Rắc rối xung quanh việc mẹ không biết cách xử lý khi có con trẻ bị táo bón.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Hà (Trảng Bom – Đồng Nai) thổn thức: “Bé nhà chị vừa mới vào lớp lá được vài ngày thì bị táo bón, hồi đầu chị cứ tưởng do ở trường bé ít ăn rau nên mới bị thế nên cứ tối là chị nấu thêm rau cho bé ăn. Nhưng khi đi cầu bé vẫn cứ phải rặn, nhìn con vừa rặn vừa đau chị lại cảm thấy xót.
Nghe lời hàng xóm chị ra tiệm thuốc tây mua ống thụt cho con. Mới đầu sử dụng thấy bé đỡ hơn chị mừng lắm, tuy nhiên tình trạng táo của bé lại không cải thiện mấy, được 1-2 tuần thì bé bị táo trở lại. Lúc đó chị lại phải dùng ống thụt, đến giờ tuần nào chị cũng phải thụt vì bé không tự đi được nữa, giờ chị hối hận quá, biết thế này chị đã không thụt cho bé nhiều như vậy.
Bốn sai lầm mẹ thường gặp khi điều trị táo bón kéo dài ở trẻ
Chỉ chú trọng bổ sung chất xơ cho bé
Từ trước đến nay, chúng ta luôn có quan niệm rằng táo bón chỉ là một loại bệnh lý thông thường về tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu chỉ là do bé ít ăn rau mà thôi. Vậy tại sao khi chúng ta cho bé ăn thêm rau hay dùng các loại thực phẩm bổ sung chất xơ thì tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện.
Đâu là nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng táo bón bên cạnh việc thiếu chất xơ?
Như chúng ta biết ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Nên khả năng hoạt động chức năng của các bộ phận nội tạng chưa được tốt.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này chúng lại thường cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng vì nghĩ điều đó tốt cho sự phát triển của trẻ mà không nghĩ tới việc bộ máy tiêu hóa của trẻ có đủ khả năng để chuyển hóa những thực phẩm dinh dưỡng đó hay không.
Việc chuyển hóa nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng làm cho bộ máy tiêu hóa của trẻ bị quá tải từ đó sẽ làm tăng tích tụ các chất thải độc trong cơ thể và gây ra tình trạng ” nóng nhiệt ” hay còn gọi là nóng trong mà ở lứa tuổi này thường xuyên gặp phải. Cơ thể trẻ khi bị nóng nhiệt sẽ khiến cho phân dễ bị mất nước hơn bình thường, từ đó dẫn tới khối phân trở nên khô và khó di chuyển, gây ra tình trạng đau đớn khi trẻ đi ngoài. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý Táo bón.
Chính vì vậy, để giúp bé loại bỏ tình trạng táo bón, ngoài việc bổ sung thêm chất xơ hằng ngày chúng ta cũng nên chú trọng tới việc giải quyết tình trạng nóng nhiệt đang âm thầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ
Việc sử dụng các loại thuốc thụt hậu môn có khả năng giúp kích thích trực tràng tăng cường co bóp từ đó khiến cho khối phân được đẩy ra ngoài và làm cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy đây được xem như là một biện pháp giúp giải quyết nhanh chóng giải tình trạng đau đớn, khó chịu cho trẻ khi bị táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục trong thời gian dài các loại thuốc kích thích hậu môn này giống như con dao hai lưỡi có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.hấn để phóng to ảnh
Hậu môn là bộ phận rất nhạy cảm không chỉ có ở trẻ mà còn đối với cả người trưởng thành, việc sử dụng ống thụt không đúng cách sẽ khiến cho trẻ có thể bị bỏng rát, tổn thương hậu môn và giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn.
Hiểu sai về tác dụng của men tiêu hóa, men vi sinh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng loạn khuẩn chủ yếu liên quan đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ hơn là táo bón. Men vi sinh thường được khuyên dùng để cân bằng hệ thống vi khuẩn của cơ thể nhằm phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong đó có táo bón. Và hiện giờ chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh men vi sinh có hiệu quả trong điều trị tình trạng táo bón ở trẻ như người ta vẫn thường hay đồn thổi.
Ngoài ra, lạm dụng men tiêu hóa trong mọi trường hợp sẽ làm mất sự điều tiết enzym tự nhiên trong cơ thể, khiến cơ thể lệ thuộc vào men được cung cấp. Ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
Chỉ dùng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Các loại thuốc thụt, thuốc nhuận tràng mặc dù có tác dụng giúp cải thiện tình trạng táo bón của bé nhưng lại không thể dùng lâu dài và không có tác dụng ngăn ngừa táo bón quay trở lại.Vì vậy, nếu mẹ chỉ sử dụng các loại sản phẩm đó mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé thì tình trạng táo bón sẽ không được điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát trở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét