Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả với bộ đôi enzym tiêu hóa

Trẻ biếng ăn là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu không tìm cách chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.

Tuy nhiên, những sản phẩm mẹ đang cho con sử dụng có thực sự hiệu quả và được xem là “một sản phẩm trị biếng ăn chuyên biệt”? Để giải đáp những thắc mắc này, những tiêu chí cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ.

Sản phẩm chuyên trị biếng ăn cần đạt tiêu chí nào?


Do cơ thể trẻ là cơ thể không ngừng phát triển, chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng nên rất dễ bị ảnh hưởng nếu gặp phải các tác động tiêu cực. Trong khi đó, trẻ biếng ăn đa phần là do bị thiếu hụt vi chất, chức năng tiêu hóa kém và sức đề kháng bị suy giảm. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng, chậm phát triển trí tuệ, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc (EQ).

Vì thế, “sản phẩm điều trị biếng ăn chuyên biệt” cần phải có công thức tối ưu (phối hợp đủ các nhóm chất: Vi lượng, Enzym tiêu hóa, Vitamin, Chất xơ, Acid amin, Calci… nhằm bổ sung toàn diện cho cơ thể);

Đồng thời phải tạo ra 5 cơ chế giúp trẻ mau đói, thèm ăn và tăng cân hiệu quả, bao gồm:

Kích thích ăn ngon: Làm tốt nhất nhiệm vụ này phải kể đến bộ 4 thành phần: Nhóm vi chất (Kẽm - nguồn gốc thực vật); các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12); các acid amin (Lysin và Taurin và các enzym tiêu hóa: enzym Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulase,…). Do đó, trong các sản phẩm chuyên biệt, 4 thành phần này luôn được sử dụng đồng thời để trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn và ăn dễ dàng hơn.


Tăng cường chức năng tiêu hóa: Đây là chức năng rất cần thiết trong quá trình giúp bé ăn ngon bởi nếu tiêu hóa không tốt, trẻ sẽ đầy bụng, khó tiêu, không chịu ăn uống. Tuy nhiên, hiện phần lớn các sản phẩm đại trà trên thị trường lại mới chỉ tập trung “bổ sung một số vi chất cần thiết” mà không biết rằng để góp phần kích thích trẻ ăn ngon thực sự thì điều cần đặc biệt coi trọng là phải “tăng cường chức năng tiêu hóa”. Trong khi đó, ở các sản phẩm trị biếng ăn chuyên biệt, nhờ hiểu rất rõ cơ chế này nên song song với bổ sung vi chất, sản phẩm chuyên biệt còn cung cấp thêm Enzym tiêu hóa (Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase) và chất xơ (Inulin - FOS). Nhờ đó, chức năng tiêu hóa được tăng cường, nhanh chóng làm rỗng dạ dày, đồng thời hấp thu tốt các chất dinh dưỡng để trẻ mau đói và ăn ngon miệng.

Tăng khả năng miễn dịch:Ngoài kích thích trẻ ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, sản phẩm trị biếng ăn chuyên biệt còn có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do các thành phần Kẽm, Selen (nguồn gốc thực vật), Lysine, Calci, Vitamin C và Sữa non (Colostrum),…có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch cơ thể như: tăng cường chức năng các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B và đại thực bào,…), bổ sung kháng thể ((IgA, IgG, IgM, IgD, IgE ,…) nên sẽ giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhận gây bệnh, nhanh chóng phục hồi, đẩy lùi bệnh tật để trẻ khỏe mạnh, ăn uống, phát triển tốt.

Kích thích tăng trưởng tự nhiên ở trẻ: Để làm được điều này, Sữa non (Colostrum) là thành phần tốt và hiệu quả hơn cả. Nhờ giàu dinh dưỡng (năng lượng, Protein, Vitamin, khoáng chất, chất béo), chứa nhiều kháng thể (IgA, IgG, IgM, IgD, IgE, lacto, …) và các yếu tố tăng trưởng (PDGF, EGF, IGF1,…). Sữa non (Colostrum) có trong sản phẩm chuyên biệt sẽ kích thích trẻ tăng trưởng tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch, của cơ thể để bé tăng cân tốt và phát triển chiều cao tối đa.

Chống còi xương: Thực tế, phần lớn trẻ biếng ăn đều bị thiếu một hoặc thiếu đồng thời nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng, trong đó có Calci – thành phần chính tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể, tế bào và tạo nên phần cứng của cơ thể là xương và răng. Đây là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ trẻ em biếng ăn bị còi xương ở nước ta vẫn đang ở mức rất cao.

Do đó, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, sản phẩm trị biếng ăn chuyên biệt đã sử dụng 3 thành phần chính là Calci, Vitamin D3 và Vitamin K2 MK7. Vitamin D3 đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo xương: tăng hấp thu Calci ở ruột vào máu, tăng tái hấp thu Calci ở ống lượn gần (thuộc ống thận) và tham gia vào quá trình Calci hóa sụn tăng trưởng.
Sau khi được hấp thu vào máu, Calci sẽ gắn vào các Osteocalcin chưa hoạt động (loại Protein phi collagen do nguyên bào xương sản xuất). Lúc này, với vai trò là “chất xúc tác”, Vitamin K2 MK7 (vitamin duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên) sẽ kích hoạt Osteocalcin bất hoạt sang Osteocalcin dạng hoạt động giúp tăng vận chuyển Calci, gắn Calci vào xương và tăng cường vận chuyển Collagen vào trong xương, giúp xương chắc khỏe. Nhờ có sự phối hợp bộ 3 chất Calci, Vitamin D3 và Vitamin K2 MK7, sản phẩm chuyên biệt sẽ giúp trẻ vừa có hệ xương vững chắc lại vừa thúc đầy chiều cao tăng trưởng vượt trội.

Như vậy, với việc bổ sung vi chất cần thiết, giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng, tăng khả năng miễn dịch và cung cấp Enzym giúp trẻ dễ tiêu hóa, nhanh thèm ăn, hấp thu tối đa dưỡng chất, 5 cơ chế đặc hiệu của sản phẩm chuyên biệt, chuyên trị biếng ăn hoàn toàn có thể giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn, từ đó lớn khỏe và phát triển toàn diện.


Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Công dụng tuyệt vời của quả xoài đối với sức khỏe

Ăn xoài có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng chúng cũng có tác dụng phụ không mong muốn ai cũng phải biết.


Cung cấp vitamin


Trong 1 quả xoài nhỏ có chứa tới 67% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể và rất nhiều các vitamin khác như A,K E. Điều này mang lại các tác dụng chính:
Tăng cường hệ miễn dịch: Với người có hệ miễn dịch yếu, hay ốm vặt hay nhiễm khuẩn, vi rút thì cần bổ sung nhiều vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra trong xoài chứa lượng lớn vitamin C giúp cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật.

Lợi ích đối với da và tóc


Vitamin A, C là dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình tạo ra collagen, một loại protein trong cơ thể hình thành lên da và tóc. Ngoài ra, vitamin A khuyến khích sự phát triển sản xuất bã nhờn - một chất lỏng giúp giữ ẩm cho da đầu giữ cho tóc khỏe mạnh.
Hỗ trợ sức khỏe mắt: Xoài sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu vitamin A gây ảnh hưởng tới mắt như chứng khô mắt và mù đêm. Việc bổ sung vitamin A,  lutein, zeaxanthin có tác dụng giúp mắt khỏe mạnh hơn.


Kích thích tình dục


Vitamin E giúp tăng cường sinh lực ở nam giới,  điều chỉnh các hormon giới tính và làm tăng ham muốn tình dục.

Cung cấp khoáng chất cần thiết


Trong xoài chứa rất nhiều các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mỗi loại khoáng chất có những lợi ích khác nhau.

Bảo vệ mạch máu, hạ huyết áp: Trong xoài có chứa nhiều các khoáng chất quan trọng với cơ thể như magie, kali giúp duy trì mạch máu khỏe mạnh, ổn định huyết áp.

Bảo vệ tim: Dưỡng chất mangiferin trong xoài có thể bảo vệ các tế bào tim chống lại chứng viêm, lão hóa, và kích thích sản xuất thay thế các tế bào chết.

Giảm cholesterol trong máu: Xoài chứa lượng pectin cao, một chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu một cách tự nhiên.

Cung cấp chất xơ, enzym tiêu hóa


Trong xoài có chứa 1 lượng chất xơ khá lớn giúp chống lại các chứng táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra còn chứa enzyme tiêu hóa được gọi là enzyme  amylase có tác dụng phá vỡ các phần tử trong thực phẩm để dạ dày có thể dễ dàng hấp thụ.

Chất oxy hóa


Trong xoài có chứa polyphenol  - hợp chất thực vật có chức năng chống oxy hóa, các chất này sẽ tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, nguyên nhân gây ra các bệnh tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh khác.

Chống ung thư


Polyphenol có nhiều trong xoài có đặc tính chống ung thư rất tốt, Polyphenol bảo vệ và chống lại chứng lão hóa, có liên quan đến nhiều bệnh ung thư như phổi, tuyến tiền liệt, vú và xương…


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Mẹo chữa đầy bụng tại nhà hiệu quả

Đầy bụng khó tiêu xảy ra thường là do chế độ ăn uống. Vì vậy, chỉ cần chữa trị bằng chế dộ dinh dưỡng hợp lí sẽ giảm giúp điều trị bệnh hiệu quả. Một số mẹo chữa đầy bụng tại nhà đơn giản dễ dàng được các Chuyên gia khuyên dùng.

Nguyên nhân khiến đầy bụng


Bên cạnh thức ăn, nước uống, chúng ta còn đưa cả không khí vào đường tiêu hóa khi nuốt, đặc biệt là khi nhai kẹo cao su, uống các loại nước có ga hay ăn quá nhanh. Nếu không đưa lượng khí này ra bên ngoài kịp thời bằng cách ợ hoặc “xả hơi”, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển xuống đường ruột của bạn, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đầy hơi.


Một nguyên nhân khác khiến con người bị đầy hơi xuất phát từ hệ vi sinh nằm trong ruột già. Cần biết rằng, ruột già là nơi các loại Carbonhydrate như: đường, tinh bột hay chất xơ được phân giải. Đây cũng chính là nơi trú ngụ của các loại vi sinh vật – cả tốt lẫn xấu - như vi khuẩn và nấm men. Trong khi vi sinh tốt đóng vai trò thực hiện việc phân giải carbonhydrate thông qua quá trình lên men, thì vi sinh xấu lại là nguyên nhân gây đầy hơi.

Nếu thường xuyên bị đầy hơi, trước hết bạn cần kiểm tra lại xem mình đã ăn gì. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này như: nhiễm trùng đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh hay thậm chí là stress…


Một số mẹo chữa đầy bụng 


Dưới đây là một số mẹo chữa đầy bụng hiệu quả như sau:

Cách dễ nhất để giải quyết chứng đầy hơi chính là tránh ăn những loại thức ăn có thể gây phát sinh thêm khí trong dạ dày, có thể kể ra một vài “thủ phạm” như:

- Các loại rau như bông cải xanh, bắp cải, hành; trái cây như táo và lê.

- Các loại hạt chưa qua xử lý (như gạo lứt) và hầu hết các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và kem đều thuộc vào dạng khó tiêu. Vì vậy, chúng cũng là nguyên nhân phát sinh khí trong bụng.


Ngoài ra, cũng cần nhớ lại xem loại thức ăn gì mà mình đã nạp vào cơ thể hôm trước khi có triệu chứng đầy hơi để phòng tránh.
Nhai kỹ, uống chậm sẽ giúp bạn giảm một lượng khí đáng kể được đưa vào cơ thể từ bên ngoài. Do đó, hãy dành nhiều thời gian hơn cho bữa ăn, loại bỏ bớt các yếu tố gây phân tâm như TV, điện thoại và chú tâm vào việc nhai thật kỹ thức ăn trong miệng mình trước khi nuốt. Ngoài ra, việc ngậm miệng lại lúc nhai cũng là cách để ngăn không khí thâm nhập vào.

Các loại thực phẩm, đồ uống dành cho người ăn kiêng thường sẽ thay thế đường bằng các chất làm ngọt tự nhiên như: sorbitol hay aspartame. Những hóa chất này có thể khiến bạn bị đầy hơi, bởi ruột của con người không thể tiêu hóa được chúng.

Không ít loại thảo mộc đã được chứng minh về khả năng giải quyết tình trạng đầy hơi, trong đó hiệu quả và dễ kiếm nhất chính là bạc hà và hoa cúc. Đối với những người bận rộn thì việc sử dụng các loại trà có nguồn gốc từ hai loại thảo mộc này sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

Thực phẩm chữa đầy bụng hiệu quả

Đầy bụng khó tiêu là tình trạng thường gặp ở những người ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thường xuyên sử dụng rượu bia…Thực phẩm chữa đầy bụng được các Chuyên gia khuyên dùng dưới đây:

Cần tây


Cần tây là một loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, nó giảm bớt lượng nước trữ trong cơ thể. Khi lượng nước giảm đi, chứng đầy bụng cũng sẽ thuyên giảm.

Gừng


Gừng không chỉ là một loại gia vị mà nó còn là bài thuốc chữa chứng đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, tính nóng của gừn còn có khả năng đốt cháy chất béo, tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể từ đó sản sinh ra năng lượng, không làm cơ thể tích trữ mỡ thừa.

Khi cảm thấy đầy bụng, khó tiêu bạn có thể pha trà gừng ấm và uống từng ngụm nhỏ.
Ngoài ra, uống nước chanh pha cùng vài lát gừng và mật ong cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, gây khó chịu.

Dứa


Dứa có chứa enzym bromelin - có chức năg phá vỡ các protein trong thực phẩm. Do đó, loại quả này có thể giúp loại bỏ tình trạng đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.

Chuối

Chuối chứa lượng kali dồi dào giúp cơ thể giải phóng nước khỏi tế bào, làm giảm hiện tượng đầy hơi ở bụng.


Dưa hấu


Thành phần chủ yếu của dưa hấu là nước. Loại quả này được coi là thuốc lợi tiểu tự nhiên. Khi ăn hoa quả chứa hàm lượng nước lớn sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình đảo thải nước ra khỏi cơ thể. Vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể lại vừa rút hết nước dư thừa gây đầy hơi trong dạ dày của bạn.

Sữa chua


Sữa chua chứa nhiều probiotic  làm tăng vi khuẩn có lợi trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.

Trà bạc hà


Trà bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp thức ăn trong dạ dày được xử lý nhanh chóng hơn. Khi có cảm giác đầy hơi, bạn có thể uống một ly trà bạc hà ấm để khắc phục tình trạng khó chịu.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Bí kíp giữ đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh sau mỗi cuộc nhậu


Những chầu nhậu & karaoke quên giờ về không chỉ khiến các anh chồng bị vợ "giận tím người" mà chính các anh cũng cảm thấy khó chịu bởi cảm giác khó tiêu sau đó.


Bí kíp giữ đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh sau mỗi cuộc nhậu


Menpeptine là một sản phẩm của công ty TNHH Mediphar USA. Thật chất, đây là một dạng men hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn cho người dùng. Giúp việc phân rã và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn trong cơ thể được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Với thành phần chính gồm: Papain, Alpha-Amylase,…. cùng một số phụ liệu quan trọng khác. Những hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, nên Menpeptine có công dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu…


Menpeptine là gì?


Phần lớn người tiêu dùng tin cậy, chọn lựa Menpeptine chính là bởi sản phẩm này đến từ một thương hiệu uy tín trên thị trường. Hơn nữa, nhà máy sản xuất Menpeptine – Nhà máy của Mediphar USA, còn là một trong số ít nhà máy chuyên sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe được công nhận đạt chuẩn GMP – WHO (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt)

Công dụng của men hỗ trợ rối loạn hệ tiêu hóa Menpeptine?

Vậy, công dụng thật sự của Menpeptine là gì? Sau đây sẽ là những giải đáp chính xác nhất từ các chuyên gia y tế của nhà sản xuất Mediphar USA:

– Menpeptine là men hỗ trợ rối loạn tại hệ tiêu hóa giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tại hệ tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn.

– Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu ở những trường hợp có hệ tiêu hóa kém.

– Giúp cải thiện sức tình trạng  tỳ vị yếu kém cho người dùng.

– Kích thích người dùng ăn ngon miệng hơn, cải thiện chứng biếng ăn, chán ăn một cách hiệu quả.


Các loại Menpeptine hiện có


Hiện Menpeptine được sản xuất dưới 2 dạng chính gồm viên nang và siro. Tùy vào nhu cầu cũng như đối tượng sử dụng mà người ta sẽ chọn dạng bào chế phù hợp.

– Dạng viên nang: phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 5 tuổi gặp các rối loạn tại hệ tiêu hóa hay người chán ăn, ăn uống không ngon miệng.


– Dạng siro: Ở dạng này thì Menpeptine được chiết xuất thành 3 loại gồm siro chai (loại 60 ml & 90 ml) và dạng siro gói nhỏ 5ml tiện dụng.

Nếu siro chai có thể thoải mái chiết liều cho trẻ nhỏ thì siro dạng gói nhỏ 5ml lại rất tiện dụng đối với những cá nhân phải thường xuyên di chuyển như đi làm, đi du lịch, đi công tác… Người dùng có thể uống trực tiếp mà không cần phải pha với nước ấm hay thức ăn. Nên rất nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.




Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Ngăn chặn bệnh đường tiêu hóa bằng 7 cách sau

Chế độ ăn nhiều chất béo, chất phụ gia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên nên thực hiện 7 cách sau để ngăn chặn các bệnh đường tiêu hóa.

1. Ăn chậm nhai kỹ


Nước bọt được tạo ra khi nhai thức ăn có chứa enzyme amylase, giúp chuyển hóa thức ăn trong khi nhai. Khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền thành các miếng nhỏ giúp quá trình tiêu hóa bên trong dạ dày tiêu tốn ít năng lượng và enzyme hơn, dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

2. Sử dụng thêm thực phẩm lên men


Thực phẩm lên men chứa vi khuẩn có lợi, giúp ngăn ngừa viêm đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Nên thêm thực phẩm có men vi sinh tự nhiên như kim chi, sữa chua, dưa muối, các loại rau củ quả muối vào bữa ăn, theo Patricia Bannan.

Ngoài ra, prebiotic là một loại chất xơ nuôi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Chế độ ăn nhiều chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột. Prebiotic có nhiều trong trái cây, rau và ngũ cốc.


3. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ


Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ loét dạ dày, trào ngược, trĩ, viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích.

Chất xơ không hòa tan góp vào thành phần của chất thải, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.


Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, hạt, các loại đậu và ngũ cốc còn nguyên lớp cám.

4. Thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn


Chất béo cần thiết cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng thích hợp.
Không như chất béo chuyển hóa, axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ viêm loét đại tràng, theo Health Line.

A xít béo omega-3 có nhiều trong hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và các loại cá béo.

5. Uống nhiều nước


Uống không đủ nước, chất xơ không thể thực hiện công việc của mình. Nước và chất xơ phối hợp với nhau để vận chuyển thức ăn xuyên suốt qua đường tiêu hóa. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, theo Patricia Bannan.

6. Kiểm soát căng thẳng


Căng thẳng tạo ra hoóc môn cortisol, có thể dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, hấp thu kém, khó tiêu, kích ứng và viêm đường ruột.
Thở sâu hoặc ở bên người vui vẻ, tích cực có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa. Thiền và tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng.

7. Vận động


Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tiêu hóa. Đi dạo sau bữa ăn có thể giúp ruột vận chuyển thức ăn tốt hơn.
Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục vừa phải, như đạp xe và chạy bộ, làm tăng thời gian vận chuyển đường ruột lên gần 30%.
Nghiên cứu cũng cho thấy 30 phút đi bộ mỗi ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Một số thuốc dùng cho trẻ bị đầy hơi khó tiêu

Chứng đầy hơi, khó tiêu là một biểu hiện rối loạn tiêu hóa rất thường gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi do hệ tiêu hóa còn non yếu.

Chứng đầy hơi, khó tiêu là một biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa rất thường gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Khắc phục chứng bệnh này, ngoài việc chú ý chế độ ăn uống phù hợp lứa tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kích thích tiêu hóa để trẻ bớt khó chịu, bỏ ăn hay nôn trớ.

Chế độ ăn phù hợp lứa tuổi


Khi bị đầy hơi, khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn, bụng trướng hơi hoặc có thể đi ngoài phân lỏng, phân sệt… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ như sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi (cho trẻ ăn dặm sớm, ăn cơm sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa); do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu; do được cho ăn quá nhiều trong một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau khiến thức ăn chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đầy hơi do một số nguyên nhân khác như: trẻ bị trào ngược dạ dày - thực quản, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, lồng ruột, tắc ruột, không dung nạp đường lactose và tinh bột… Khắc phục tình trạng này, trước hết, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ những thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa ở từng độ tuổi, phân chia lượng thức ăn và thời gian giữa các bữa ăn phù hợp.

Một số thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu


Nếu điều chỉnh bằng chế độ ăn không có kết quả, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chống axit, chống đầy hơi: Có thể sử dụng các thuốc chứa aluminium phosphate (phosphalugel), aluminium hydroxyde và magnésium hydroxyde (maalox plus), Simethicone và guaiazulene (pepsane)...  Các thuốc này có tác dụng trị chứng đầy bụng trướng hơi. Thuốc được sử dụng sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.


Men tiêu hóa: Thực chất men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa nhưng trong trường hợp trẻ bị đầy ctrướng bụng thì có thể bổ sung thêm để hỗ trợ tiêu hóa nhưng không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây phụ thuộc men tiêu hóa. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol) giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, loại thuốc này có thể pha vào sữa, thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ. Đối với trẻ trên một tuổi nên uống sau bữa ăn.

Dung dịch bù nước oresol: Trường hợp trẻ bị tiêu chảy có thể bù lượng nước đã mất bằng oresol. Oresol có tác dụng tăng cường hấp thu natri và nước ở lòng ruột, bù kali đã bị mất do đi ngoài (đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ, vì trẻ mất kali trong phân cao hơn người lớn). Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Cần lưu ý đến hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Mỗi gói oresol sau khi pha chỉ được dùng trong 24 giờ. Ngoài ra có thể dùng hydrite dạng viên nén thay cho oresol.

Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): Loại thuốc này chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc dạng bơm vào hậu môn hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc nhuận tràng như osmoglyn, babylax, microclismi.

Phòng ngừa trẻ bị đầy hơi, khó tiêu do nhiễm ký sinh trùng bằng cách cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Các thuốc được dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim… Có thể sử dụng một vài loại thuốc thông dụng hiện nay: mebendazole, albendazole...

Một số lưu ý khi dùng thuốc


Các thuốc trên cần để ở trong tủ thuốc, tránh xa tầm với trẻ em và để ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều ánh sáng, ẩm, nóng. Chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ vài ngày, nếu triệu chứng không đỡ hoặc kéo dài thì cần đi khám tại các cơ sở y tế.


Khi mua thuốc, cha mẹ nên nhờ tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng. Nên để thuốc và bảng hướng dẫn sử dụng thuốc trong bao bì và có dán nhãn ngoài ghi rõ tên thuốc. Với những loại thuốc do bác sĩ kê đơn dành cho người trong gia đình đang sử dụng cũng nên để riêng một gói và dán nhãn bao bì. Cha mẹ cũng có thể làm một số biện pháp khác để chữa đầy bụng, khó tiêu cho trẻ như: giúp trẻ trung tiện bằng phương pháp đạp xe đạp, xoa bụng trẻ, chườm nóng vùng bụng…

Rối loạn tiêu hóa nên chọn lợi khuẩn hay enzym tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy… Với các trường hợp như vậy nên chọn lợi khuẩn hay enzym tiêu hóa? 

Tuy có chung một công dụng, nhưng về bản chất và cơ chế tác dụng của ba loại lợi khuẩn, nấm men và enzyme tiêu hóa lại khác biệt nhau. Do đó, nếu không hiểu rõ, nhiều lúc chúng ta sẽ dùng không hợp lý, không hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa như mong muốn.


Lợi khuẩn (probiotics)


Hệ khuẩn chí đường ruột có hai nhóm vi khuẩn: nhóm vi khuẩn có hại: gây bệnh, tổn thương cho con người và nhóm vi khuẩn có lợi cho cơ thể: chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và tạo ra những yếu tố có ích lợi cho cơ thể con người.

Lợi khuẩn, probiotics, là những vi khuẩn có lợi, thân thiện với cơ thể và có thể dùng để chữa bệnh, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt những rối loạn tiêu hóa của trẻ. Hai nhóm lợi khuẩn hay được sử dụng là nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium.

Các lợi khuẩn sẽ giúp cơ thể: (1) giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn và cạnh tranh bám dính vào thành ruột cũng như chất dinh dưỡng; (2) tác động trên mô biểu bì ruột qua tăng cường liên kết giữa những tế bào biểu mô, giảm chất bài tiết do vi khuẩn tạo ra, các phân tử phòng vệ như chất nhầy; (3) tăng cường hệ miễn dịch: giảm phản ứng viêm, dị ứng, tạo đáp ứng miễn dịch, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

Cần dùng thêm lợi khuẩn trong các tình huống sau: (1) Bệnh đường tiêu hóa như lỵ, tiêu chảy,viêm ruột…; (2) sau khi dùng kháng sinh, đặc biệt kháng sinh đường uống, phổ rộng. Kháng sinh rất “vô tư”, sẽ tiêu diệt tất cả loại vi khuẩn không phân biệt màu da hay chính kiến.luôn cả nhóm vi khuẩn có lợi,do đó chúng ta phải dùng lợi khuẩn để bổ sung lại hệ khuẩn chí đường ruột.


Enzyme tiêu hóa


Enzym là những chất xúc tác sinh học (biocatalizer), giúp cho những phản ứng chuyển hóa sinh học được nhanh mạnh hơn, nhưng bản thân enzyme không tham gia vào phản ứng. Trong cơ thể các enzyme được tổng hợp trong các tuyến ngoại tiết rồi được chế tiết vào cơ quan của ống tiêu hóa như miệng, dạ dày, ruột để tiêu hóa các loại chất bột đường, đạm và chất béo trong thức ăn. Sau khi được các enzyme thủy phân các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu vào máu đưa đi nuôi dưỡng cơ thể.

Thiếu enzyme sự tiêu hóa thức ăn bị rối loạn dẫn đến rối loạn hấp thu. Thức ăn không được tiêu hóa, hấp thu bị khuẩn ruột làm cho lên men, gây tiêu chảy phân sống, còn gọi là hội chứng kém hấp thu. Do đó, enzym tiêu hóa được sử dụng khi cơ thể bị thiếu hụt, như khi bị các bệnh đường tiêu hóa như bệnh gan, dạ dày, tụy tạng, ruột.

Hiện nay, rất nhiều chế phẩm enzyme tiêu hóa trên thi trường chứa các enzyme amylase, pepsin, protease, lipase, pancrease…Tùy chứng bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn chọn loại thích hợp

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Làm thế nào để cải thiện rối loạn tiêu hóa chức năng của trẻ?


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa chức năng có nguy cơ mắc các bệnh chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nguyên nhân thường là do thiếu enzym amylase khiến thức ăn tiêu hóa không được.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ


- Chế độ ăn của trẻ không hợp lý, chế độ ăn thiên lệch, cách chế biến không đúng với lứa tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ quá tải không thể tiêu hóa được thức ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.

- Do các vấn đề về vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, môi trường sống không đảm bảo sẽ dẫn tới trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và làm suy giảm chức năng tiêu hóa của trẻ.


- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên các enzym nội sinh do đường tiêu hóa tiết ra chưa ổn định làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.

- Ở những trẻ có hệ miễn dịch kém khiến trẻ hay bị ốm phải dùng kháng sinh dài ngày dẫn tới loạn khuẩn đường ruột và hiện tượng một số trẻ thiếu enzym lactase nên không dung nạp được lactose

Cải thiện và tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ mẹ cần làm gì?


Cho trẻ một chế độ ăn vệ sinh, hợp lý và khoa học

Trẻ cần được chăm sóc với chế độ ăn đảm bảo vệ sinh: ăn chín, uống sôi để tránh nhiễm khuẩn và đầy đủ, cân đối giữa các nhóm chất: glucid, protein, lipid, nhóm vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, các nhóm chất dinh dưỡng cũng phải cân đối với chất xơ để đảm bảo chức năng đường tiêu hóa cho trẻ.

Thêm nữa, mẹ cần chú trọng vào độ thô của thức ăn, chế biến phù hợp theo độ tuổi và tình trạng chức năng của hệ tiêu hóa của trẻ để giúp trẻ dễ dàng hấp thu tối đa các dưỡng chất.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống

Trẻ cần được giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa, vệ sinh răng miệng, tay chân và thân thể hàng ngày; môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Từ đó giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ.

Đối với trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh dài ngày hoặc nhiễm khuẩn đường ruột qua đường miệng, điều cần thiết là phải cải thiện hệ vi sinh đường ruột cho trẻ bằng cách bổ sung trực tiếp lợi khuẩn cho bé.

Một cách khác mang tính lâu bền hơn là mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn kết hợp với bổ sung chất xơ hòa tan - Fluto Oligo Saccharid (FOS) và Inulin - là môi trường để các lợi khuẩn sinh sôi phát triển, số lượng lợi khuẩn tăng lên sẽ lấn át được các vi khuẩn có hại, từ đó nâng cao miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trường hợp trẻ có hệ tiêu hóa kém do enzym tiêu hóa nội sinh tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn, thì mẹ cần phải bổ sung enzym tiêu hóa từ bên ngoài bằng việc chọn sản phẩm có đầy đủ các loại enzym tiêu hóa, để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng các nhóm thức ăn như:

Nhóm thức ăn đường, bột cần tới enzym Amylase, giúp chuyển hóa ngũ cốc, bánh mỳ, cơm, phở… thành các đường trung gian maltose và glucose – đây là nguồn năng lượng chính giúp cơ thể trẻ hoạt động hàng ngày.

Nhóm thức ăn chứa đạm thì enzym protease sẽ giúp phân giải đạm từ các loại thịt, trứng, đậu nành,… thành các acid amin – tổng hợp nên các loại protein của cơ thể. Từ đó góp phần hình thành nên cơ, xương, hệ thống máu, hệ thống miễn dịch,…

Nhóm chất xơ trong rau, củ, quả,… Cơ thể tiêu hóa chúng nhờ enzym Cellulase, tuy nhiên enzym này không có trong hệ tiêu hóa mà hoàn toàn được bổ sung từ bên ngoài (thức ăn, thực phẩm bổ sung,…). Cellulase giúp làm mềm chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Chất béo trong thức ăn thì enzym Lipase thủy phân chúng thành glycerol, các acid béo, phosphoric acid,.... Tại ruột non, các chất này sẽ được biến đổi và hấp thu vào trong cơ thể và tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, não, tim, gan,...

Ở trẻ nhỏ hay xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nôn ói sau khi bú mẹ hoặc uống sữa. Đó là do cơ thể trẻ thiếu enzym lactase nên không hấp thu được đường lactose có trong sữa. Vì thế mẹ cần bổ sung enzym Lactase để giúp trẻ hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng trong sữa và giúp con phát triển tốt hơn.


Chuối có tác dụng gì trong điều trị các bệnh tiêu hóa

Chuối là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dường như bột đường, protein và nhiều axit amin cần thiết khác. Đặc biệt trong chuối có chứa lượng lớn enzym amylase giúp hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa.

Thành phần có trong quả chuối


Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30 g vỏ chuối; 60 - 120 g tươi củ chuối.


Một số đơn thuốc từ chuối chữa bệnh cực hay


Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.

Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60 g, rau sam 30 g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.

Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.

Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200-500 g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30 g.

Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.

Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100 g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.

Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Củ cái trắng – Thần dược chữa rối loạn tiêu hóa


Trong củ cải trắng có chứa enzyme amylase, được ví là “nhân sâm mùa đông” trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa. Cùng tìm hiểu những chức năng tuyệt vời của củ cải trắng nhé!


Tăng cường hệ miễn dịch


Hàm lượng vitamin C cao trong củ cải trắng vô cùng lí tưởng cho hệ thống miễn dịch, vì nó kích thích sản xuất các bạch cầu. Điều này giúp đẩy nhanh việc chữa bệnh và sửa chữa các tế bào, mô trên khắp cơ thể. Lá củ cải trắng là nguồn vitamin C dồi dào nhất, vì vậy nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe, hãy tìm đến salad và nước ép củ cải trắng.


Giải độc cơ thể


Củ cải trắng từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc lợi tiểu hoàn toàn thiên nhiên. Các thành phần có trong củ cải trắng kích thích việc đi tiểu, giúp cho thận sạch sẽ và hoạt động ở mức độ cao, kích thích loại bỏ độc tố, chất béo,… thông qua việc đi tiểu.

Cải thiện hệ tiêu hóa


Nước ép củ cải trắng đã được chứng minh là có chứa các enzym tương tự như trong hệ tiêu hóa của con người, bao gồm amylase và esterase. Các enzym này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả khi gặp phải các carbohydrate phức tạp, protein hay chất béo. Từ đó, củ cải trắng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng.

Cải thiện chức năng xương


Giống như hầu hết các loại rau cải khác, củ cải trắng là một nguồn cung cấp canxi vô cùng phong phú, điều này rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Nếu bạn có nguy cơ mắc chứng loãng xương hoặc bắt đầu cảm thấy đau xương khớp khi tuổi về già, hãy bổ sung củ cải trắng vào chế độ ăn uống của bạn, chắc chắn nó sẽ giúp cải thiện tình trạng này và làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.


Ngăn ngừa ung thư


Củ cải trắng không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn chứa một số hợp chất phenol có tác dụng chống oxy hóa, đã được chứng minh là làm giảm các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ở dạ dày. Nitrosamine là hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong củ cải trắng, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển và lan truyền của các chất gây ung thư.


Giảm cân


Củ cải trắng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết mà không hề tăng calo hay cholesterol. Đó là do bản thân củ cải trắng chứa rất ít các chất này, kết hợp với chất xơ cao và hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, củ cải trắng là lựa chọn hoàn hảo cho những người đang có ý định giảm cân.


Chăm sóc da


Dầu củ cải trắng tương đối hiếm, nhưng tác dụng chống lão hóa của nó đối với da mặt là vô cùng tốt. Khi tiêu thụ củ cải trắng theo cách thông thường, kết quả cũng tương tự. Các đặc tính chống oxy hóa của củ cải trắng giúp ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các gốc tự do – đó là sản phẩm phụ có hại trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Nhờ củ cải trắng, bạn có thể ngăn ngừa các nếp nhăn, cải thiện làn da, tăng tuần hoàn máu cho da, thậm chí làm giảm sự xuất hiện của các đốm đồi mồi.

Thực phẩm nào cũng có phản dinh dưỡng, ăn sao cho tốt?

Rau củ quả có nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng, chất xơ, chất chống oxid hoá… có lợi cho sức khoẻ, nhưng chúng cũng lại chứa những chất phản dinh dưỡng (antinutrients), cản trở sự hấp thu dưỡng chất.

Đủ loại phản dinh dưỡng


– Acid phytic, còn gọi là phytate, có lẽ là chất phản dinh dưỡng "khét tiếng" nhất. Chất này có trong các loại hạt, ngũ cốc và rau quả.

Acid phytic gây trở ngại cho việc hấp thu nhiều loại khoáng như phosphorous, calcium, đồng, magnesium, kẽm và sắt. Việc hấp thu kém các chất khoáng vi lượng này dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương. Acid phytic còn ức chế một số enzyme tiêu hoá như enzym amylase, pepsin và trypsin (amylase giúp tiêu hoá bột đường, còn pepsin và trypsin giúp tiêu hoá protein).


– Lectins, một loại phản dinh dưỡng khác là lectins. Lectins là một nhóm protein có trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày: các loại đậu (đậu nành, đậu đen…), các loại hạt, ngũ cốc, rau củ quả, nhất là cà chua. Thậm chí trứng, sữa, và các sản phẩm từ sữa cũng có lectins. Lectins được cho rằng có lợi cho thực vật vì nó bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh và côn trùng, nhưng lectins lại có hại cho người. Tiêu thụ nhiều lectins có thể gây rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, trướng bụng, nổi mẩn ngứa…

– Các chất ức chế enzyme tiêu hoá đủ loại. Chất thì gây trở ngại tiêu hoá chất bột do ức chế men amylase, chất làm gây trở ngại tiêu hoá chất béo do ức chế men lipase của tuỵ tạng, chất lại ức chế enzyme tiêu hoá protein… Nói chung, tiêu hoá bột, béo đạm đều bị trở ngại bởi những chất có trong rau củ quả…

Một vài chất phản dinh dưỡng khác như chất gây chát tanin (cản trở hấp thu protein, sắt…) hay acid oxalic (trong vài trường hợp có thể gây sạn thận) đã đề cập trong các bài trước.

Vô hiệu hoá phản dinh dưỡng


Rau củ quả là tặng phẩm của thiên nhiên. Ông cha ta, cả ngàn năm trước, đã biết cách khống chế mặt hại và tận dụng mặt lợi cho nhu cầu ẩm thực. Dưới đây là những cách loại bỏ những chất phản dinh dưỡng thông dụng nhất:

– Ngâm: hầu hết các chất phản dinh dưỡng đều nằm ở vỏ hoặc gần vỏ. Chúng lại dễ tan trong nước. Ngâm nước vài giờ hoặc qua đêm sẽ làm giảm đáng kể các acid phytic, tanin, lectins và các chất ức chế enzyme tiêu hoá. Ngâm rau cũng làm giảm acid oxalic.

– Nảy mầm: quá trình nảy mầm các loại hạt, rau làm giảm rất đáng kể acid phytic, cũng như làm giảm bớt lectins và các chất ức chế tiêu hoá protein.


– Lên men: Là quá trình tiêu hoá bột đường do vi sinh vật như vi khuẩn hoặc men gây ra, như sữa chua, phómát, dưa muối… Lên men rau quả cũng làm giảm đáng kể acid phytic và lectins.

– Nấu: đun nấu là cách loại bỏ các chất phản dinh dưỡng hiệu quả nhất như lectins, tanin, oxalate và các chất ức chế tiêu hoá protein. Mức độ loại bỏ tuỳ thuộc thời gian đun nấu. Chỉ riêng acid phytic chịu nhiệt, nên hơi khó loại bỏ bằng đun nấu. Rau củ quả là thực phẩm mà giới khoa học đánh giá cao, chưa bao giờ phàn nàn cả, nhưng nhìn loại nào cũng thấy có các chất phản dinh dưỡng. Chẳng lẽ nhịn?

Thực phẩm nào cũng có mặt lợi và hại. Những người kinh doanh bất chính thổi phồng mặt hại để hù doạ, và thổi phồng mặt lợi để bán hàng.

Thực tế cho biết, nếu kết hợp ngâm, cho nảy mầm hoặc lên men rồi đun nấu, không ăn sống sít, thì xem như ta đã loại bỏ được gần hết các chất phản dinh dưỡng. Lượng phản dinh dưỡng còn lại không đáng kể so với mặt lợi về dinh dưỡng của rau củ quả và các loại hạt.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Để xử lý những căn bệnh thường gặp trong ngày Tết, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn một số loại thuốc phòng tránh.

Thuốc tiêu hóa


Việc cùng lúc ăn quá nhiều đồ mỡ, thịt, nước ngọt, rượu bia, bánh kẹo... dễ gây rồi loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, các gia đình nên dự trữ thuốc tiêu hóa đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.

Những loại thuốc phổ biến gồm berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hoá, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol), thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng), thuốc trị khó tiêu, đầy bụng…

Nếu bị tiêu chảy, đi ngoài chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Do vậy bù lượng nước đã mất bằng orezon là việc nên làm. Mỗi gia đình cần luôn có trong tủ thuốc 10-15 gói oresol. Khi pha phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra có thể dùng viên nén hydrite thay cho oresol. Cần pha viên thuốc với nước đun sôi theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Ngoài ra, ngày Tết ăn uống thất thường có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi Simethicon (Simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày domperidon (Motilium-M), metoclopramid (Primperan).

Thuốc hạ sốt, cảm cúm


Do đi lại nhiều, thêm nữ, thời tiết thường lạnh và ẩm ướt, các triệu chứng nhức đầu, chảy nước mũi rất dễ xảy ra. Việc tích trữ các loại thuốc hạ sốt, cảm cúm, kháng sinh trong những ngày Tết là rất cần thiết.

Bạn nên dự trữ Rhumenol chứa PPA chống cảm lạnh và vitamin C để phòng tránh bệnh này. Nhiều loại thuốc cảm (như Tiffy, Decolgen...) cũng chứa PPA. Nếu bị cảm nhẹ, dùng trà gừng 2 gói pha với 60 ml nước sôi.



Thuốc dị ứng


Tết là thời gian các gia đình thường có những chuyến đi xa hoặc về quê và thưởng thức  nhiều món ăn khác nhau. Nguy cơ dị ứng với đồ ăn lạ hoặc do thời tiết, thay đổi môi trường sống… cũng từ đó mà gia tăng. Hãy mua sẵn các thuốc có dạng bôi chống ngứa như Crotamiton&I - menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetale, Chlopheniramin, Polaramin trong trường hợp bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.

Thuốc bỏng


Trong những ngày Tết, nhu cầu nấu nướng của các gia đình đều gia tăng. Ngoài ra cũng không loại trừ một số nguy cơ bỏng do bô xe, xoong nồi nóng, than lửa,… Cho nên ngoài việc tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản, bạn nên mua thêm các loại thuốc trị bỏng đề phòng như Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt.


Thuốc nhỏ mũi và mắt


Ngày Tết đi lại nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, gió rét, bụi bặm dễ gây khó chịu cho mắt và mũi. Trong gia đình mỗi người những ngày này cần dự trữ sẵn Natri clorid 0,9% chỉ định dùng nhỏ mắt trong các trường hợp khô mắt hoặc cảm giác khó chịu, dùng để rửa mắt do bụi, rửa trôi các dị vật nhỏ bám vào mắt, làm giảm các triệu chứng nghẹt, sổ mũi.

Thuốc hạ huyết áp


Huyết áp cao là kẻ dẫn đường cho các sát thủ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim xuất hiện. Ngày Tết, nhiều người có tâm lý thoải mái sử dụng thức ăn, rượu bia, khiến bệnh có nguy cơ tái phát hoặc tăng nặng. Do vậy, gia đình có người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, nên chuẩn bị thuốc huyết áp, tránh nguy cơ huyết áp tăng đột biến, có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Loại thuốc huyết áp thông dụng là Amlodipin viên 5 mg, mỗi ngày uống một viên. Bạn cũng có thể mua loại thuốc hạ huyết áp tác dụng nhanh Nifedipin viên 10 mg, thuốc này được sử dụng cho những người tăng huyết áp và đau thắt ngực.

Thuốc bổ gan


Tết có thể coi là “kẻ thù” của gan bởi tần suất sử dụng rượu, bia tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử nhiễm bệnh. Vì vậy những loại thuốc bổ gan cần được bổ sung trong kỳ nghỉ này.
Những người từng mắc gan cần ghi nhớ các món ăn giàu mỡ không có lợi cho sức khỏe, ngoài việc sử dụng thuốc, cần kiểm soát khẩu phần ăn.

Ngoài những loại thuốc kể trên, bạn nên dự trữ  urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng để rửa vết thương, nước oxy già, cồn 70 độ cùng một số dụng cụ y tế khác như nhiệt kế, kéo…

Chữa trị Đầy bụng ợ hơi bằng phương pháp dân gian?

Đầy bụng ợ hơi là triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, chứng đầy bụng có thể bị "đánh bay" bởi những loại thực phẩm dễ tìm.

Thói quen tiệc tùng, ăn nhiều thịt, đồ chiên, rán, hút thuốc, uống rượu, không luyện tập thể thao là những nguyên nhân khiến bạn đầy hơi, khó chịu, bụng lúc nào cũng thấy ấm ách. Lâu dần sẽ để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm bụng chảy ra.

Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng.

Nước chanh và gừng


Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.


Dấm rượu táo


Sử dụng dấm rượu táo là một cách đơn giản, hữu hiệu để khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 thìa dấm rượu táo hòa với 1 cốc nước ấm, sau đó khuấy đều và uống.

Đu đủ


Đu đủ có hàm lượng enzym papain cao, đây là một loại enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Phòng chống táo bón, đầy bụng ngoài tác dụng làm thanh thải đường ruột, nó còn giúp cho chúng ta có một cái bụng phẳng.

Nhiều người không biết rằng đu đủ xanh có hàm lượng papain cao hơn đu đủ chín, việc bổ sung đu đủ xanh vào các món salad của bạn là điều nên làm. Món nộm làm từ đu đủ xanh nên được thêm vào thực đơn của gia đình bạn nếu muốn bụng phẳng.



Gừng


Đây là loại gia vị hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả, tinh chất ấm nóng từ gừng giúp giảm đau bụng, ợ hơi, ợ nóng hay các chứng đầy bụng khó tiêu.
Đặc biệt chứng khó tiêu sau uống rượu sẽ biến mất nếu uống một cốc trà gừng. Tính nóng của gừng giúp cơ thể đốt cháy chất béo, tăng khả năng trao đổi chất, từ đó sản sinh ra năng lượng và không làm cơ thể tích trữ mỡ thừa.

Nho


Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.

Dứa


Các phương thuốc cổ xưa thường sử dụng dứa để chữa đầy hơi. Thành phần của dứa có một lượng axit hữu cơ khá cao gồm axit malic và axit xitric.
Enzym bromelain trong dứa có công dụng thúc đẩy enzym bromelain nhanh hơn. Do đó người bị đầy bụng khó tiêu nên ăn một ít dứa sau bữa ăn nhiều đạm để giảm tình trạng đầy hơi, khó chịu.

Sữa chua

Sữa chua là một trong các loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi đầy bụng. Các vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm sự tích lũy chất lỏng hoặc khí trong dạ dày, từ đó, giảm sự đầy bụng.

Sữa chua là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này và nếu muốn chọn hương vị sữa chua thì bạn chọn hương liệu tự nhiên như trái cây.

Cam



Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Enzym papain có trong đủ đủ có tác dụng gì?

Đu đủ là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa. Bới trong quả đu đủ có chứa enzym papain, loại enzyme thủy phân protein. Vì vậy, ăn đu đủ hàng ngày giúp bạn chẳng bị rối loạn tiêu hóa "quầy rầy”.

Bên cạnh là thực phẩm vàng của đường tiêu hóa. Đủ đủ còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa


Hàm lượng chất xơ cao trong đu đủ làm cho nó trở thành một trong những loại trái cây tốt nhất để cải thiện tiêu hóa sau bữa ăn.
Ngoài ra, sự hiện diện của chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Dùng một miếng đu đủ có thể đáp ứng nhu cầu hằng ngày về lượng chất xơ cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Hơn nữa, miếng đu đủ này cũng sẽ giúp giải độc hệ tiêu hóa.


Giảm viêm


Đu đủ có chứa các loại enzyme được gọi là papain và chymopapain có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Các enzyme này cũng có thể điều trị các vấn đề khác liên quan đến viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, phù nề...

Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng

Đu đủ là nguồn vitamin tuyệt vời với các đặc tính chống ô xy hóa như vitamin A, vitamin E và vitamin C. Trái cây màu cam này cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất phức tạp như kali, đồng và magiê. Các vitamin và khoáng chất này hoạt động cùng nhau để hỗ trợ tái tạo tế bào và giúp ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra.

Hỗ trợ tiêu hóa protein


Bạn có biết một trong những lợi ích của việc ăn đu đủ mỗi ngày là nó giúp cải thiện tiêu hóa protein? Nó nhờ enzyme papain thúc đẩy sự phân hủy protein mà không làm thay đổi hệ vi khuẩn giúp bảo vệ ruột.


Cung cấp vitamin A


Đu đủ giúp cải thiện sức khỏe thị giác vì sự hiện diện của vitamin A. Nó là một chất chống ô xy hóa bảo vệ thị lực và giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Bạn có thể tăng gấp đôi lượng đu đủ lên 3 miếng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thị giác.

Bí kíp 'hết khổ' vì rối loạn tiêu hóa do rượu bia ngày Tết

Rượu bia gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho đường ruột. Để không khổ sở vì những triệu chứng rối loạn tiêu hóa hành hạ ngày Tết, bạn cần “nằm lòng” những bí quyết dưới đây.

Khổ sở vì “chén chú chén anh”


Vào dịp Tết hầu hết những người hay uống rượu bia đều gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa, vì trong đường ruột của chúng ta chứa rất nhiều lợi khuẩn làm nhiệm vụ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tiết enzym tiêu hóa thức ăn.



Nhưng rượu bia dội vào đường ruột sẽ làm chết hàng loạt lợi khuẩn nên gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột không có đủ enzym tiêu hóa (vì lợi khuẩn là nhà máy sản xuất 3000 enzym tiêu hóa – theo The enzym factor – Hiromi Shinya”, đồng thời làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của nhu động ruột và làm rối loạn hấp thu nước, chất dinh dưỡng, chất điện giải cũng như quá trình đào thải ở đại tràng gây tình trạng đau bụng, tiêu chảy, phân nát, kích thích đi ngoài nhiều lần.

Khi bị các rối loạn tiêu hóa chúng ta thường chỉ chú trọng chữa triệu chứng. Nhưng chính sự chủ quan và lạm dụng các loại thuốc sẽ giết chết hết lợi khuẩn làm cho hệ tiêu hóa ngày càng yếu dần và khó phục hồi, dễ dẫn đến một số bệnh lý như viêm viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…

Bí kíp “hết khổ” vì rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia ngày Tết


Theo các chuyên gia tiêu hóa: bổ sung ngay lợi khuẩn cho đường ruột là vô cùng cấp thiết nếu muốn bụng dạ yên ổn. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido) - loại lợi khuẩn đáng giá nhất, được ví là vua của các lợi khuẩn, cư trú ở ruột non và đại tràng, chiếm 90% tổng số tất cả lợi khuẩn đường ruột. Riêng ở đại tràng Bifido chiếm gần như tuyệt đối 99% tổng số lợi khuẩn.
Bổ sung lợi khuẩn sống Bifido sẽ đảm bảo đủ 3000 enzym tiêu hóa thức ăn, bụng dạ sẽ nhẹ nhõm, phân thành khuôn, giúp dần phục hồi hệ lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột đạt tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn.

Đặc biệt, lợi khuẩn Bifido sẽ tiết chất nhờn bao tráng lên toàn bộ niêm mạc đại tràng, phục hồi lớp lót bảo vệ người bệnh phòng ngừa biến chứng thành viêm đại tràng.

Đồng thời, lợi khuẩn Bifido bám trên các nhung mao ở ruột non sẽ giúp xử lý một phần chất độc từ rượu bia , giảm tải gánh nặng cho gan và thận, giúp gan thận khỏe mạnh, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như : tăng men gan, xơ gan,..

Vai trò enzym tiêu hóa trong cơ thể người

Enzym hay còn gọi là men tiêu hóa, được coi là chất xúc tác protein. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym.

Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4.000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym.

Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.

Lấy ví dụ trong nước bọt có men Alpha - Amylase, giúp biến tinh bột thành đường. Người miền núi ăn món mèn mén từ bột ngô thường thấy nhai lâu sẽ có vị ngọt. Men Proteinase có trong đu đủ xanh, nếu hầm với thịt trâu ở nhiệt độ ấm (khoảng 600C) sẽ làm thị trâu còn mềm hơn cả thịt bò.


Có người không thích hợp uống sữa vì thiếu men Lactae là men có thể chuyển hoá đường Lactose có trong sữa. Có tới trên 5.000 loại enzyme hay men sinh ra trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Muốn chế tạo ra rượu, bia, nước mắm, tương, sữa chua, pho mát… đều phải nhờ tới tác dụng của các loại men khác nhau.

Trâu bò chỉ ăn cỏ mà to lớn như vậy là vì có rất nhiều vi khuẩn sống trong dạ cỏ có thể chuyển hoá được chất xơ trong cỏ. Con mối phá gỗ, phá giấy cũng nhờ men sinh ra bởi các vi sinh vật có trong ruột mối...

Để có sức khoẻ tốt các nhà khoa học khuyên ăn các thức ăn có chứa sẵn nhiều enzym. Cụ thể là rau tươi, trái cây tươi, thịt cá tươi (chưa qua nấu ở nhiệt độ sôi). Con hổ khi bắt được con mồi nó ăn phủ tạng bên trong trước vì phần ấy chứa nhiều enzym. Thỏ thường ăn lại phân của chúng cũng vì trong đó còn phần thức ăn chưa tiêu hoá và enzym…

Đường ruột con người chỉ có thể hấp thu các thức ăn nhỏ hơn 0,015 mm. Vì vậy cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Thức ăn được nhai kỹ sau đó trộn với acid của dạ dầy cùng với mật sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Enzym papain từ quả đu đủ có công dụng gì?


Enzym tiêu hóa papain chứa nhiều nhất ở quả đu đủ. Chúng có tác dụng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, trị táo bón cực hiệu quả.

Trong quả đu đủ chứa polysaccharide, protein, papain và axit hữu cơ. Có 17 loại axit amin trong thành phẩn quả đu đủ, hầu hết trong số đó đều là các axit amin cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng phốt pho và kali trong quả đu đủ khá cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin A và vitamin C rất cao, gấp 5 lần so với quả dưa hấu và quả chuối. Dưới đây là một số công dụng của quả đu đủ:

Tốt cho dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa


Quả đu đủ có một lượng papain dồi dào, đây là loại enzyme giúp phân giải các protein, có ích cho hệ tiêu hóa, giúp chữa trị các bệnh về đường ruột và ăn uống khó tiêu. Ngoài ra, các axit hữu cơ trong quả đu đủ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày.

Chống lão hóa

Hợp chất papain trong quả đu đủ có tác dụng chống oxy hóa. Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như beta-carotene và vitamin C, có tác dụng chống lão hóa một cách hiệu quả.

Làm đẹp


Các chất enzyme và papain trong quả đu đủ giúp điều tiết nội tiết tố nữ (estrogen), cải thiện chức năng buồng trứng nữ, kích thích quá trình sản sinh estrogen và thúc đẩy sự phát triển của ngực. Các vitamin A trong enzyme papain giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của da, phân huỷ các chất bã nhờn và tế bào da chết, giúp làn da trở nên trắng sáng. Ngoài ra còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, rất có ích cho việc giảm cân.

Kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành


Nghiên cứu cho thấy, sử dụng nước ép và thịt đu đủ để điều trị bỏng da sẽ giúp vết thương mau lành. Vết thương do bỏng thường sản sinh các loại vi khuẩn có hại, các thành phần có ích trong quả đu đủ có thể bảo vệ các tế bào thực bào, giúp tăng cường khả năng diệt khuẩn. Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra oxy và nitơ khi tấn công các vi khuẩn có hại, cả hai chất này đều không có lợi cho việc chữa lành vết thương do bỏng. Chất nhựa đu đủ có thể làm giảm đi một nửa lượng oxy và nitơ, giúp vết thương mau lành.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Ăn uống khó tiêu nên dùng các loại thực phẩm nào?

Ăn uống khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa, xảy ra khi bạn gặp khó khăn trong tiêu hóa thức ăn, có thể biểu hiện với một số triệu chứng bao gồm: đau bụng, cảm giác khó chịu hay đau rát ở vùng bụng trên. Có thể điều trị ăn uống khó tiêu bằng các loại thực phẩm sau đây.

Uống đủ nước


Uống 6-8 ly nước mỗi ngày để giúp ngăn ngừa và điều trị chứng khó tiêu. Uống nước có thể giúp trung hòa axit do dạ dày tiết ra và đẩy axit đi xuống ruột, axit nhiều trong dạ dày dễ gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Nước cũng giúp hỗ trợ đào thải chất thải thực phẩm thông qua hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm khó chịu dạ dày do đầy hơi. Nên uống một ly nước trước và sau khi ăn, thay cho đồ uống chứa caffeine, do caffeine có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Lựa chọn thực phẩm ít chất béo


Nên chọn thực phẩm ít chất béo, do thực phẩm nhiều chất béo rất khó tiêu hóa và có thể gây rối loạn dạ dày, ợ nóng và khó tiêu.


Nên chọn thịt nạc và protein từ thịt gà, gà tây, cá; và nên chế biến thức ăn bằng hấp, nướng thay vì chiên trong dầu.

Nên chọn sữa ít chất béo thay vì các loại sữa nhiều chất béo, do sữa nhiều chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày.


Sử dụng gừng và tỏi


Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí chuyên ngành tiêu hóa "World Journal of Gastroenterology" cho thấy rằng gừng kích thích làm rỗng nhanh dạ dày ở những người có chứng khó tiêu chức năng, cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đường tiêu hóa trên. Tỏi được khuyến cáo để điều trị các triệu chứng tiêu hóa do nhiều khí và đầy hơi.


Với gừng bạn có thể ăn sống hoặc uống trà gừng pha với mật ong, không chỉ giúp làm giảm chứng đầy hơi, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét rất tốt.

Sữa chua là nguồn cung giàu probiotic, bao gồm các vi khuẩn có lợi hỗ trợ tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Nên ăn các loại sữa chua không đường, vì nhiều sữa chua thương mại được bán trong các cửa hàng có hàm lượng đường cao, có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Nên ăn nhẹ sữa chua giữa các bữa ăn, hoặc dùng tráng miệng sau khi ăn tối để làm dịu dạ dày của bạn.

Bên cạnh đó còn có một số loại thực phẩm có khả năng làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu khá hiệu quả như trà bạc hà, nước ép cà rốt, nước chanh hay rượu giấm táo…

Bạn có thể sử dụng một số phương pháp dân gian kèm theo như massage, chườm nóng vùng thượng vị…cũng có thể làm giảm nhanh hơn chứng đầy hơi.

Tuy nhiên, nếu chứng đầy bụng khó tiêu của bạn kéo dài và không thuyên giảm sau khi đã thay đổi lối sống và thay đổi thực phẩm, nên đi đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám và chẩn đoán, vì chứng khó tiêu có thể là chỉ điểm cho nhiều bệnh lý tiêu hóa phức tạp và nguy hiểm khác.