loạn vi khuẩn ruột thì bác sĩ mới nên kê đơn cho bệnh nhân dùng men vi sinh. Trong trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện bệnh lý tiêu hóa nhưng có các triệu chứng chán ăn, ăn kém thì cũng nên bổ sung men vi sinh nhưng chỉ nên dùng ngắn ngày.

Do đó, với tình trạng biếng ăn và rối loạn tiêu hóa của bé, bạn nên đưa cháu đến bác sĩ tiêu hóa hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị đúng. Không nên tự mua men tiêu hóa cũng như men vi sinh về cho bé sử dụng.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Mẹ phải làm sao?

Men tiêu hóa và men vi sinh là hai chế phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên dùng men tiêu hóa, khi nào nên dùng men vi sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm đúng sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. 


Sự khác nhau giữa men vi sinh và men tiêu hóa


Men tiêu hóa hay còn gọi là enzyme do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thuthức ăn. Men tiêu hóa thường dùng trong các trường hợp trẻ kém hấp thu, biếng ăn kèm suy dinh dưỡng, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu hoặc mới ốm dậy. 

Thời gian dùng men tiêu hóa chỉ tối đa 2 tuần, không nên dùng kéo dài bởi sẽ khiến cơ thể trở nên phụ thuộc và “đình công”, giảm chức năng tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn.

Men vi sinh hay còn gọi là probiotics, là những vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Trong đường ruột của con người có chứa cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại với tỷ lệ là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng, ổn định và khỏe mạnh. Men vi sinh thường được chỉ định khi bị loạn khuẩn đường ruột (như sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh) với biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng. 

Bổ sung men vi sinh cũng giúp tăng khả năng hấp thu vitamin của đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy. 


Men tiêu hóa và men vi sinh có chức năng cơ bản giống nhau. Có nghĩa là đều giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bổ sung probiotics thường có ích cho tất cả mọi người, bởi probiotics giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột, trong khi uống men tiêu hóa chỉ có ích nếu cơ thể không sản xuất đủ loại enzyme tiêu hóa nào đó. Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. 

Trong thực tế, hai loại men này được sử dụng với các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bác sĩ dùng cả men tiêu hóa và men vi sinh cùng một lúc nếu thấy người bệnh thiếu cả hai. 

Đối với trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp thiết lập lại tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn ở đường ruột, giúp quá trình hấp thu, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. 

Lưu ý khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 


Có một điều lưu ý quan trọng mà nhiều người không biết, đó là: Không phải cứ bổ sung men vi sinh là những vi khuẩn tốt sẽ vào đến đường ruột và giảm các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bởi, để vào đến ruột và phát huy tác dụng của mình, những vi khuẩn tốt phải vượt qua “hàng rào tiêu hóa” bao gồm acid, dịch vị dạ dày, dung môi… Tuy nhiên, lợi khuẩn thường rất yếu ớt, dễ chết ở môi trường acid của dịch vị dạ dày. Bào tử lợi khuẩn đã được nghiên cứu và ứng dụng để khắc phục nhược điểm này của lợi khuẩn thông thường. 

Khác với lợi khuẩn bình thường, bào tử có cấu trúc rất đặc biệt: Phần lõi là nhiễm sắc thể ở trạng thái bất hoạt; Các lớp vỏ xunh quanh giúp bảo vệ phần lõi của bào tử tránh khỏi những tác động từ bên ngoài, kể cả dung môi, enzyme và thuốc kháng sinh. Do vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót cao hơn lợi khuẩn bình thường khi đi qua dạ dày, vào đến ruột non và phát triển thành lợi khuẩn.

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh kéo dài, đầy hơi, chướng bụng, bố mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn cho con dùng. Bacillus clausii là một trong số ít chủng lợi khuẩn có thể tạo thành dạng bào tử. Bổ sung men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii sẽ giúp ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống…