Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa đầy bụng bằng tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa đầy bụng bằng tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái

Nếu biết sớm các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái, bạn sẽ ngăn ngừa được các tình trạng khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng đau bụng trên bên trái dưới xương sườn có thể do nhiều nguyên nhân từ một số cơ quan quan trọng nằm trong khu vực này bao gồm: tim, phổi, lá lách, thận, dạ dày, đại tràng và tuyến tụy. Một số tình trạng có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên các vấn đề khác có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau xuất hiện bất thường, dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn.

Bạn hãy cùng tìm hiểu 14 nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau bụng trên bên trái để biết cách ngăn ngừa và xử lý kịp thời nhé!

1. Cơn đau tim

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể bị cơn đau tim, bạn nên nhờ người thân hoặc liên hệ sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim là co thắt, đau bụng trên bên trái dưới xương sườn, áp lực hoặc chèn ép trong vùng ngực hoặc cánh tay, có thể lan đến hàm, lưng hoặc cổ.

Các triệu chứng đau tim phổ biến khác bao gồm:
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt đột ngột
  • Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau bụng


Người bệnh khi bị cơn đau tim cần phải được điều trị trong bệnh viện. Các lựa chọn điều trị thuốc và phẫu thuật bao gồm:

• Thuốc: Aspirin, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau, nitroglycerin, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitor), thuốc chẹn beta.

• Phẫu thuật: Phẫu thuật đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành (CABG).

2. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi máu đi đến tim không chứa đủ oxy, gây co thắt hoặc đau ở ngực, hàm, lưng, vai và cánh tay. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi và chóng mặt.


Đau thắt ngực là triệu chứng của các vấn đề về tim như bệnh tim mạch vành hoặc bệnh vi mạch vành. Bạn có thể cảm thấy cơn đau nằm ở vùng bụng trên do các vấn đề về tim thường gây đau ở ngực mà ngực gần khu vực bụng.

3. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm sưng màng quanh tim của bạn. Đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng trên bên trái.

Các triệu chứng viêm màng ngoài tim có thể bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Khó thở, ho
  • Tim đập nhanh
  • Ốm yếu, kiệt sức
  • Sưng bất thường ở bụng hoặc chân
  • Đau nhói ở giữa ngực hoặc đau bụng trên bên trái, nặng hơn khi hít thở

Phác đồ điều trị tùy thuộc vào loại bệnh, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bao gồm:
  • Dùng thuốc aspirin, corticosteroid và colchicine
  • Dùng thuốc kháng sinh (nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng)
  • Chọc dịch màng tim (Pericardiocentesis)
  • Phẫu thuật cắt màng ngoài tim

4. Táo bón

Táo bón gây đau bụng trên bên trái là tình trạng xảy ra khi bạn đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc khó đi vệ sinh. Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở trẻ em. Các lựa chọn điều trị táo bón có thể bao gồm:
  • Không nên nhịn hoặc lười đi đại tiện
  • Dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định
  • Thay đổi lối sống, thường xuyên tập thể dục
  • Phẫu thuật nếu người bệnh bị táo bón mãn tính
  • Tiêu thụ nhiều chất xơ trong thực phẩm và chất bổ sung

5. Ợ nóng

Chứng ợ nóng là tình trạng phổ biến gây ra cơn đau mức độ từ nhẹ đến nặng ở ngực, thường xảy ra sau khi ăn. Ợ nóng xảy ra khi axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu trong ngực. Điều này còn có thể khiến bạn cảm thấy nóng rát quanh cổ họng, phía sau xương ức hoặc đau bụng trên bên trái.

Bạn có thể kiểm soát chứng ợ nóng bằng cách:
  • Giảm cân
  • Bỏ hút thuốc
  • Giảm thức ăn béo
  • Tránh thức ăn cay hoặc axit

Nếu tình trạng ợ nóng xảy ra nhiều hơn và khó kiểm soát có thể cảnh báo bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường được gọi là trào ngược axit, là tình trạng xảy ra khi bạn bị ợ nóng hơn 2 lần mỗi tuần. Các triệu chứng của GERD có thể bao gồm:
  • Ho
  • Ợ chua
  • Khó nuốt
  • Đau ngực
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khàn tiếng


Các lựa chọn điều trị cho GERD khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gặp phải. Bạn cần có sự kết hợp của thay đổi lối sống và thuốc bao gồm:

• Thay đổi lối sống: Giảm cân, bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, kê cao đầu khi ngủ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nằm xuống trong vòng 3 giờ sau khi ăn.

• Dùng thuốc điều trị GERD: Thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), prokinetic (tăng co bóp thực quản).

Trong trường hợp nghiêm trọng, khi đã áp dụng các phương pháp điều trị mà vẫn không hiệu quả hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật.

7. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau bụng trên bên trái là tình trạng mãn tính với các triệu chứng đường ruột thường xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng ruột kích thích có thể bao gồm:
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Phân có chất nhầy màu trắng
  • Đau bụng trên bên trái hoặc chuột rút bụng, thường kèm tiêu chảy hoặc táo bón

8. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm xảy ra ở đường tiêu hóa. Các tình trạng phổ biến nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Các triệu chứng của IBD có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Phân có máu
  • Ăn không ngon
  • Kiệt sức, mệt mỏi
  • Giảm cân bất thường

Chuột rút bụng hoặc đau ở bụng trên bên trái

Các phương pháp điều trị bạn cần kết hợp bao gồm:

– Phẫu thuật khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng phương pháp điều trị thay thế như châm cứu.

– Thay đổi lối sống như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm căng thẳng.

– Dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau.

9. Sỏi thận

Sỏi thận gây đau bụng trên bên trái xảy ra khi chất thải tích tụ trong thận và dính lại với nhau. Tình trạng này xảy ra do cơ thể thiếu nước, không đủ nước đi qua để làm trôi đi chất thải. Các triệu chứng phổ biến của sỏi thận bao gồm:
  • Tiểu có máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Nôn, buồn nôn
  • Nhói ở bụng và lưng


Phương pháp chữa sỏi thận thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng và kích thước của sỏi thận. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

– Uống thuốc giảm đau

– Tăng lượng nước tiêu thụ

– Thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật nội soi bằng sóng xung kích, nội soi niệu quản hoặc cắt thận nội soi

10. Viêm tụy

Viêm tụy xảy ra khi tuyến tụy bị viêm. Có hai loại viêm tụy bao gồm cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng viêm tụy cấp và mãn có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Tăng nhịp tim
  • Nôn, buồn nôn
  • Giảm cân bất thường
  • Đau bụng lan xuống lưng
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn
  • Đau bụng trên bên trái hoặc bên phải

11. Phì đại lá lách

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phì đại lá lách là nhiễm trùng. Các vấn đề với gan, chẳng hạn như xơ gan và xơ nang, cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải bao gồm:
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau lưng bên trái
  • Đau lưng lan đến vai
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít
  • Nhiễm trùng thường xuyên và tái phát


Việc điều trị phì đại lá lách phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các phương pháp có thể bao gồm: nghỉ ngơi, phẫu thuật và dùng kháng sinh.

12. Viêm phổi


Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai phổi, có thể có nhiều nguyên nhân bao gồm nấm, vi khuẩn và virus. Những triệu chứng viêm phổi bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Ho có dịch nhầy

13. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng viêm màng quanh lá phổi bên trong thành ngực. Các triệu chứng của viêm màng phổi có thể bao gồm: ho, sốt, khó thở, đau ngực khi ho, hắt hơi.

Các lựa chọn điều trị dùng thuốc cho viêm màng phổi bao gồm:
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc giảm đau và giảm ho
  • Thuốc giãn phế quản, giảm dịch nhầy

14. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi gây đau bụng trên bên trái là tình trạng có thể xảy ra khi không khí lọt vào khoảng trống giữa phổi và thành ngực. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Da xanh xao
  • Tim đập nhanh
  • Tăng nhịp thở nông




Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Táo bón ở người cao tuổi, điều trị thế nào?

Theo điều tra, tình trạng táo bón ở người cao tuổi gấp đôi so với người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính do giảm áp lực bụng và kích thích nhu động ruột, đó là suy giảm chức năng ruột xuất phát từ lão hóa.

Khi có tuổi, táo bón sẽ làm giảm sự thèm ăn, dẫn đến cơ thể suy nhược. Táo bón mà dùng sức rặn, cũng có thể làm cho huyết áp tăng đột ngột, xảy ra hiện tượng nhồi máu não, do vậy cần loại bỏ táo bón nhanh chóng.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi bằng thực phẩm 

Uống nhiều sữa bò, canh, nước trái cây… tăng hấp thu phần nước. Chất xơ tuy dễ tiêu hóa, nhưng hấp thu không đều, dễ gây ra táo bón; rau chứa nhiều chất xơ gây kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết, nên ăn nhiều. Khi răng kém, không thể nhai nuốt rau, có thể xay thành nước trái cây để uống. 

Ngoài ra, các loại khoai, mật ong, dầu thực vật, bơ, sữa chua… cũng giúp loại bỏ táo bón.

Hàng ngày dùng một trái chuối giúp dự phòng táo bón: Đối với người đại tiện khó có thể ăn nhiều chuối. Chuối có tác dụng nhuận trường, làm mềm phân. Khi táo bón, giảm thèm ăn, có thể ăn ít, chia thành nhiều bữa, nhưng tốt nhất hàng ngày ăn 1 trái chuối.


Điều trị táo bón do yếu ruột - khoai lang: Người có nhu động ruột kém nên dùng thức ăn chứa nhiều xơ. Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây, dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả, nhưng với người dễ “sình bụng” không nên ăn nhiều, có thể ăn cả vỏ khoai lang. Không chỉ rễ củ, mà lá khoai lang cũng có hiệu quả đối với táo bón. Lá khoai lang non xào với dầu ăn, nêm ít muối và tiêu, hiệu quả không kém.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi bằng bài thuốc dân gian

Mật ong có hiệu quả đối với táo bón: Chất đường trong mật ong có thể làm mềm phân. Mật ong là thực phẩm giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa protid, vitamin, khoáng tố và trên chục loại acid amin, rất thích hợp cho người già suy nhược.

Điều trị táo bón ở người cao tuổi, dùng mật ong 55g thêm dầu mè 35g, cho vào trong chén, khuấy đều với nước đun thật sôi, mỗi sáng và tối dùng 1 lần, giúp đại tiện được thông thoáng.

Chất làm trơn tự nhiên - rượu lô hội: Lô hội (nha đam) tác dụng dược lý “ôn hòa”, ít tác dụng phụ, là thuốc làm mềm phân rất thích hợp cho người già. Lá lô hội xay ra nước cốt, ngày 2 ly, chia dùng 2 - 3 lần, điều trị táo bón hiệu quả. Rượu lô hội càng tốt, thích hợp cho người già và người có thói quen táo bón, có thể thêm canh hoặc nước pha loãng để dùng.

Cách chế rượu lô hội (khoảng 1,8 lít): Lô hội 1kg, mật ong 300g, rượu gạo 1,8 lít. Lô hội rửa sạch, để ráo nước.Gọt bỏ gai, cả vỏ cho vào máy xay sinh tố (khi cắt lô hội, nước sẽ chảy ra ngay, nên động tác phải nhanh).Mật ong và lô hội chứa trong keo, đổ vào rượu gạo, đặt để nửa tháng.Gạn lọc qua vải, bảo quản tại nơi râm mát 3 tháng.Ngày dùng 2 ly, chia 2 lần.

Lưu ý: Trước tiên mật ong lắng xuống dưới, nhưng sẽ tự hòa tan, không nên khuấy trộn. Rượu lô hội mang màu nâu nhạt.Lô hội có vị đắng đặc thù, sau khi để đông lạnh dễ uống hơn.

Những thức uống có hiệu quả với táo bón ở người cao tuổi

Sinh tố bó xôi - cà rốt: Bó xôi 100g, một củ cà rốt nhỏ cùng cho vào máy xay sinh tố. Đổ sinh tố này vào ly, thêm vào ít ly sữa bò thì dùng.

Sinh tố đào - sữa đậu nành: Đào 1 trái, bổ ra, bỏ hột. Sữa đậu nành 3/4 ly, nước cốt chanh 1/4 trái, mật ong 3 muỗng lớn và đào cho vào máy xay sinh tố.

Sinh tố sung - sữa bò: Sung 2 quả, gọt vỏ, thái lát vừa; sữa bò 3/4 ly, mật ong 2 muỗng nhỏ trộn đều. Tất cả cùng cho vào máy xay sinh tố; dùng uống từ từ trước bữa ăn sáng, sẽ có hiệu quả.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Vị trí đau bụng tiết lộ vấn đề tiêu hóa của bạn

Đau dữ dội ở vùng bụng trên có thể do viêm loét dạ dày; đau bụng dưới bên phải là triệu chứng viêm ruột thừa...


Đau bụng âm ỉ: Bạn đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc cảm thấy đầy hơi, có thể do bị đầy bụng ợ hơi. Nguyên nhân là ăn nhanh, nuốt nhanh, sử dụng đồ uống có ga, bia… Thực phẩm từ sữa và đậu cũng hình thành khí quá mức trong dạ dày.

Để ngăn chặn tình trạng khó chịu này, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm, đồ uống này và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.


Đau ở vùng dưới ngực hoặc vùng trên cùng của bụng do chứng ợ nóng (trào ngược axit) gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy nóng rát cổ họng và đôi khi cảm thấy mùi vị khó chịu xộc lên cổ họng.

Nguyên nhân: Nhiều loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng như đồ nhiều dầu mỡ và cay, rượu, hành sống hay đồ uống chứa caffein, thuốc lá...

Để hạn chế, bạn không ăn quá nhiều trong một bữa mà chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa ăn lớn hằng ngày. Ngoài ra, nên mặc quần áo rộng để tránh áp lực lên bụng và không sử dụng các chất kích thích có hại cho dạ dày.


Đau dữ dội ở vùng bụng trên: Viêm loét có thể là lý do khiến bạn bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày. Bệnh xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Nguyên nhân do thường xuyên dùng thuốc aspirin, các loại thuốc chống viêm. Hút thuốc, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và gây viêm loét.

Để ngăn ngừa viêm loét, bạn không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và không uống thuốc cùng với rượu. Hạn chế thuốc giảm đau và rửa tay trước mỗi bữa ăn. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học như các ngũ cốc nguyên hạt, trộn với trái cây hoặc rau quả, đặc biệt là bỏ thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.


Bụng đau nhói và đầy hơi: Nếu hệ tiêu hóa bỗng trở nên nhạy cảm, bạn có thể mắc hội chứng ruột kích thích dẫn đến hai khả năng: Hệ tiêu hóa hoạt động rất nhanh gây tiêu chảy, hoặc mọi thứ sẽ chậm lại và khiến bạn bị táo bón.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể xảy ra do sự gián đoạn trong giao tiếp giữa não bộ và hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, bạn kiểm soát loại thực phẩm và số lượng dung nạp thực phẩm mà hệ tiêu hóa nhạy cảm.


Viêm dạ dày - ruột do virus hay cúm dạ dày là một bệnh nhiễm trùng đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa. Nguyên nhân có thể do bạn sử dụng thực phẩm và nước uống không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Lưu ý: Vệ sinh, rửa tay trước khi ăn. Thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân riêng cho mọi người trong gia đình, kể cả bát, đũa, thìa, chén...


Không dung nạp lactose có thể dẫn đến đau dạ dày và đầy hơi, gây tiêu chảy, tăng khí hoặc táo bón… Một số triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp và loét miệng..

Nguyên nhân: Không dung nạp đường sữa là do sự thiếu hụt enzyme đường ruột, vốn giúp phân tách đường sữa thành 2 loại đường nhỏ hơn (glucose và galactose) để ruột có thể hấp thụ.

Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng không có đường, sữa, bổ sung vào bữa ăn bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ hay cá hồi…


Không dung nạp gluten có nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, gặp vấn đề về da, giảm cân không giải thích được và trầm cảm.

Nguyên nhân: Đây là phản ứng miễn dịch đối với một loại protein trong lúa mì và các ngũ cốc khác. Không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình. Bạn nên tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị có thể.


Sỏi mật: Khi bạn bị đau dữ dội ở bụng trên bên phải cần cẩn thận bởi không dễ để phát hiện sỏi mật trong cơ thể. Bạn chỉ thực sự nhận ra mình có sỏi mật khi bị viêm và sỏi mắc vào một trong những ống dẫn từ gan đến ruột non. Trong trường hợp này, các triệu chứng là đau dữ dội và đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.

Nguyên nhân: Một số yếu tố nguy cơ có thể kích hoạt hình thành sỏi mật như thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao, không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, di truyền, tiểu đường và uống thuốc có chứa estrogen, như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone.

Để ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật, bạn nên tuân theo một số quy tắc đơn giản như không bỏ bữa và kiểm soát cân nặng. Những người muốn giảm cân bằng cách ăn kiêng cần lưu ý vì cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.


Đau bụng dưới bên phải có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa cần điều trị ngay lập tức. Triệu chứng của viêm ruột thừa là đau nhói ở gần rốn hoặc bụng trên rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao...

Nguyên nhân: Viêm ruột thừa có thể là do tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị mở rộng (do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể) hoặc do ký sinh trùng tăng trưởng gây nhiễm trùng và làm tổn thương ruột thừa.

Bệnh ít gặp hơn ở những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả tươi.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Mẹo chữa đầy bụng sau tết

Những bữa cơm thịnh soạn trong những ngày Tết với nhiều món ăn ngon có thể khiến bạn rơi vào trạng thái no căng bụng, khó chịu tới mức thở không nổi. Vậy cách nào để không bị chướng bụng?

Ngoài ra, trong dịp Tết, người dân thường ăn uống không đúng bữa, ngồi nhà này một lúc, nhà kia một tí khiến khiến cơ thể bị rối loạn tiết dịch vị và khả năng tiêu hóa.

Càng cố gắng làm cho khối thức ăn trong bụng tiêu hóa thật nhanh thì cảm giác căng tức bụng càng tăng hơn. Thông thường thì vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa nhanh hơn, nhưng trong tình trạng quá no sẽ khiến ta không thể vận động nổi. Nhiều người đành chấp nhận chờ đợi hệ tiêu hóa làm việc một cách chậm chạp, và bỏ qua rất nhiều điều thú vị của năm mới.

Ngoài việc bị đầy bụng, khó chịu, ăn quá no khiến dạ dày bị căng, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết mà tích tụ lại, sản sinh ra chất độc hại, về lâu dài sẽ dễ dẫn đến các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường… Ăn nó và vận động ít còn khiến ta tăng cân một cách chóng mặt. Khi không thể cưỡng lại một bữa tiệc linh đình, bạn có thể áp dụng những tuyệt chiêu sau để không bị chướng bụng và làm dịu dạ dày nếu lỡ ăn quá no.

Gừng là vị thuốc tốt nhất để tăng cường tiêu hóa lúc ăn no. Ăn gừng tươi hoặc gừng khô sẽ điều chỉnh tình trạng co thắt cơ ở dạ dày và ruột giúp kích thích tiết dịch vị và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Vị thuốc thứ 2 giúp tăng cường tiêu hóa là tỏi.


Chỉ cần một nhánh tỏi giã nát, hòa chút nước ấm uống sau bữa ăn cũng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa. Vị thuốc thứ 3 là kết hợp cả gừng, tỏi, và một chút ớt giã nát, hòa nước nóng và chắt, uống. Ngoài ra, uống các loại men tiêu hóa bán ở hiệu thuốc cũng giúp rút ngắn thời gian ấm ách của bụng.

Nếu đã trót ăn no, sau bữa ăn không nên ăn hoa quả vì axit, đường và chất xơ trong hoa quả làm ta thêm no và tăng cảm giác chướng bụng. Nhiều người thường uống trà sau bữa ăn, nhưng chất tanin của trà sẽ khiến chất đạm bị kết tủa, vô cùng khó tiêu. Có chăng nên uống một chút café, vì café kích thích dạ dày tiết dịch tăng từ 10-15%, giúp tiêu hóa nhanh hơn.

Tuy nhiên, các biện pháp kể trên chỉ là cách “chữa cháy”. Cách tốt nhất, chúng ta phải học được mẹo ăn trong ngày Tết để tránh bị bội thực, hại sức khỏe, không bị chướng bụng. Trước tiên, vào bữa ăn, ta nên uống một chút khai vị và nên ăn một chút xíu tinh bột trước, nhai thật kỹ. Đây là mẹo rất hiệu quả trong bí quyết giảm thèm ăn. Lượng tinh bột này sẽ cung cấp lượng đường vừa đủ giúp giảm bớt cảm giác đói và không bị thèm ăn.

Nếu mâm cơm có nhiều món ngon, ta nếm từng món (chú ý mỗi món chỉ lấy một chút) và ăn thật chậm rãi để tận hưởng mùi vị của món ăn. Ăn chậm giúp dịch vị tiết ra nhiều hơn, thức ăn được nghiền nát tốt hơn và có thời gian để lượng đường ngấm vào máu và báo hiệu cho não là ta đã no.

Không nên uống nhiều bia hoặc nước ngọt trong bữa ăn, vì chúng làm loãng dịch vị, khiến ta bị đầy bụng. Khi đã lưng lửng bụng, chỉ cần ăn thêm một chút tinh bột và canh nữa là có thể kết thúc bữa ăn với cảm giác đủ no nhưng vẫn dễ chịu.

Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, trị đầy bụng
Nếu bữa trước ăn nhiều, bữa sau phải giảm, ăn những thứ loảng hơn. Ngoài ra, cần ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, rau xanh và chất xơ và hạn chế ăn quá muộn để tránh tăng cân.


Ngoài ra, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, trị đầy bụng. Cần lưu ý rằng, để giảm áp lực lên dạ dày, bạn nên tiến hành xoa bụng vào sáng khi ngủ dậy và buổi tối sau bữa ăn tầm 3 tiếng. Xoa bụng lúc này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến các nội tạng, đặc biệt tăng nhanh tuần hoàn máu ở gan giúp các chất thải nhanh chóng được “dọn dẹp”.

Phương pháp xoa bụng đúng cách là nằm ngửa trên giường, thả lỏng vùng bụng, đặt hai bàn tay lên trên bụng và bắt đầu xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc bên phải bụng. Xoa nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, mỗi lần 20 vòng rồi nghỉ một phút, thực hiện từ 2 đến 3 lần là được. 

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Đầy hơi, chướng bụng là biểu hiện của bệnh gì?

Đầy hơi, chướng bụng có thể chỉ là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn uống nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi; nếu nhanh hơn sẽ gây tiêu chảy.

Một người tiêu hóa bình thường sẽ đi đại tiện sau khi ăn mỗi 12 đến 24 giờ. Đầy hơi là cảm giác khó chịu, no bụng sau khi ăn. Chướng bụng là tình trạng bụng phình to, căng ra, thường đi kèm với đầy hơi.

Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng khi lượng khí trong đường tiêu hóa tăng lên bất thường. Biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng là ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo... Nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.

Đầy hơi, chướng bụng thường bắt nguồn từ những thói quen không tốt khi ăn uống như: ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga...) hoặc ăn không đúng cách: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi.

Đầy hơi, trướng bụng còn do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn; do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Đồng thời, chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu cũng có thể bắt gặp ở những bệnh nhân bị bệnh gan như viêm gan, sỏi trong gan, áp xe gan, xơ gan…; sỏi túi mật hay viêm, tắc đường dẫn mật.
Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng một số thuốc để điều trị bệnh suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, chữa bệnh trầm cảm... cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng.

Các chuyên gia cho biết, nếu đầy hơi, chướng bụng là nguyên nhân do ăn uống thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu đầy hơi, chướng bụng diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến suy kiệt thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày - tá tràng, viêm gan... Khi đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt.

Để hạn chế chứng đầy hơi, chướng bụng, việc đầu tiên là phải thay đổi thói quen ăn uống:

+ Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và nhiều chất xơ; các thức ăn chua, cay, bánh kẹo, đồ ngọt; các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

+ Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi, chướng bụng.

+ Ưu tiên thực phẩm chứa chất đạm và sản phẩm từ sữa chứa ít đường - béo.

+ Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, táo, dứa, lê, nho, đu đủ, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống, rau dền...

+ Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

+ Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện khi ăn; không ăn quá no; ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng.

+ Nên làm việc điều độ, dành 6 - 8 tiếng mỗi ngày để ngủ, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc… giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

+ Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp nhu động ruột hoạt động đều, tiêu hóa tốt.

+ Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axít, để tránh áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày.

Một số mẹo sau có thể hữu ích để đánh tan nhanh và hiệu quả triệu chứng đầy hơi, chướng bụng: ăn vài lát gừng tươi chấm muối; uống trà gừng nóng (uống từng ngụm nhỏ); uống nước chanh gừng (dùng 1 cốc nước ấm pha với một thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh và vài lát gừng); uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.

Ngoài ra, có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, lấy rốn làm trung tâm mát xa vòng bụng từ bẹn phải, lên sườn phải, sang sườn trái, xuống bẹn trái và có thể bôi ít dầu nóng khi mát xa. Dùng túi chườm ở vùng bụng hoặc có thể dùng khăn nóng để chườm.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều nguyên nhân, đa phần là do vệ sinh kém trong khâu ăn uống hoặc các vi khuẩn, vi rút lây lan xung quanh và các căn bệnh khác về tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản nhưng nếu không chữa trị dứt điểm sẽ dễ lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa


Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.



Rối loạn tiêu hóa bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau, mỗi vấn đề lại có những biểu hiện riêng. Nhìn chung, tình trạng này thường xuất hiện dấu hiệu như:

- Khó chịu ở vùng ngực;

- Ho khan;

- Chua miệng;

- Viêm họng;

- Gặp khó khăn khi nuốt;

- Chất thải khi đi đại tiện có màu sắc, mùi thay đổi;

- Tần suất đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường;

- Đau bụng;

- Tiêu chảy;

- Mệt mỏi;

- Chán ăn;

- Sụt cân;

- Chảy máu ở trực tràng, ...

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện, tùy thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như thực phẩm bạn ăn hoặc do sức khỏe của chính bạn.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa


Do bệnh lý

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện như một biến chứng tất yếu của các căn bệnh như:

- Ợ nóng;

- Viêm đường ruột;

- Kích thích ruột;

- Thoát vị cơ hoành;

- Hen suyễn;

- Tiểu đường;

- Đau dạ dày;

- Liệt dạ dày.

Do lối sống

- Béo phì;

- Hút thuốc lá;

- Mang thai.

Một số yếu tố khác có thể tăng khả năng mắc bệnh là:

- Độ tuổi dưới 45;

- Là phụ nữ;

- Tiền sử gia đình mắc bệnh về đường ruột;

- Có vấn đề về tâm thần;

- Sử dụng thuốc isotretinoin;

- Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium, ...).

Triệu chứng của căn bệnh này khá mơ hồ, nên chưa chắc bạn có thể “bắt bệnh” một cách chuẩn xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết sẽ tiết kiệm thời gian và an toàn hơn rất nhiều đấy.

Chẩn đoán

Một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán căn bệnh rối loạn tiêu hóa bao gồm:

- Xem xét tình trạng ợ nóng, hơi thở, máu, chất thải, ...;

- Đo lượng axit trung bình trong dạ dày;

- Chụp X-quang phần trên của hệ tiêu hóa;

- Nội soi;

- Kiểm tra thực quản;

- Soi hậu môn và đại tràng;
- Chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ ruột non và phần dưới của hệ tiêu hóa;

Điều trị rối loạn tiêu hóa


Rối loạn tiêu hóa không phụ thuộc nhiều vào điều trị tại bệnh viện, mà quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Đa phần sự can thiệp của bác sĩ chỉ có tác dụng giảm thiểu tối đa các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, thường gặp nhất là

- Sử dụng thuốc không kê toa, bao gồm:

+ Thuốc kháng axit;

+ Thuốc kháng thụ thể H2;

+ Thuốc ứng chế bơm;

+ Các loại thuốc hỗ trợ nhu động;

+ Thuốc kháng sinh, ...;

- Phẫu thuật.

Để điều trị được căn bệnh này, xây dựng một lối sống lành mạnh là điều cần thiết, chẳng hạn:

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Hạn chế mặc quần áo chật, bó sát;

- Không ăn các thực phẩm cay nóng, có ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh;

- Sau khi ăn nên ngồi nghỉ thay vì nằm xuống;

- Đầu nên được kê cao hơn thân trong khi ngủ;

- Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá hoàn toàn

- Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn;

- Ăn đúng giờ, đủ bữa;

- Uống nhiều nước và chất lỏng có lợi như nước ép, sinh tố, ...;

- Tập thể dục thường xuyên;

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?


Thực phẩm và cách ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này, và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn không đáng có ở hệ tiêu hóa.

- Nên ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai nghiền, ...;

- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ đến mức tối đa;

- Bổ sung thật nhiều rau củ quả vào thực đơn, bao gồm mùng tơi, rau lang, bí đỏ, khoai lang, chuối, bơ, ...;
- Nên ăn các món chế biến bằng phương pháp luộc, hấp để đảm bảo độ dinh dưỡng cũng như hạn chế dầu mỡ;

- Có thể chia ra nhiều bữa nhỏ để giảm thiểu việc quá tải;

- Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh.

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa


- Tuyệt đối không được bỏ bữa;

- Hạn chế uống nước chứa gas hoặc chứa caffein;

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin tự nhiên như rau xanh, hoa quả, ...;

- Hạn chế ăn những món có vị cay nồng, quá nóng;

- Vệ sinh tay và đồ dùng ăn uống thật sạch sẽ.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Cách xử lý đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Vào dịp nghỉ Tết, việc uống quá nhiều rượu, bia, ăn nhiều thức ăn thừa đạm, chất béo sẽ khiến không ít người bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy nặng, hay ngộ độc thực phẩm.

Cách đơn giản xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết


Dịp Tết, việc sử dụng các loại đồ ăn sẵn, chất lượng khó kiểm soát và việc bảo quản không đúng cách rất dễ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn gây ngộ độc khi ăn phải.

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

Hậu quả của ngộ độc thực phẩm thường gặp trong trường hợp nhẹ là bị mất nước, mệt mỏi; trường hợp nặng gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí tử vong.
Biểu hiện ngộ độc thực phẩm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. 

Dưới đây, BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chỉ ra nhiều cách để xử lý khi chẳng may bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết, bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. 
Bạn nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn. Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn.

Đồng thời, bạn nên loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn. Một điều cần lưu ý nữa là, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

6 thực phẩm ngày Tết khiến bé bị rối loạn tiêu hóa

Bánh kẹo, nước ngọt, mứt các loại, thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ là những thực phẩm kích thích vị giác của trẻ trong Tết này. Do đó, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Bánh kẹo ngọt, mứt Tết


Bánh kẹo chứa hàm lượng lớn các chất tạo màu, đường bột và phẩm màu không tốt cho tiêu hóa. Cộng thêm việc chế độ ăn và thời gian ăn của bé ngày Tết không được kiểm soát tốt như ngày thường cha mẹ bận bịu công việc. Từ đó dẫn đến bé bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đau bụng kéo dài sau 3 ngày Tết.

Nước ngọt có gas


Nước ngọt có gas là loại nước chứa nhiều đường hóa học, phẩm màu và gas nhất. Khi trẻ uống nhiều nước ngọt có gas sẽ khiến trẻ đầy bụng, chướng bụng. Cộng thêm các đồ ăn ngọt ngày Tết như bánh kẹo… sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra, thậm chí kéo dài.


Thực phẩm đông lạnh


Nhiều cha mẹ thường dự trữ thịt đông lạnh và mua các thực phẩm chế biến sẵn để ăn trong những ngày Tết vì sự tiện lợi. Thế nhưng, thực phẩm đông lạnh không còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, thậm chí chứa chất natri cao còn chuyển hóa thành các chất có hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ


Mâm cơm Tết bao giờ cũng có những món ăn chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ. Những món ăn này được trẻ 4-5 tuổi cực kỳ yêu thích. Các chất béo từ dầu mỡ chứa lượng lớn Carbohydrates, Protein. Những chất béo này khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày gây ra tình trạng khó tiêu.

Các loại thịt đỏ


Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, thịt lợn là những loại thịt đỏ được sử dụng nhiều trong dịp Tết ở Việt Nam chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong thịt đỏ chứa các sợi protein và sắt khó tiêu càng khiến tình trạng tiêu hóa của trẻ trầm trọng hơn.

Sữa các loại, đặc biệt là sữa công thức


Trong những ngày Tết, vì bận công việc có rất nhiều cha mẹ cho trẻ uống nhiều sữa để thay cơm, hoặc để bé uống sữa khi đói để chờ đến giờ cơm. Trong một số loại sữa động vật có chứa đường lactose và protein gây phản ứng với hệ miễn dịch của bé. Do đó trẻ rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, táo bón..


Bổ sung bào tử lợi khuẩn cho Tết trọn niềm vui


Trong ngày Tết, việc ăn phải những thực phẩm trên là không thể tránh khỏi và cha mẹ khó kiểm soát được. Vậy nên, để bé luôn có một chiếc bụng khỏe, cha mẹ nên tăng cường rau xanh và dự trữ men vi sinh bào tử lợi khuẩn như LiveSpo Preg-Mom để giúp bé luôn có một chiếc khỏe mạnh, đón Tết trọn niềm vui. Đừng để chiếc bụng khó tiêu, táo bón gây ảnh hưởng đến niềm vui của con trẻ Tết này.


Phòng ngừa táo bón cho trẻ khi ăn dặm

Điều chỉnh chế độ ăn dặm phù hợp, tăng vận động, tập đi bô… giúp bé hạn chế vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đi phân sống, không đi ngoài nhiều ngày.

Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa không cần hoạt động quá nhiều vì sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Nhưng khi trẻ chuyển sang ăn dặm, thức ăn dặm hoàn toàn lạ lẫm và cơ thể trẻ có thể sẽ không tiết đủ enzyme tiêu hóa chúng. Thức ăn mới đặc hơn sữa của mẹ nên bé rất dễ táo bón khi mới bắt đầu ăn dặm.

Phân trẻ sẽ khác so với lúc bú mẹ. Phân sẽ khuôn hơn, màu đậm và nặng mùi hơn lúc trước nhưng đó là hiện tượng bình thường. Trừ khi trẻ bị chướng bụng, không đi cầu được hoặc phải rặn đỏ mặt để đi cầu, cộng thêm hình thái phân khô rắn hoặc rắn đầu phân, phân nhỏ như phân dê... thì mới là dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị táo bón.

Nguyên nhân táo bón khi trẻ ăn dặm


Trong quá trình chế biến và tập cho con ăn dặm, có thể mẹ mắc phải những sai lầm khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là cách cho bé ăn dặm. Nhiều trường hợp khi mới ăn dặm, bé có vẻ thích ăn nên người lớn cho con ăn luôn ba đến bốn bữa một ngày.
Việc nếm thức ăn mới có thể bé thấy thích thú và muốn ăn nhiều nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được lượng thức ăn ngoài lớn như vậy. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ dẫn đến táo bón.

Mặc khác, nhiều mẹ cho rằng trẻ ăn dặm không cần bú mẹ nữa vì sữa mẹ không còn chất, hoặc mẹ cho bé bú ngay sau khi ăn dặm khiến bé no không muốn bú thêm sữa nữa. Tuy nhiên, kể cả khi bé ăn dặm rồi vẫn nên bú mẹ nhiều nhất có thể. Sữa mẹ không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng tốt nhất cho con mà còn chứa lượng nước dồi dào, chứa các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do đó, bú mẹ ít đi cũng làm bé dễ táo bón.


Một số mẹ không thấy con tăng cân, sợ con thiếu chất nên pha cùng lúc nhiều loại sữa, hoặc cho thêm sữa để có nhiều chất hơn. Quá tải chất dinh dưỡng làm bé không hấp thu hết, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng táo bón là không cho bé uống đủ nước khi bắt đầu ăn dặm. Nhiều mẹ quan niệm trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc uống nhiều sữa là đã đủ lượng nước, tuy nhiên quan niệm ấy là sai lầm. Mẹ cần cho trẻ uống thêm nước sau mỗi buổi ăn dặm để tránh bị thiếu nước dẫn đến táo bón.

Phòng tránh táo bón


Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn một đến hai thìa bột nấu với tỷ lệ một bột - mười nước và cho con ăn một bữa mỗi ngày. Mẹ có thể cho bé ăn thêm một thìa cà phê mỗi ngày các loại rau củ, trái cây xay nhuyễn như bí ngô, khoai lang, bông cải xanh, cà rốt, táo, lê, chuối, bơ, đu đủ...

Với sữa công thức, mẹ chú ý pha đúng tỷ lệ, không thêm không bớt nước, không pha nhiều loại sữa với nhau. Sau mỗi lần bú sữa công thức và ăn dặm mẹ cho bé uống thêm một thìa nước. Tổng lượng nước bé cần tùy theo cân nặng, 100ml/kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ, bé sáu tháng tám kg sẽ cần khoảng 800ml nước mỗi ngày bao gồm cả nước trong sữa, nước hoa quả, bột ăn dặm và lượng uống thêm. Dựa vào đó, mẹ cho bé uống thêm lượng nước thích hợp.


Tăng cường vận động làm tăng hoạt động của nhu động đường ruột sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn và tống phân dễ dàng hơn. Mẹ cho con bò thỏa thích, massage bụng và làm động tác đạp xe mỗi ngày, rất hữu ích cho việc đi tiêu. Tập cho bé ngồi bô vào giờ cố định sẽ hình thành cho bé thói quen đi ngoài mỗi ngày, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh thế nào?


Các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa được gọi chung bằng một từ là men tiêu hóa, thực chất được chia thành 2 loại là men tiêu hóa và men vi sinh, có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau.

Men vi sinh còn gọi là probiotic (một số loại probiotic phổ biến như: khuẩn bifidobacterium, khuẩn lactobacillus) - là chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi, được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Việc bổ sung men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Men vi sinh được chỉ định với các trường hợp loạn khuẩn ruột, biểu hiện ở chứng đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.


Men tiêu hóa là các loại men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha - amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltoza. Dạ dày bài tiết ra axit clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase. Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tụy tạng. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hóa chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hóa chỉ được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường khả năng tiêu hóa để giúp cơ thể hồi phục nhanh ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn, trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu...

Việc nhầm lẫn giữa 2 loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa trên hoặc cho trẻ dùng tùy tiện mà không biết mình đang cho con dùng loại gì, chỉ biết gọi chung là men tiêu hóa sẽ khiến tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, chị nên đưa con đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc dinh dưỡng để được tư vấn dùng thuốc cụ thể; tuyệt đối không cho con dùng thuốc theo mách bảo sẽ không phù hợp với cơ thể của trẻ nên dễ nảy sinh những bất lợi khó lường.


Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Chữa đầy bụng, khó tiêu, đau bụng như thế nào?

Đầy bụng, khó tiêu, đau bụng là triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng chán ăn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mách bạn một số mẹo hay chữa các chứng bệnh này ngay tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả nhé.

Đau đầu, bồn chồn, ợ chua, đầy bụng do uống nhiều bia rượu, ăn nhiều thức ăn thì bạn có thể chữa bằng cách lấy 500g củ cải trắng ép lấy nước uống. Bạn cũng có thể lấy 15g đường trắng pha với nước cùng 30ml giấm rồi cho vào nước đun sôi để nguội uống.

Đầy bụng, ợ chua do ăn nhiều bột mỳ thì bạn có thể chữa bằng cách lấy 30g mạch nha bỏ vào nước sắc uống trong vòng 1 ngày  chia làm ba lần là có thể khỏi hẳn.

Dạ dày tiêu hóa không tốt do ăn nhiều đồ mỡ thì bạn có thể chữa bằng cách uống nhiều nước. Như thế sẽ có tác dụng tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Khi bị đầy bụng, bạn hãy ăn mề gà, lớp màng cứng trong mề gà có tác dụng tiêu hóa thức ăn, bổ dưỡng dạ dày, chữa đầy bụng rất tốt.

Khi bạn cảm thấy đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ho do bị lạnh, bạn có thể đun vỏ quýt, lấy nước uống thay trà , hiệu quả cũng rất tốt.

Nếu bạn bị đau dạ dày mãn tính, bạn hãy lấy một ít rượu nếp, 100g hoàng liên tử, một ít đường đỏ ngâm thành rượu thuốc. Uống đều đặn hàng ngày thì bệnh dạ dày của bạn sẽ đỡ nhiều. Nếu bạn bị đau dạ dày do lạnh, bạn hãy lấy một kg muối hạt rang chín bọc vào hai chiếc túi vải rồi lần lượt chườm vào chỗ bị lạnh, một lúc sau bạn sẽ thấy đỡ đau.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Bảo vệ đường tiêu hóa ngày Tết bằng những việc sau đây

Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn đại tiện…đang là vấn đề đau đất nhất mỗi khi dịp tết đến xuân về. Nhũng thói quen ăn uống, sinh hoạt ngày tết đảo lộn cùng việc ăn uống không kiểm soát khiến cho hệ tiêu hóa luôn trong tình trạng ậm ạch, khó chịu. Cùng tham khảo bài viết sau đây để giúp gia đình ăn một cái tết trọn vẹn.


3 "KHÔNG" NGÀY TẾT 


- KHÔNG dự trữ đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh: Ngày Tết hầu hết các gia đình đều có thói quen dự trữ nhiều đồ ăn trong tủ lạnh trong thời gian dài. Cùng với đó là việc nấu quá nhiều đồ ăn trong 1 bữa nhưng không ăn hết, nấu đi nấu lại khiến đồ ăn bị biến chất và nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến gia đình bạn gặp rắc rối với các vấn đề tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên để đồ ăn trong tủ lạnh từ 1 - 2 ngày, không nên để quá lâu.

- KHÔNG bỏ bữa: Trong ngày Tết, các bữa ăn gần như không được duy trì đúng thời gian như ngày thường. Đến nhà ai chúc Tết cũng ăn uống, nhậu nhẹt vô tội vạ là lý do khiến hệ tiêu hóa phải "kêu cứu", phải hoạt động thất thường, không theo đồng hồ sinh học như hàng ngày.

- KHÔNG lạm dụng rượu bia: Những ly rượu, cốc bia là đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc liên quan, chúc tụng mỗi dịp Tết đến xuân về. Việc uống quá nhiều rượu bia tác động trực tiếp đến cơ quan tiêu hóa, kích thích sự co bóp của đại tràng gây nên các hiện tượng như đau bụng, đi ngoài liên tục, nôn ói…

3 việc cần làm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngày Tết


Lên thực đơn cho ngày Tết: Để vừa tiết kiệm, tránh lãng phí đồ ăn ngày Tết cũng như đảm bảo cho chất lượng thực phẩm, bạn nên lên thực đơn rõ ràng cho ngày Tết. Bạn có thể căn cứ vào lượng thực phẩm đã sử dụng cho các Tết trước đó để lên thực đơn. Việc này hạn chế được việc mua quá nhiều thức ăn rồi để hư hỏng hoặc dư thừa.
Không chỉ vậy, lên thực đơn cho ngày Tết còn giúp bạn cân đối giữa các nhóm thực phẩm sử dụng như thịt, cá, rau, củ, quả… đảm bảo đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình trong mỗi bữa ăn.

Duy trì nhịp độ sinh hoạt khoa học: Vào kỳ nghỉ Tết, mọi người thường có tâm lý nghỉ ngơi thoải mái, hoàn toàn lệch khỏi nhịp độ sinh hoạt thường ngày: Thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng bữa, dùng nhiều chất kích thích… gây mệt mỏi, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường ruột, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Do vậy, bạn cần duy trì nhịp độ sinh hoạt như thường ngày, hãy ăn đúng giờ, đúng bữa với lượng thực phẩm vừa phải để cơ thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho những ngày đầu năm mới.

Bổ sung men tiêu hóa menpeptine: Để điều trị kịp thời vấn đề rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra trong dịp Tết, bạn nên bổ sung men tiêu hóa định kì cho cả gia đình. Việc bổ sung men tiêu hóa không chỉ giúp tăng cường tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn mà còn hỗ trợ giảm đau bụng, tiêu chảy do dùng bia, rượu, sữa, tươi... ngày Tết.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Các thức uống giúp giải khát, giải nhiệt cho cơ thể

Ngày Tết cũng là mùa của các buổi tiệc tùng, hội họp. Trên bàn tiệc thường xuất hiện các món ăn nhiều đạm, dầu mỡ, ít rau xanh, dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Cùng với việc ăn uống thất thường, không đúng bữa và ít vận động, mọi người có cảm giác ì ạch, khó chịu, đầy bụng khó tiêu  và mất cảm giác ngon miệng. Các loại nước dưới đây giúp góp phần cải thiện tình trạng này.

Nước lọc


Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ hoạt động ruột khỏe mạnh. Nước có thể rửa sạch các chất độc tích tụ, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày, không uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc. Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.

Cam, chanh


Nước chanh, cam (các loại quả có múi) giàu vitamin C, giúp tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết... Bạn có thể chọn nước cam nguyên chất, nước chanh, nước ép bưởi... hạn chế dùng đường ngọt và uống đều đặn vài lần một tuần sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Các thức uống giúp giải nhiệt cơ thể


Nước cam, chanh giúp tăng cường sức khỏe cho ngày Tết.
Một đồ uống khác có thể giúp giải nhiệt hàng ngày là bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools. Sản phẩm có hương vị tươi mát từ chanh và các loại thảo mộc tự nhiên giúp hạ nhiệt cơ thể.

Sắn dây


Trong Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ... Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục.

Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn. Nên chọn mua bột sắn dây từ địa chỉ uy tín.

Rau má


Rau má ép lấy nước hoặc dùng làm rau xanh trong bữa ăn cũng có tính thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Khi bị nóng trong người gây táo bón hoặc rối loạn thân nhiệt, bạn có thể bổ sung loại rau này trong bữa ăn hàng ngày. Nên uống nước rau má ngay sau khi ép nên uống luôn để đảm bảo hương vị thơm ngon, dưỡng chất.

Trà xanh, nước vối


Trà xanh hoặc vối là nước uống phổ biến, có thể tự làm ở nhà hoặc uống tại các quán giải khát. Nước vối có tác dụng lợi tiểu và mát. Trà xanh giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm mát cũng như loại bỏ độc tố trên da. Ngày Tết cùng nhâm nhi tách trà và trò chuyện gặp mặt đầu năm cũng có ý nghĩa riêng.

Bạn cũng có thể sử dụng bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools để hỗ trợ giải nhiệt cơ thể, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Nước râu ngô


Nước râu ngô là thức uống rất tốt, giúp thanh nhiệt cơ thể, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp cùng lá dứa nấu nước uống hàng ngày. Loại nước này cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng khó chịu do nóng trong người. Tuy nhiên, bạn cần chọn râu ngô non và sạch, dùng dạng tươi để đảm bảo dưỡng chất và chỉ nên dùng trong một thời gian nhất định, tránh để quá lâu.