Enzym hay còn gọi là men tiêu hóa, được coi là chất xúc tác protein. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym.
Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4.000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym.
Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.
Lấy ví dụ trong nước bọt có men Alpha - Amylase, giúp biến tinh bột thành đường. Người miền núi ăn món mèn mén từ bột ngô thường thấy nhai lâu sẽ có vị ngọt. Men Proteinase có trong đu đủ xanh, nếu hầm với thịt trâu ở nhiệt độ ấm (khoảng 600C) sẽ làm thị trâu còn mềm hơn cả thịt bò.
Có người không thích hợp uống sữa vì thiếu men Lactae là men có thể chuyển hoá đường Lactose có trong sữa. Có tới trên 5.000 loại enzyme hay men sinh ra trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Muốn chế tạo ra rượu, bia, nước mắm, tương, sữa chua, pho mát… đều phải nhờ tới tác dụng của các loại men khác nhau.
Trâu bò chỉ ăn cỏ mà to lớn như vậy là vì có rất nhiều vi khuẩn sống trong dạ cỏ có thể chuyển hoá được chất xơ trong cỏ. Con mối phá gỗ, phá giấy cũng nhờ men sinh ra bởi các vi sinh vật có trong ruột mối...
Để có sức khoẻ tốt các nhà khoa học khuyên ăn các thức ăn có chứa sẵn nhiều enzym. Cụ thể là rau tươi, trái cây tươi, thịt cá tươi (chưa qua nấu ở nhiệt độ sôi). Con hổ khi bắt được con mồi nó ăn phủ tạng bên trong trước vì phần ấy chứa nhiều enzym. Thỏ thường ăn lại phân của chúng cũng vì trong đó còn phần thức ăn chưa tiêu hoá và enzym…
Đường ruột con người chỉ có thể hấp thu các thức ăn nhỏ hơn 0,015 mm. Vì vậy cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Thức ăn được nhai kỹ sau đó trộn với acid của dạ dầy cùng với mật sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét