Trẻ bị rối loạn tiêu hóa chức năng có nguy cơ mắc các bệnh chướng
bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nguyên nhân thường là do thiếu enzym amylase
khiến thức ăn tiêu hóa không được.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ
-
Chế độ ăn của trẻ không hợp lý, chế độ ăn thiên lệch, cách chế biến không đúng
với lứa tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ quá tải không thể tiêu hóa được thức
ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
-
Do các vấn đề về vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, môi trường sống không đảm
bảo sẽ dẫn tới trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và làm suy giảm chức năng tiêu hóa
của trẻ.
-
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên các enzym nội sinh do đường tiêu
hóa tiết ra chưa ổn định làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.
- Ở
những trẻ có hệ miễn dịch kém khiến trẻ hay bị ốm phải dùng kháng sinh dài ngày
dẫn tới loạn khuẩn đường ruột và hiện tượng một số trẻ thiếu enzym lactase nên
không dung nạp được lactose
Cải thiện và tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ mẹ cần làm gì?
Cho trẻ một chế độ ăn vệ sinh, hợp lý và khoa học
Trẻ
cần được chăm sóc với chế độ ăn đảm bảo vệ sinh: ăn chín, uống sôi để tránh
nhiễm khuẩn và đầy đủ, cân đối giữa các nhóm chất: glucid, protein, lipid, nhóm
vitamin, khoáng chất.
Bên cạnh đó, các nhóm chất dinh dưỡng cũng phải cân đối
với chất xơ để đảm bảo chức năng đường tiêu hóa cho trẻ.
Thêm
nữa, mẹ cần chú trọng vào độ thô của thức ăn, chế biến phù hợp theo độ tuổi và
tình trạng chức năng của hệ tiêu hóa của trẻ để giúp trẻ dễ dàng hấp thu tối đa
các dưỡng chất.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống
Trẻ
cần được giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa, vệ sinh răng miệng, tay chân
và thân thể hàng ngày; môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Từ đó giúp phòng
ngừa nhiễm khuẩn đường ruột và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ.
Đối
với trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh dài ngày hoặc nhiễm khuẩn
đường ruột qua đường miệng, điều cần thiết là phải cải thiện hệ vi sinh đường
ruột cho trẻ bằng cách bổ sung trực tiếp lợi khuẩn cho bé.
Một
cách khác mang tính lâu bền hơn là mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn kết hợp với bổ
sung chất xơ hòa tan - Fluto Oligo Saccharid (FOS) và Inulin - là môi trường để
các lợi khuẩn sinh sôi phát triển, số lượng lợi khuẩn tăng lên sẽ lấn át được
các vi khuẩn có hại, từ đó nâng cao miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trường
hợp trẻ có hệ tiêu hóa kém do enzym tiêu hóa nội sinh tiết ra không đủ để tiêu
hóa thức ăn, thì mẹ cần phải bổ sung enzym tiêu hóa từ bên ngoài bằng việc chọn
sản phẩm có đầy đủ các loại enzym tiêu hóa, để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng các
nhóm thức ăn như:
Nhóm
thức ăn đường, bột cần tới enzym Amylase, giúp chuyển hóa ngũ cốc, bánh mỳ,
cơm, phở… thành các đường trung gian maltose và glucose – đây là nguồn năng
lượng chính giúp cơ thể trẻ hoạt động hàng ngày.
Nhóm
thức ăn chứa đạm thì enzym protease sẽ giúp phân giải đạm từ các loại thịt,
trứng, đậu nành,… thành các acid amin – tổng hợp nên các loại protein của cơ
thể. Từ đó góp phần hình thành nên cơ, xương, hệ thống máu, hệ thống miễn
dịch,…
Nhóm
chất xơ trong rau, củ, quả,… Cơ thể tiêu hóa chúng nhờ enzym Cellulase, tuy
nhiên enzym này không có trong hệ tiêu hóa mà hoàn toàn được bổ sung từ bên
ngoài (thức ăn, thực phẩm bổ sung,…). Cellulase giúp làm mềm chất xơ, hỗ trợ
tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.
Chất
béo trong thức ăn thì enzym Lipase thủy phân chúng thành glycerol, các acid
béo, phosphoric acid,.... Tại ruột non, các chất này sẽ được biến đổi và hấp
thu vào trong cơ thể và tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh,
não, tim, gan,...
Ở
trẻ nhỏ hay xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nôn ói sau khi bú mẹ hoặc uống sữa. Đó
là do cơ thể trẻ thiếu enzym lactase nên không hấp thu được đường lactose có
trong sữa. Vì thế mẹ cần bổ sung enzym Lactase để giúp trẻ hấp thu tốt được các
chất dinh dưỡng trong sữa và giúp con phát triển tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét