Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi có sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Khi mắc bệnh, đa số mọi người sẽ gặp phải các triệu chứng như: đau bụng thường xuyên, đầy hơi, rối loạn đại tiện…. gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.
Trong các nguyên nhân gây ra rối loạn ở hệ tiêu hóa, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh và phản khoa học là “thủ phạm” hàng đầu. Bởi vậy, xây dựng một thực đơn lành mạnh là điều kiện chủ chốt quyết định đến hiệu quả điều trị cuối cùng.
Rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến thì người bệnh nên tích cực bổ sung những nhóm thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:● Thực phẩm giàu vitamin D: Trứng, cá trích, cá thu, cá hồi, nấm... chứa nhiều vitamin D, giúp kháng viêm, giảm đau cho người bệnh.
● Nhóm đồ ăn dễ tiêu hóa: Khi hệ thống tiêu hóa bị tổn thương thì việc ăn những món dễ tiêu là ưu tiên số 1 nhằm giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Đó là những đồ ăn mềm, dễ dàng hấp thu vào dạ dày như cháo, súp, canh dinh dưỡng...
● Rau củ và trái cây: Cam, táo, mít, thanh long, xoài… chứa nhiều vitamin, chất xơ và vitamin C có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng ợ hơi, buồn nôn do rối loạn tiêu hóa gây ra.
● Nước ép trái cây: Nước hoa quả, nước lọc, nước ép rau củ… không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
● Các loại thịt: Thịt gia cầm, cá, tôm… cung cấp nguồn đạm dồi dào. Bên cạnh đó, khi những món ăn này được nấu chín mềm sẽ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng “nhào nặn” hơn tinh bột và chất béo.
Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Khi đường tiêu hóa bị rối loạn nên kiêng gì cũng là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Giải đáp vấn đề này, PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM) cho biết:● Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Bao gồm đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, các món xào… được coi là nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bệnh rối loạn tiêu hóa cần tránh. Khi cơ thể dung nạp những món ăn này, triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy sẽ càng trở nên trầm trọng.
● Thực phẩm sống hoặc tái: Những món nộm, rau sống, gỏi…. tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Trong nhiều trường hợp, những món ăn này còn có thể khiến cho bệnh nhân bị đi ngoài, ngộ độc.
● Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, nước ngọt, socola… gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng và làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
● Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá… là những tác nhân gây kích thích hệ tiêu hóa và cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày. Bởi vậy, bệnh nhân không nên sử dụng những nhóm thực phẩm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét