Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Những loại rau tốt cho đường tiểu hóa

Những loại rau tốt cho đường tiêu hóa giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Đây được coi là những vị thuốc tiêu hóa. Bên cạnh dùng để ăn sống, bạn có thể dùng chúng như các loại thảo dược,  sắc uống hàng ngày, bảo đảm rối loạn tiêu hóa sẽ không “quấy rầy”.

Những loại rau tốt cho đường tiểu hóa

Rau sam

Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng. Vì rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, tính hàn của rau sam có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè. Trong rau sam có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột.

Ngoài ra, rau sam còn được biết đến là một trong những vị thuốc tiêu hóa, có thể áp dụng cho nhiều người khi bị bệnh đường ruột. Khi bị đau bụng và tiêu chảy nhiều: dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.


Để trị trướng bụng dùng 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 - 500g.
Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50 - 100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3 - 5 ngày.

Lá mơ

Lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...


Trong dân gian, lá mơ lông được dùng để trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt lá mơ là thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ rất hiệu nghiệm. Cách dùng là hái một nắm lá mơ lông đem thái nhỏ rồi trộn với 1 quả trứng gà ta. Sau đó, nướng chúng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy cũng được, chỉ cần tránh dầu mỡ. Có thể ăn một ngày 2 – 3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày, bệnh sẽ hết hẳn.

Để chữa sôi bụng, ăn khó tiêu, lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.
Hoặc khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml.

Cây thì là

Theo Đông y, thì là chủ yếu đi vào kinh lạc thận, trực tiếp ôn bổ dương khí cho thận. Người dương khí hư hao, cũng là do thể chất yếu ớn lạnh, bình thường tương đối sợ lạnh, có thể ăn nhiều loại rau này một chút, giúp bổ thận ích dương khí.
Thì là có tác dụng điều trị bảo vệ sức khỏe với tất cả các chứng bệnh về phong hàn lạnh, không những có thể điều hòa khí huyết hư nhược, cũng có thể điều hòa khí hàn lạnh. Khi bị cảm lạnh do các tác động bên ngoài, ăn rau này có thể giúp làm loại bỏ phong hàn cảm lạnh. Bất kể là những người có các triệu chứng hàn lạnh ở bên trong hay toàn bộ cơ thể, ví dụ như chân tay lạnh, tì lạnh, thích ăn các đồ nóng hoặc bụng dưới lạnh… ăn rau này đều mang lại lợi ích giữ ấm cơ thể.

Với người ăn không tiêu, thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa; với người bị ức chế chuyện tình cảm, nó giúp tinh thần trở nên phấn chấn.
Để chữa rối loạn tiêu hóa, có thể ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Tinh dầu thì là chiết xuất bằng cách chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét