Hiển thị các bài đăng có nhãn đau bụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đau bụng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

6 trường hợp tuyệt đối không nên uống nước cam

Cam là một loại thức uống rất bổ và giàu vitamin C. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể uống nước cam, thậm chí uống nước cam sai thời điểm sẽ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì vậy cần phải cân nhắc trước khi muốn uống nước cam nhé.

Không uống nước cam khi đói bụng

Nước cam thường có vị chua chua. Nên nếu uống nước cam khi bụng rỗng sẽ khiến tăng axit gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, mắc các bệnh nghiêm trọng về dạ dày.

Không uống nước cam ngay sau khi ăn sáng

Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Không uống nước cam khi uống kháng sinh

Vì trong nước cam có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Vì vậy cách tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Không uống nước cam sau khi ăn no

Không chỉ hạn chế uống nước cam khi bụng rỗng mà kể cả lúc no cũng không nên uống nước cam. Vì khi vừa ăn no xong, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn.

Nếu lúc này uống thêm một ly nước cam sẽ khiến dạ dày bị quá tải, do đó uống nước cam lúc này sẽ khiến chức năng dạ dày hoạt động thêm khó khăn, gây áp lực, dẫn tới tức bụng, khó chịu. Lâu dài gây ra bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh dạ dày.

Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy

Với những người có bệnh dạ dày, cũng nên hạn chế uống nước cam. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Để uống nước cam với người đang bị bệnh dạ dày, cách tốt nhất là bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một. Vì như vậy sẽ hạn chế tác động đến niêm mạc dạ dày và cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Không uống nước cam trước khi đánh răng

Tuyệt đối không được uống nước cam trước khi đánh răng vì như vậy bạn đang tự phá hủy hàm răng của mình. Việc này sẽ khiến axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, từ đó làm hỏng men răng.


Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái

Nếu biết sớm các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái, bạn sẽ ngăn ngừa được các tình trạng khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng đau bụng trên bên trái dưới xương sườn có thể do nhiều nguyên nhân từ một số cơ quan quan trọng nằm trong khu vực này bao gồm: tim, phổi, lá lách, thận, dạ dày, đại tràng và tuyến tụy. Một số tình trạng có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên các vấn đề khác có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau xuất hiện bất thường, dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn.

Bạn hãy cùng tìm hiểu 14 nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau bụng trên bên trái để biết cách ngăn ngừa và xử lý kịp thời nhé!

1. Cơn đau tim

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể bị cơn đau tim, bạn nên nhờ người thân hoặc liên hệ sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim là co thắt, đau bụng trên bên trái dưới xương sườn, áp lực hoặc chèn ép trong vùng ngực hoặc cánh tay, có thể lan đến hàm, lưng hoặc cổ.

Các triệu chứng đau tim phổ biến khác bao gồm:
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt đột ngột
  • Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau bụng


Người bệnh khi bị cơn đau tim cần phải được điều trị trong bệnh viện. Các lựa chọn điều trị thuốc và phẫu thuật bao gồm:

• Thuốc: Aspirin, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau, nitroglycerin, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitor), thuốc chẹn beta.

• Phẫu thuật: Phẫu thuật đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành (CABG).

2. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi máu đi đến tim không chứa đủ oxy, gây co thắt hoặc đau ở ngực, hàm, lưng, vai và cánh tay. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi và chóng mặt.


Đau thắt ngực là triệu chứng của các vấn đề về tim như bệnh tim mạch vành hoặc bệnh vi mạch vành. Bạn có thể cảm thấy cơn đau nằm ở vùng bụng trên do các vấn đề về tim thường gây đau ở ngực mà ngực gần khu vực bụng.

3. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm sưng màng quanh tim của bạn. Đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng trên bên trái.

Các triệu chứng viêm màng ngoài tim có thể bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Khó thở, ho
  • Tim đập nhanh
  • Ốm yếu, kiệt sức
  • Sưng bất thường ở bụng hoặc chân
  • Đau nhói ở giữa ngực hoặc đau bụng trên bên trái, nặng hơn khi hít thở

Phác đồ điều trị tùy thuộc vào loại bệnh, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bao gồm:
  • Dùng thuốc aspirin, corticosteroid và colchicine
  • Dùng thuốc kháng sinh (nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng)
  • Chọc dịch màng tim (Pericardiocentesis)
  • Phẫu thuật cắt màng ngoài tim

4. Táo bón

Táo bón gây đau bụng trên bên trái là tình trạng xảy ra khi bạn đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc khó đi vệ sinh. Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở trẻ em. Các lựa chọn điều trị táo bón có thể bao gồm:
  • Không nên nhịn hoặc lười đi đại tiện
  • Dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định
  • Thay đổi lối sống, thường xuyên tập thể dục
  • Phẫu thuật nếu người bệnh bị táo bón mãn tính
  • Tiêu thụ nhiều chất xơ trong thực phẩm và chất bổ sung

5. Ợ nóng

Chứng ợ nóng là tình trạng phổ biến gây ra cơn đau mức độ từ nhẹ đến nặng ở ngực, thường xảy ra sau khi ăn. Ợ nóng xảy ra khi axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu trong ngực. Điều này còn có thể khiến bạn cảm thấy nóng rát quanh cổ họng, phía sau xương ức hoặc đau bụng trên bên trái.

Bạn có thể kiểm soát chứng ợ nóng bằng cách:
  • Giảm cân
  • Bỏ hút thuốc
  • Giảm thức ăn béo
  • Tránh thức ăn cay hoặc axit

Nếu tình trạng ợ nóng xảy ra nhiều hơn và khó kiểm soát có thể cảnh báo bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường được gọi là trào ngược axit, là tình trạng xảy ra khi bạn bị ợ nóng hơn 2 lần mỗi tuần. Các triệu chứng của GERD có thể bao gồm:
  • Ho
  • Ợ chua
  • Khó nuốt
  • Đau ngực
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khàn tiếng


Các lựa chọn điều trị cho GERD khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gặp phải. Bạn cần có sự kết hợp của thay đổi lối sống và thuốc bao gồm:

• Thay đổi lối sống: Giảm cân, bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, kê cao đầu khi ngủ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nằm xuống trong vòng 3 giờ sau khi ăn.

• Dùng thuốc điều trị GERD: Thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), prokinetic (tăng co bóp thực quản).

Trong trường hợp nghiêm trọng, khi đã áp dụng các phương pháp điều trị mà vẫn không hiệu quả hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật.

7. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau bụng trên bên trái là tình trạng mãn tính với các triệu chứng đường ruột thường xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng ruột kích thích có thể bao gồm:
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Phân có chất nhầy màu trắng
  • Đau bụng trên bên trái hoặc chuột rút bụng, thường kèm tiêu chảy hoặc táo bón

8. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm xảy ra ở đường tiêu hóa. Các tình trạng phổ biến nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Các triệu chứng của IBD có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Phân có máu
  • Ăn không ngon
  • Kiệt sức, mệt mỏi
  • Giảm cân bất thường

Chuột rút bụng hoặc đau ở bụng trên bên trái

Các phương pháp điều trị bạn cần kết hợp bao gồm:

– Phẫu thuật khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng phương pháp điều trị thay thế như châm cứu.

– Thay đổi lối sống như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm căng thẳng.

– Dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau.

9. Sỏi thận

Sỏi thận gây đau bụng trên bên trái xảy ra khi chất thải tích tụ trong thận và dính lại với nhau. Tình trạng này xảy ra do cơ thể thiếu nước, không đủ nước đi qua để làm trôi đi chất thải. Các triệu chứng phổ biến của sỏi thận bao gồm:
  • Tiểu có máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Nôn, buồn nôn
  • Nhói ở bụng và lưng


Phương pháp chữa sỏi thận thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng và kích thước của sỏi thận. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

– Uống thuốc giảm đau

– Tăng lượng nước tiêu thụ

– Thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật nội soi bằng sóng xung kích, nội soi niệu quản hoặc cắt thận nội soi

10. Viêm tụy

Viêm tụy xảy ra khi tuyến tụy bị viêm. Có hai loại viêm tụy bao gồm cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng viêm tụy cấp và mãn có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Tăng nhịp tim
  • Nôn, buồn nôn
  • Giảm cân bất thường
  • Đau bụng lan xuống lưng
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn
  • Đau bụng trên bên trái hoặc bên phải

11. Phì đại lá lách

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phì đại lá lách là nhiễm trùng. Các vấn đề với gan, chẳng hạn như xơ gan và xơ nang, cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải bao gồm:
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau lưng bên trái
  • Đau lưng lan đến vai
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít
  • Nhiễm trùng thường xuyên và tái phát


Việc điều trị phì đại lá lách phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các phương pháp có thể bao gồm: nghỉ ngơi, phẫu thuật và dùng kháng sinh.

12. Viêm phổi


Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai phổi, có thể có nhiều nguyên nhân bao gồm nấm, vi khuẩn và virus. Những triệu chứng viêm phổi bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Ho có dịch nhầy

13. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng viêm màng quanh lá phổi bên trong thành ngực. Các triệu chứng của viêm màng phổi có thể bao gồm: ho, sốt, khó thở, đau ngực khi ho, hắt hơi.

Các lựa chọn điều trị dùng thuốc cho viêm màng phổi bao gồm:
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc giảm đau và giảm ho
  • Thuốc giãn phế quản, giảm dịch nhầy

14. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi gây đau bụng trên bên trái là tình trạng có thể xảy ra khi không khí lọt vào khoảng trống giữa phổi và thành ngực. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Da xanh xao
  • Tim đập nhanh
  • Tăng nhịp thở nông




Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

6 nguyên nhân chính gây đau bụng về đêm

Đau bụng về đêm tưởng chừng như là một tình trạng bình thường nhưng thực chất lại có thể trở thành dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày.

Việc phải thức dậy khi đang ngủ do cảm giác khó chịu ở bụng chắc chắn là điều mà chẳng ai muốn gặp phải. Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng về đêm khá phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn một vài vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân gây đau bụng về đêm


Các vấn đề về tiêu hóa được cho là nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng đau bụng về đêm, chúng bao gồm:

1. Trào ngược axit


Khi axit dạ dày đi vào ống dẫn thức ăn, cảm giác nóng rát sẽ xuất hiện. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng gây buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, đau họng… Một số yếu tố phổ biến nhất làm tăng nguy cơ trào ngược axit, gây đau bụng về đêm bao gồm:

  • Thừa cân
  • Uống quá nhiều rượu
  • Nằm xuống ngay sau khi vừa dùng bữa
  • Ăn no quá mức, đặc biệt là gần giờ lên giường đi ngủ
  • Ăn nhiều thực phẩm dễ gây khó tiêu như các món cay, béo, chiên xào hoặc ăn sô cô la và uống cà phê.

2. Loét ở dạ dày, ruột


Tình trạng loét dạ dày và ruột có thể gây ra cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn cũng như khi dạ dày trống rỗng và ban đêm thường là khoảng thời gian thích hợp cho tình trạng này xảy ra.

Một số tác nhân góp phần tạo điều kiện để cơn đau xuất hiện gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn H. pylori
  • Lạm dụng hoặc sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

3. Sỏi mật


Túi mật là một cơ quan nhỏ bên dưới gan có nhiệm vụ giải phóng mật, phục vụ cho quá tình tiêu hóa.

Khi dịch mật tích tụ đủ lâu, chúng sẽ hình thành nên các khối sỏi cứng. Cơn đau bụng về đêm sẽ xảy ra khi sỏi mật gây tắc nghẽn trong hệ thống ống của túi mật, gan hoặc tuyến tụy.

Bữa ăn nhiều chất béo thường làm cho các triệu chứng sỏi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh cơn đau bụng, bạn sẽ gặp phải một vài vấn đề khác như:

  • Sốt
  • Vàng da và mắt
  • Đi tiêu phân sáng màu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Kiệt sức nhưng không lý giải được nguyên nhân.

4. Hội chứng ruột kích thích


Một số người mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ phải chịu đựng cảm giác đau bụng về đêm bên cạnh những triệu chứng quen thuộc khác, chẳng hạn như đầy bụng, ợ hơi… sau khi ăn. Hội chứng tiêu hóa này khá phổ biến, nhất là ở những người dưới 50 tuổi.

5. Bệnh celiac (dị ứng gluten)


Dị ứng với gluten hay bệnh celiac nói về tình trạng cơ thể không thể dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen), nếu ăn những thực phẩm này, gluten sẽ gây viêm ở ruột non, từ đó dẫn đến đau bụng, khó chịu. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm tiêu chảy, đầy hơi, mệt mỏi cực độ.

Khoảng 1 trong số 100 người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh celiac.

6. Đau bụng kinh hoặc lạc nội mạc tử cung


Tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bị bong ra. Bên cạnh đó, nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô của niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức bên ngoài tử cung, từ đó gây đau bụng kéo dài.

7. Một số nguyên nhân khác


Mặc dù hiếm gặp, đau bụng dữ dội xảy ra đột ngột và không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm ruột thừa. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác khiến bạn bị đau bụng về đêm gồm:


  • Sỏi thận: Khi sỏi thận bắt đầu di chuyển vào niệu quản, bạn có thể bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng. Cơn đau đó có thể nhanh chóng lan đến vùng dạ dày và bụng về ban đêm.
  • Viêm dạ dày ruột: Nếu vô tình nhiễm virus truyền nhiễm gây bệnh này từ người khác, bạn có thể bị đau dạ dày khi đang ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Đầy hơi: Đầy hơi là một nguyên nhân rất phổ biến của đau dạ dày, đặc biệt là đau bụng về đêm khi quá trình tiêu hóa chậm lại.
  • Táo bón: Chất thải tích tụ trong đại tràng có thể gây căng trướng và tạo nên nhiều áp lực lên khu vực này, từ đó gây đau khắp vùng bụng.

Các mô bị kéo hoặc căng: Hành động nằm xuống có thể làm tăng áp lực hoặc thay đổi lưu lượng máu đến các mô đang bị tổn thương ở vùng bụng, làm tăng thêm đau đớn và khó chịu.

Các mẹo phổ biến để phòng ngừa và kiểm soát cơn đau dạ dày vào ban đêm bao gồm:


  • Kê cao gối một chút
  • Bổ sung men lợi khuẩn
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu
  • Tránh ăn gần giờ đi ngủ hoặc ăn quá nhiều
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuống kháng axit
  • Tránh ăn thực phẩm giàu hoặc béo, cà phê hoặc sô cô la vào ban đêm.a