Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Điều trị chướng bụng, đầy hơi tại nhà

Chướng bụng đầy hơi là triệu chứng đường tiêu hóa phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống. Có rất nhiều biện pháp vừa đơn giản vừa không tốn kém giúp giảm nhanh chướng bụng đầy hơi.

Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi 

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột  gây cảm giác đầy hơi chướng bụng.

- Do thói quen ăn uống không đúng cách, ví dụ như ăn nhanh, không nhai kỹ, bỏ bữa, ăn những thực phẩm khó tiêu hóa hay vừa ăn vừa làm việc riêng đều gây ra chuyển động bất thường của các cơ trong dạ dày, dẫn đến tình trạng chướng bụng đầy hơi.


- Do căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới các dây thần kinh trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của đường tiêu hóa. Điều này dẫn tới rối loạn nhu động ruột và gây ra triệu chứng chướng bụng đầy hơi và nhiều vấn đề khác ở đường tiêu hóa.

- Do ảnh hưởng của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, từ đó thức ăn không được dạ dày tiêu hóa kỹ dẫn đến triệu chứng chướng bụng đầy hơi, thậm chí là buồn nôn.

- Ăn không đúng cách cũng là nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi

Các biện pháp phòng ngừa chướng bụng đầy hơi hiệu quả

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao để kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn. Điều này sẽ giúp giải phóng khí dư thừa ra ngoài, mặt khác còn ngăn ngừa táo bón.

Ngâm mình trong bồn nước ấm sẽ giúp giảm căng thẳng ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Hạn chế nước ngọt và các đồ uống có ga. Thay vào đó là uống nước lọc và các loại nước ép trái cây.

Phải làm gì nếu có triệu chứng chướng bụng đầy hơi?

1. Dùng quế 

Quế là gia vị nổi tiếng giúp kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa và giảm bớt lượng khí ga trong dạ dày ra bên ngoài. Thêm quế vào một số món ăn sẽ giúp giảm chướng bụng đầy hơi. Uống trà quế giúp giảm chướng bụng đầy hơi nhanh chóng


2. Gừng và tỏi

Gừng và tỏi giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hóa và giải độc. Nhai vài lát gừng tươi hoặc bóc tỏi trộn với đường hòa cùng nước ấm để uống trực tiếp sẽ giúp giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng.

3. Ăn sữa chua 

Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm thiểu chướng bụng đầy hơi. Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn


4. Bổ sung men vi sinh

Chướng bụng đầy hơi là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bởi vậy, để giảm triệu chứng này, cần bổ sung những lợi khuẩn và ức chế vi khuẩn có hại. Bổ sung men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn là giải pháp được đánh giá cao. 

Bởi bào tử lợi khuẩn chính là hình thức “ngủ đông” của lợi khuẩn, với phần lõi được bất hoạt, bao bọc xung quanh là rất nhiều lớp vỏ giúp bảo vệ phần lõi bào tử. Nhờ đó, bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng vượt qua hàng rào tiêu hóa, dịch vị, axit dạ dày, để vào đến ruột non. Tại đây, bào tử sẽ hút nước và nảy mẩm, phát triển thành lợi khuẩn bình thường.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Tỏi tía có tác dụng gì đối với sức khỏe

Tỏi tía có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, huyết áp, đặc biệt rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Tỏi tía có tác dụng gì?


Tỏi tía là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm, chỉ có tại Việt Nam. Thành phần hoạt chất chính trong trong tỏi tía là các gốc sun phít dễ bay hơi (Allicin) được chứa trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi. Dùng tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, hỗ trợ điều trị chứng chướng bụng đầy hơi….

Ngoài ra, dầu tỏi tía cũng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích thích hệ thần kinh giải phóng hormon adrenalin, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng chuyển hóa của cơ thể, giúp đốt cháy calo và giảm cân. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng chất béo thành các mảng mỡ thừa dưới da, giảm sự tích tụ những mảng chất béo mới hình thành trong cơ thể đến 40%.


Vùng bụng ít cơ và ít chịu tác động trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, do vậy việc đốt cháy năng lượng tại chỗ thấp hơn các vùng khác của cơ thể như đùi, tay, chân, lưng… Hoạt chất sunphat trong dầu tỏi kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của toàn bộ cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân, nhất là vùng bụng.

Mặc dù tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số người dùng vẫn chưa biết cách sử dụng đúng loại gia vị thuốc này. Thói quen dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng thức ăn làm mất đi phần lớn hoạt chất quý. Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Allicin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu nhanh khỏi và hồi phục tốt hơn.

Cách dùng dầu tỏi tía tốt nhất


Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày hoặc chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi. Do tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi nên việc dùng dầu tỏi trước khi đi ngủ sẽ giúp có giấc ngủ sâu, hô hấp mạnh trong khi ngủ giúp thau rửa các khí cặn bã ở đáy phổi. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu nhanh khỏi và hồi phục tốt hơn.

Tại Việt Nam, viên dầu tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cảm cúm và ho dai dẳng, đặc biệt rất an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Viên dầu tỏi nên được uống trước khi đi ngủ để kích thích hô hấp, làm sạch phổi và giữ ấm cơ thể, khi ngủ dậy cơ thể thường có cảm giác nhẹ nhõm, rất sảng khoái.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

6 trường hợp tuyệt đối không nên uống nước cam

Cam là một loại thức uống rất bổ và giàu vitamin C. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể uống nước cam, thậm chí uống nước cam sai thời điểm sẽ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì vậy cần phải cân nhắc trước khi muốn uống nước cam nhé.

Không uống nước cam khi đói bụng

Nước cam thường có vị chua chua. Nên nếu uống nước cam khi bụng rỗng sẽ khiến tăng axit gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, mắc các bệnh nghiêm trọng về dạ dày.

Không uống nước cam ngay sau khi ăn sáng

Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Không uống nước cam khi uống kháng sinh

Vì trong nước cam có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Vì vậy cách tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Không uống nước cam sau khi ăn no

Không chỉ hạn chế uống nước cam khi bụng rỗng mà kể cả lúc no cũng không nên uống nước cam. Vì khi vừa ăn no xong, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn.

Nếu lúc này uống thêm một ly nước cam sẽ khiến dạ dày bị quá tải, do đó uống nước cam lúc này sẽ khiến chức năng dạ dày hoạt động thêm khó khăn, gây áp lực, dẫn tới tức bụng, khó chịu. Lâu dài gây ra bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh dạ dày.

Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy

Với những người có bệnh dạ dày, cũng nên hạn chế uống nước cam. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Để uống nước cam với người đang bị bệnh dạ dày, cách tốt nhất là bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một. Vì như vậy sẽ hạn chế tác động đến niêm mạc dạ dày và cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Không uống nước cam trước khi đánh răng

Tuyệt đối không được uống nước cam trước khi đánh răng vì như vậy bạn đang tự phá hủy hàm răng của mình. Việc này sẽ khiến axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, từ đó làm hỏng men răng.


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Các thực phẩm kết hợp với nhau dễ gây ngộ độc

Đôi khi chúng ta vô tình chế biến hoặc ăn một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ như ngộ độc, đau bụng, buồn nôn… thậm chí còn có thể gây nguy hại đến tính mạng. 

Trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe, gây đầy bụng chướng hơi.

Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau:

1. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.


2. Sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

3. Sữa đậu nành và đường đen: Bởi trong đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

4. Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho: Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần: Bởi là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao.

Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.



Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5 mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

8. Ăn dưa chuột với cà chua: Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước chứa chất vitamin C: Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể gây chết người.

10. Bí đỏ kỵ cải thìa: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

11. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

12. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

13. Nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền: Không cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền, là do bản thân phô mai đã giàu đạm và năng lượng, nên nếu nấu chung với cua, lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, trẻ em và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.

14. Nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung: Do trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.


15. Đậu, khoai lang và cải bó xôi: Bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối.

16. Canh, súp cà rốt và củ cải: Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê. Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

17. Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

18. Thịt chó, thịt dê với nước chè: Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư.

Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.


19. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acidacetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

20.  Quả hồng, cà chua ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

21. Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

22. Óc lợn và trứng gà: Tuy món óc lợn tráng trứng rất hấp dẫn nhưng dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, không nên ăn nhiều món này nhất là những người huyết áp cao.

23. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau: Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

26. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

27. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau: Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi uống nhân sâm.

28. Muối tiêu và khoai môn, ăn cùng dễ làm ruột đau thắt. Chuối hột thì kỵ mật mía, đường, ăn cùng lúc bị  bụng.

29. Dưa hấu và thịt dê ăn cùng dễ trúng độc.

30. Thịt chó không nên ăn với tỏi sẽ gây khó tiêu.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Cách giảm đầy bụng khi ăn quá nhiều

Hầu hết chúng ta từng trải qua những lúc lỡ ăn quá nhiều. Mặc dù không thể làm gì để cứu vãn tình thế, vẫn có một số bước có thể thực hiện để cảm thấy dễ chịu hơn và duy trì thói quen ăn uống bình thường.

Cách giảm đầy bụng khi ăn quá nhiều

Để giảm cảm giác khó chịu sau khi đã lỡ ăn nhiều, hãy thử các cách sau:

Đi dạo

Đi bộ làm cho dạ dày mau hết thức ăn hơn, mặc dù có thể không giúp giảm cảm giác đầy hơi và no. Tuy nhiên, khi dạ dày mau trống hơn, sẽ giảm các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược axít.

Tiến sĩ Smith khuyên nên đi bộ ít nhất 5 - 10 phút, điều này cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu - có thể tăng đột biến sau khi ăn quá mức.

Nhâm nhi nước hoặc đồ uống ít calo

Khi ăn một bữa ăn lớn, bạn có thể hấp thu rất nhiều natri mà không nhận ra, từ đó khiến cơ thể giữ nước và cảm thấy đầy hơi. Uống nước có thể giúp đào thải bớt lượng natri từ thực phẩm đã ăn, tiến sĩ Smith nói.

Nhưng hãy cẩn thận không nên uống nhiều nước ngay sau khi ăn, vì có thể làm giãn dạ dày hơn nữa và gây đau bụng, tiến sĩ Smith giải thích. Chỉ nên uống từ 120 - 240 ml nước và sau đó bù nước từ từ trong suốt cả ngày.

Đừng đi nằm ngay

Mặc dù bạn có thể cảm thấy mệt sau khi ăn nhiều, hãy cố gắng đừng đi nằm hoặc đi ngủ. Theo nghiên cứu gần đây, tư thế ngồi sẽ giúp dạ dày mau hết thức ăn hơn.

Đi nằm sau khi ăn cũng có thể khiến dễ bị trào ngược a xít vì việc nằm gây áp lực lên cơ giữ dạ dày ngăn a xít khỏi trào ngược.

Lên kế hoạch cho bữa ăn tiếp theo

Lên kế hoạch trước có thể giúp bạn kiểm soát bữa ăn của mình. Nhiều người có cảm giác đã lỡ ăn nhiều rồi, nên cứ thế mà ăn nhiều luôn trong cả ngày, tiến sĩ Smith nói. Đối với bữa ăn tiếp theo, nên chọn protein nạc, trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. 

Đừng căng thẳng

Đừng hoảng sợ, cố gắng đừng căng thẳng nếu đã lỡ ăn quá nhiều, đặc biệt nếu chỉ lâu lâu mới ăn nhiều một lần. Sẽ không thể tăng cân hoặc có vấn đề gì về sức khỏe chỉ sau một bữa ăn nhiều.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

5 biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm ở trẻ em

Viêm dạ dày vốn là căn bệnh không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, ở trẻ em, dạ dày còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ bị biến chứng. Các biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong.

1. Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất


Khi không được can thiệp điều trị, các nốt viêm ở niêm mạc dạ dày sẽ nhanh chóng bị lở loét. Nhẹ thì vết loét chỉ trợt trên mặt niêm mạc. Nặng thì các vết loét ăn sâu vào lớp cơ. Trẻ có thể có một hoặc nhiều vết loét trong dạ dày. Vị trí loét thường gặp là môn vị, hang vị, bờ cong nhỏ.

Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em có các dấu hiệu khá rõ ràng như đau từng cơn vùng thượng vị, đau liên tục, thường xuyên ợ hơi và ợ chua. Loét càng nặng thì bệnh nhi sẽ bị đau càng nhiều. Nhưng đây là những triệu chứng rất khó mô tả đối với những bệnh nhân dưới 3 tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên quan sát sức khỏe của trẻ thật kỹ càng.

2. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa, cụ thể là chảy máu dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em xảy ra sau biến chứng loét. Khi các vết loét ăn sâu vào lớp cơ, nó sẽ tiếp cận mạch máu, gây thủng hoặc rò rỉ mạch máu, gây chảy máu.

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa là trẻ nôn ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc phân có lẫn máu tươi. Nếu phụ huynh thấy những dấu hiệu này thì nên đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu để tình trạng nặng, trẻ mất máu quá nhiều, có thể dẫn đến tử vong.

3. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày cũng là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em liên quan đến biến chứng loét. Các vết loét ăn từ niêm mạc và lớp cơ, phá hủy thành dạ dày. Trẻ nhỏ dễ gặp biến chứng này hơn người lớn vì dạ dày còn mỏng và yếu, dễ bị các vết loét ăn sâu.

Thủng dạ dày thường có các triệu chứng đột ngột, các cơn đau dữ dội không đáp ứng thuốc, thở mạnh cũng có thể làm tăng cơn đau. Khi sờ vào bụng trẻ thấy bụng cứng như tấm gỗ. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, sốt, chân tay lạnh. Bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

4. Hẹp môn vị

Môn vị là thành phần nằm giữa dạ dày và ruột non, có chức năng giữ cho thức ăn đi xuống ruột non chậm và đều.

Khi bị viêm dạ dày, vị trí viêm có thể bị xơ và chai cứng lại, làm co rúm đoạn môn vị, gây ra biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em. Khi trẻ ăn, thức ăn bị ứ lại dạ dày, lên men mà không được đưa xuống ruột non, khiến trẻ có các triệu chứng như đau bụng nổi cuộn ở trên rốn, đầy và chướng bụng. Trẻ cũng thường xuyên bị buồn nôn, đôi khi phải kích thích miệng để trẻ nôn ra. Bãi nôn của trẻ thường là thức ăn chưa tiêu hóa hết, có mùi chua, nổi bọt. Trẻ nôn xong sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em này kéo dài, không được chữa trị thì trẻ coi như không ăn uống được gì, sụt cân, tăng trưởng chậm, da nhăn nheo, mắt trũng, đại và tiểu tiện ít.

5. Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em ác tính, hiếm khi xảy ra. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhi bị viêm dạ dày liên quan đến virus HP mà không được điều trị.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày khá mờ nhạt, thường là mệt mỏi, kém ăn, sút cân, kèm theo các dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư dạ dày tiến triển khá nhanh, khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

Viêm dạ dày được coi là căn bệnh lành tính, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng vì ít khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách nên nó thường kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Đặc biệt ở trẻ em, dạ dày còn mỏng và yếu, sức đề kháng còn kém, ý thức tự nhận biết bệnh tật chưa tốt, khiến cho tỷ lệ biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em là khá cao.

Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến những thay đổi sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp sớm.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp ở các mẹ bầu. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi...mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được quan tâm đúng mức.

Vì sao phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường, dẫn đến khó khăn trong vấn đề tiêu thụ thức ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các nguyên nhân thường gặp nhất là:

Khi mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hormone progesterone tăng lên làm giảm sự co bóp các cơ trong đó có cơ thành ruột dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thai phụ dễ bị đầy bụng, khó tiêu.


Sự phát triển của thai nhi làm kích thước tử cung tăng lên, tử cung càng lớn càng chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột non bị đẩy lên trên và nằm ngang dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, ruột già bị ép lại gây khó tiêu, táo bón.

Phụ nữ dễ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai còn do trong chế độ ăn uống có quá nhiều dầu mỡ, hoặc thường xuyên ăn những món ăn để lên men.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp 

Rối loạn tiêu hóa được chia thành nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, tùy vào từng nhóm triệu chứng sẽ có cách chăm sóc và điều trị khác nhau:

Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu

Thai phụ nếu thường có triệu chứng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu thì chưa cần thiết đi khám. Có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đầy hơi, ợ chua, khó tiêu như:

  • Uống những loại thức uống hoặc những món ăn giúp dễ tiêu hóa như uống trà gừng... Đồng thời nên tránh ăn những món ăn gây đầy hơi, ví dụ như những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột.
  • Có thể uống nước nhiều nhưng mỗi lần chỉ uống từng ít một.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại men tiêu hóa.

Nôn – ói mửa

Phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai với triệu chứng nôn ói thì cần uống thuốc chống nôn ói nhưng lưu ý nên sử dụng những loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai.


Trong trường hợp thai phụ nôn ói quá nhiều, không thể ăn, không thể uống và thậm chí không uống được thuốc thì thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, truyền dịch hoặc dùng thuốc đặt hậu môn để giảm tình trạng nôn ói.

Tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy và có dấu hiệu đau bụng nhẹ, thai phụ có thể sử dụng các loại thuốc tiêu chảy như thuốc smecta, đây là loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, nếu thai phụ có triệu chứng tiêu chảy kèm theo sốt, đi ngoài phân có đàm, máu thì đây là triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng do ngộ độc thức ăn hoặc do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Những trường hợp này thai phụ cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Tiêu chảy nhiễm trùng giai đoạn đầu có thể gây kích thích cơn gò tử cung, sinh non. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và nhiễm độc thai nhi.

Táo bón

Khi bị táo bón, thai phụ nên ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước hoặc có thể sử dụng các loại thuốc như sorbitol hoặc có thể dùng thuốc bơm hậu môn để giảm tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, nếu thai phụ bị táo bón có đi cầu ra máu hoặc lòi trĩ và gây đau thì cần đi khám ngay, tránh để tình trạng táo bón kéo dài, không điều trị sẽ dẫn đến nghẹt trĩ hoặc chảy máu hậu môn.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa khi mang thai bằng cách nào?

Đối với thai phụ trong quá trình mang thai, vấn đề dinh dưỡng luôn đóng 1 vai trò rất quan trọng. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ, các mẹ bầu cần lưu ý:

  • Nên ăn từng ít một và chia ra nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày. Ví dụ: một ngày có thể ăn 6 hoặc 7 bữa, mỗi lần ăn 1 ít để hệ tiêu hóa có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả.
  • Hạn chế ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên tăng cường ăn các loại củ rau, củ, quả tươi. 
  • Những món ăn lên men như dưa muối, củ kiệu...  nên ít ăn bởi nó rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng vì trong măng có chứa chất xyanua, đây là một chất độc không tốt cho thần kinh của trẻ.
  • Nên uống nhiều nước, khoảng từ 2 lít nước 1 ngày, nếu có thể nên dùng nước trái cây. Hạn chế uống những loại nước có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga.
  • Không ăn những loại đồ ăn đã để qua đêm vì sẽ làm tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa nhiều hơn so với người bình thường.


Như vậy, rối loạn tiêu hóa khi mang thai không phải là vấn đề hiếm gặp, vì thế các mẹ bầu cần phải chú ý trong việc ăn uống để tránh gặp phải tình trạng này. Với những thai phụ đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa thì việc theo dõi sức khỏe để có thể thăm khám và khắc phục kịp thời là điều cần thiết.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Đau bụng, buồn nôn do ăn đồ bị nhiễm khuẩn

Sau khi ăn dưa góp, người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy, nôn nhiều, rơi vào tình trạng lơ mơ và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Được biết, trước đó bệnh nhân có ăn dưa góp, sau khi ăn khoảng 6 tiếng xuất hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều lần, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân được chăm sóc điều trị tích cực, sức khỏe dần ổn định.

Thậm chí, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: mạch nhanh, huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng không hồi phục và tử vong.


Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng nhận biết:

Sau bữa ăn 6 - 12 giờ, tình trạng ngộ độc xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:

- Sốt cao 38 – 39 độ C, rét run, đau mỏi toàn thân

- Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 - 10 lần hoặc hơn.

- Nôn sau 1 - 2 lần ỉa lỏng

- Nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 5 - 10 lần hoặc hơn, làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Có thể chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng.

Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dễ có truỵ tim mạch.

Cần phải xử trí ngay tại nhà như sau:

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, vì trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải và đi vào trụy mạch.

Xử trí tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 - 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột. Đây là sai lầm hay mắc phải nhất do sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân cũng như sự thiếu ý thức của nhân viên y tế, đặc biệt là các dược tá nhà thuốc.

Thuốc làm giảm nhu động ruột như loperamid, diphenoxynat có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột gây tình trạng tăng độ đặc của phân. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, sử dụng nhóm thuốc này sẽ làm chậm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó càng làm cho tình trạng nhiễm độc nặng nề hơn.

Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống như trên, cần bù đủ nước điện giải ngay, nếu đi lỏng nhiều và nôn nhiều, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị, tránh tự dùng thuốc ở nhà làm bệnh biến chuyển nặng và đe dọa sốc nhiễm  khuẩn, tử vong.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa…

Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng chứ không thay thế được sữa mẹ. Giai đoạn ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.


Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.

Giai đoạn ăn dặm là khi trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không có đủ lượng sắt cần thiết trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với những thức ăn mới lạ. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm. Thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị tương tự với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Khi mới ăn dặm, nên cho trẻ ăn ít một để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1-2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén... sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nên cho trẻ ăn loãng, rồi đặc dần và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới, để hệ tiêu hóa của trẻ không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn dặm phù hợp để con phát triển toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần phải chứa đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai...); Đạm (thịt, cá, tôm, cua...); Chất béo (dầu ăn); Các loại rau giúp cung cấp vitamin, sắt, chất xơ và các chất khoáng khác cần thiết cho cơ thể. Tăng năng lượng của bữa ăn bằng cách bổ sung thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng).

Phải cho trẻ ăn đầy đủ cả phần cái và phần nước hầm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều cha mẹ có thói quen chỉ cho con ăn nước hầm xương quấy bột hoặc ninh cháo. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì xương dù có được ninh, hầm bao lâu, thì phần nước hầm vẫn chứa rất ít chất dinh dưỡng, chỉ có một lượng nhỏ vitamin, chất đạm, canxi vô cơ (cơ thể trẻ không thể hấp thu được). Do đó, chỉ cho trẻ ăn nước hầm có thể khiến trẻ bị thiếu canxi, dẫn tới còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Thực phẩm dùng cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi ngon để chế biến món ăn cho trẻ. Người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.

Khi cho trẻ ăn nên khuyến khích động viên, không dọa nạt hay quát mắng khiến trẻ sợ ăn. Ngoài ra cũng không nên cưng nựng, dỗ dành quá mức vì sẽ hình thành thói quen không tốt ở trẻ, phải được thưởng trẻ mới chịu ăn.

Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.

Trẻ bị tiêu chảy có nên sử dụng men tiêu hóa?

Bé nhà em năm nay 2 tháng tuổi, mấy tuần nay cháu hay bị đau bụng, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa . Có người mách em mua men tiêu hóa cho bé uống nhưng em vẫn băn khoăn. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp. Trần Thị Hiền (Tuyên Quang).

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy , song phần lớn là do trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh nên đã diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy .

Trường hợp của con bạn, do cháu còn nhỏ, lại bị rối loạn tiêu hóa đã mấy tuần. Vậy, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

Bạn không nên tự ý điều trị cho con, dù là bằng bài thuốc dân gian, hay thuốc kháng sinh, vì việc tự điều trị rất nguy hiểm, không những làm tổn thương thêm đường ruột còn rất non nớt của trẻ, mà còn làm bệnh nặng thêm, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ nữa.

Men tiêu hóa (dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột) và men vi sinh (giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn) tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể cản trở đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể khiến người bệnh khó chịu, suy dinh dưỡng…Vậy chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin sau đây.

Tiêu chảy không dung nạp lactose là một bệnh về đường tiêu hóa, chứng bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và người già. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người mắc chứng bệnh này cần có chế độ dinh dưỡng riêng để hạn chế sự phát triển của bệnh.

1. Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thụ đường lactose - loại đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomai. Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non ngừng sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa và hấp thụ đường sữa. Đường sữa không tiêu hóa sẽ di chuyển đến ruột già và các vi khuẩn xuất hiện ở ruột già gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy không dung nạp lactose.

2. Dấu hiệu

- Đau dạ dày và đầy hơi: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơ thể không có khả năng hấp thụ đường sữa, nó sẽ đi qua ruột non cho tới ruột già. Các carbohydrate như lactose không thể được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột kết, nhưng chúng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên. Quá trình lên men này giải phóng axit béo cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi và chuột rút.

- Xuất hiện cơn đau nằm quanh rốn và ở nửa dưới của bụng: Người bệnh có cảm giác đầy hơi do sự gia tăng của khí và nước trong ruột, làm cho thành ruột bị căng. Đau dạ dày và đầy hơi do tiêu chảy không dung nạp lactose thường gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn, đau, cứng bụng... 

- Tiêu chảy: Do chứng không dung nạp lactose nên bệnh gây ra tiêu chảy, tăng thể tích nước trong đại tràng vì thế làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. 

- Táo bón: Dấu hiệu táo bón, đi tiêu không hoàn chỉnh, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường ít gặp hơn so với tiêu chảy. Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được đường sữa tạo ra khí metan, khí metan làm chậm thời gian cần thiết để di chuyển thức ăn qua ruột dẫn đến táo bón ở một số người.

- Các triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp, loét miệng, gặp các vấn đề khi đi tiểu. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế hãy chú ý cơ thể để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose là gì? Thực tế, không có kết luận chính xác nào về các nguyên nhân gây ra bệnh, ở mỗi bệnh nhân lại có một hoặc một nhóm nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:

- Enzyme lactase không được cơ thể sản xuất đủ để hấp thụ đường lactose. Thông thường loại enzyme này được ruột non sản sinh sau 2 tuổi (sau khi cai sữa)

- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, bệnh crohn, bệnh celiac, viêm ruột non… đều có khả năng giảm lượng lactase sẵn có.

- Do bẩm sinh: nhiều trẻ mắc chứng tiêu chảy không dung nạp lactose ngay từ khi mới sinh ra.

3.2. Đối tượng có nguy cơ mắc tiêu chảy không dung nạp lactose

- Bệnh thường gặp ở người châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico hơn so với các đối tượng khác.

- Tuổi cao: người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose cao.

- Sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase bởi loại enzyme này thường tăng lên trong thời kỳ bào thai muộn.

- Đang chữa ung thư: Nếu bạn từng xạ trị ung thư vùng bụng hoặc các biến chứng về tiêu hóa do hóa trị thì nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose sẽ cao hơn.

4. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose

Nếu bạn có các biểu hiện như thường xuyên chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa, bạn nên đến các trung tâm y tế để thực hiện tình trạng tiêu chảy không dung nạp lactose. Bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm xác nhận đo hoạt động của menase trong cơ thể gồm: 

- Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu để đo phản ứng của cơ thể với chất lỏng có chứa nồng độ đường sữa cao.

- Kiểm tra hơi thở hydro: Kiểm tra hơi thở hydro nhằm giúp đo lượng hydro trong hơi thở của bạn sau khi uống một lượng lớn đường sữa. Quá trình vi khuẩn phân hủy đường sữa là quá trình lên men để giải phóng hydro và các loại khí khác. Các khí này được hấp thụ và thở ra vì thế nếu bạn không tiêu hóa hoàn toàn đường sữa thì hơi thở của bạn sẽ có lượng hydro cao hơn bình thường.

- Kiểm tra độ axit phân: Phương pháp này thường được thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em để đo lượng axit lactic trong mẫu phân. Khi vi khuẩn trong ruột lên men đường sữa không tiêu hóa sẽ tích tụ axit lactic.

5. Phương pháp điều trị

Hiện tại không có cách nào để làm cơ thể bạn khỏi chứng tiêu chảy không dung nạp đường sữa hoàn toàn. Việc điều trị thực hiện bằng cách:

- Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa sữa ra khỏi chế độ ăn. Để bổ sung dinh dưỡng từ sữa, bạn có thể tìm kiếm các loại sữa không chứa lactose, các sản phẩm sữa ít béo, không béo, ít đường...

- Các bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc viên, thuốc nhỏ, thuốc dạng nhai để uống trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

- Chọn lựa các thực phẩm thay thế sữa như đậu nành, sữa gạo, hạnh nhân...

- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. 

- Không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, vẫn cho trẻ tiếp tục bú bởi các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột.

6. Biến chứng bệnh

Biến chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, đây là bệnh nguy hiểm với trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong của 3,5 triệu trẻ em trên toàn cầu hàng năm. Đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây ứ đọng lại trong ruột hút nước làm tiêu chảy và kéo dài nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xuất hiện ở 1/1000 trẻ.

Ngoài ra, tiêu chảy không dung nạp lactose còn có thể gây ra các biến chứng như trẻ suy dinh dưỡng nặng, kém ăn, chậm phát triển, ảnh hưởng niêm mạc ruột

Người không dung nạp lactose dễ đối mặt với các vấn đề như thiếu canxi, vitamin D, chất đạm, riboflavin...

7. Phương pháp phòng tránh bệnh

Không có cách phòng tránh hoàn toàn chứng tiêu chảy không dung nạp lactose. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các cách sau đây để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển:

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, bổ sung các thực phẩm ăn dặm có thành phần dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, bột gạo, cháo gạo...

- Hạn chế các thực phẩm chứa sữa/ đường có thể gây dị ứng

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, cà phê, thuốc lá, trà… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng

8. Cách ăn uống cho người tiêu chảy không dung nạp lactose

- Thực phẩm giàu canxi: sữa bò và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nên bổ sung các thực phẩm khác chữa canxi như yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, cam, quả sung...

tieu-chay-khong-dung-nap-lactose-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-4
Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung khi cơ thể không dung nạp lactose

- Bổ sung sữa dê: Sữa dê giàu dinh dưỡng và có lượng đường lactose thấp hơn sữa bò dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, bạn hãy thử sữa dê nhé.

- Bổ sung thực phẩm giàu probiotics: probiotics là các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung probiotics là cách hỗ trợ đường ruột tốt nhất.

- Bổ sung nước hầm xương: nước hầm xương chứa các khoáng chất như canxi, photpho, magie tốt cho cơ thể kiểm soát chứng không dung nạp lactose...

Người tiêu chảy không dung nạp lactose nên kiêng ăn gì?

- Hạn chế sữa và các thực phẩm từ sữa không tốt cho chứng không dung nạp lactose.

- Các loại thực phẩm khó tiêu.

- Thực phẩm gây dị ứng.

9. Các câu hỏi thường gặp về tiêu chảy không dung nạp lactose

Cách điều trị tiêu chảy không dung nạp lactose là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lactose… Ngoài ra chú ý theo chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn có thể giảm triệu chứng không?

Có thể, bởi các triệu chứng của bệnh xảy ra khi người bệnh sử dụng các thực phẩm chứa lactose. Bạn có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương tự nhưng có hàm lượng lactose thấp.

Độ tuổi mắc bệnh chứng không dung nạp lactose là bao nhiêu?

Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, người già. Bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Men tiêu hóa và men vi sinh khác nhau thế nào?

Men tiêu hóa dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột. Men vi sinh giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Men tiêu hóa và men vi sinh khác nhau thế nào?

Hiện nay, các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa thường được gọi chung là men tiêu hóa. Thực chất các chế phẩm này được chia thành hai loại là men tiêu hóa và men vi sinh, có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau.

Men tiêu hóa là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men tiêu hóa được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn. Men tiêu hóa chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Không nên sử dụng men tiêu hóa lâu ngày vì có thể làm giảm sự bài tiết enzym tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzym cung cấp từ ngoài vào. Không tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Men vi sinh, còn gọi là probiotic - là chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi, được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh được chỉ định cho các trường hợp loạn khuẩn ruột như đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng cho đường ruột. Men vi sinh được chỉ định dùng sau khi sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột bị đảo lộn dẫn đến rối loạn tạp khuẩn (thường gặp ở người bệnh vừa điều trị kháng sinh), với biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa... Men vi sinh có thể dùng dài ngày.

Hậu quả khi lạm dụng chế phẩm sinh học 

Việc nhầm lẫn giữa hai loại men trên, hoặc có khi người sử dụng không biết mình đang cho con dùng loại  gì, chỉ biết gọi chung là men tiêu hóa, sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Không ít trường hợp vì thấy con biếng ăn, nhiều bà mẹ đã tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống vì  cho rằng nó có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Trẻ được dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, thậm chí con còn bị tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược.

Thực chất men tiêu hóa cũng là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì phải có sự chỉ định của bác sĩ mới nên dùng. Nhiều cha mẹ quá lạm dụng men tiêu hóa vì nghĩ rằng nó tiêu hóa tốt các thức ăn và kích thích ăn ngon, chẳng có hại gì nên cho con sử dụng dài ngày. Nếu cho con lạm dụng men tiêu hóa dài ngày sẽ khiến cơ thể không sản sinh ra men tiêu hóa. Lúc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày. Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Nhiều người pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng. Việc làm này không đúng khoa học bởi nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh. Không pha men vi sinh buổi sáng uống buổi chiều, vì như thế vi sinh bị chết sẽ không có tác dụng. Ngoài ra, có thể dùng sữa chua cũng là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, lại có tác dụng kiềm chế các vi khuẩn gây bệnh.

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa?

Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày. Trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

5 cách giảm khó tiêu chức năng

Khó tiêu chức năng  đôi khi chẳng có nguyên nhân nào và gây khó chịu cho người mắc.Khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng bởi chứng khó tiêu, và tỷ lệ mắc ở hai giới nam và nữ như nhau.

Khó tiêu chức năng là gì?

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét (non-ulcer dyspepsia) là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Các triệu chứng khá thất thường, và thường có liên quan đến việc ăn uống. Có khi sự khó chịu bắt đầu trong bữa ăn; có lúc lại là khoảng nửa giờ sau khi ăn.

Người bệnh có thể có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm hoặc vào một thời điểm nhất định trong ngày, ăn chóng no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống...

Chứng khó tiêu chức năng khiến người mắc cảm thấy bất an, khó chịu nhưng mất nhiều thời gian đi khám mà không có cách điều trị triệt để.

5 cách giảm chứng khó tiêu chức năng 

Trước hết cần phải đi khám để loại trừ các bệnh lý thực thể. Nếu xác định là chứng khó tiêu chức năng thì cũng đừng chán nản, vì vẫn có một số cách đơn giản giúp giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng:

Tránh các thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu

Khi ăn cần nhai thức ăn chậm và kỹ. Chia nhỏ thực phẩm cả ngày trong nhiều bữa - Ăn những phần nhỏ và không ăn quá nhiều. Tránh uống nhiều chất lỏng trong và ngay sau bữa ăn.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng quá mức cũng có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng qua đó làm giảm chức năng tiết dịch vị, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây ra ợ nóng, đầy hơi và táo bón. Bằng cách thử các liệu pháp thư giãn, trị liệu hành vi nhận thức hoặc tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng. Một bài tập aerobic 3-5 lần mỗi tuần có thể giúp thư giãn, nhưng nhớ đừng tập thể dục ngay sau khi ăn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Không nằm trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Sau khi ăn xong, hãy lựa chọn việc đi dạo hơn là nằm ườn xem TV. Ngồi thẳng và di chuyển giúp dạ dày nhanh tiêu hóa và làm giảm cảm giác đầy bụng.Khi đến giờ đi ngủ, hãy thử ngủ với tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng bên phải để giúp thoát khí và giảm bớt sự đầy hơi.

Giữ cân nặng hợp lý

Ở một số người khó tiêu kèm theo ợ hơi liên tục có thể gây phiền toái trong sinh hoạt và giao tiếp. Nhưng có một số lưu ý đơn giản có thể giúp giảm ợ hơi. Điều quan trọng là tránh các hoạt động dẫn đến đưa không khí dư thừa vào dạ dày, chẳng hạn như hút thuốc, ăn nhanh, nhai kẹo cao su và uống đồ uống có gas.

Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày

Một người bình thường cần từ 20-30g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể tìm được dễ dàng trong rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức...

5 thực phẩm người bị đau dạ dày nên ăn

Theo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam lên tới 70%. Con số ngày càng gia tăng đến mức báo động và sẽ nguy hiểm hơn nếu người mắc bệnh không biết nên ăn gì để tốt cho dạ dày và bảo vệ sức khỏe.

Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid. Ngoài ra nên bổ sung thêm các vitamin và các khoáng chất cho các bệnh nhân đau dạ dày.

Tinh bột nghệ

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, tinh nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.

Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.

Chuối 

Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dày.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Cà tím

Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Rau chân vịt 

Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày có thể được bảo vệ tốt.

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men bởi một loại vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong quá trình lên men tự nhiên, các phân tử đường đôi (lactose) có trong sữa sẽ chuyển hóa thành các đường đơn và glucose và cuối cùng là axit lactic. 

Một phần phần axit này sẽ tác dụng với chất canxi cazeinat có trong sữa để tạo canxi lactat và axit cazeinic dễ tiêu hóa. Quá trình lên men tự nhiên cũng tạo nên enzym proteaza – chất có khả năng thủy phân protein thành các axit amin tự do, dễ hấp thu. 


Không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng, axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể.

Do có tính axit nên nhiều người kiêng ăn sữa chua vì sợ nó làm tăng hàm lượng axit có trong cơ thể, khiến tổn thương ở dạ dày (viêm, viêm loét, trào ngược…) trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhưng nồng độ không đáng kể so với axit có trong dịch vị.

Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc như rượu, cà phê, chanh, cam, ớt,... thì người bệnh cần lưu ý ăn chậm, nhai kĩ trong mỗi bữa và nên ăn thức ăn mềm và hạn chế đồ chiên xào. Người bị dạ dày không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều axít có hại.