Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm loét dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm loét dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

6 trường hợp tuyệt đối không nên uống nước cam

Cam là một loại thức uống rất bổ và giàu vitamin C. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể uống nước cam, thậm chí uống nước cam sai thời điểm sẽ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì vậy cần phải cân nhắc trước khi muốn uống nước cam nhé.

Không uống nước cam khi đói bụng

Nước cam thường có vị chua chua. Nên nếu uống nước cam khi bụng rỗng sẽ khiến tăng axit gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, mắc các bệnh nghiêm trọng về dạ dày.

Không uống nước cam ngay sau khi ăn sáng

Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Không uống nước cam khi uống kháng sinh

Vì trong nước cam có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Vì vậy cách tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Không uống nước cam sau khi ăn no

Không chỉ hạn chế uống nước cam khi bụng rỗng mà kể cả lúc no cũng không nên uống nước cam. Vì khi vừa ăn no xong, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn.

Nếu lúc này uống thêm một ly nước cam sẽ khiến dạ dày bị quá tải, do đó uống nước cam lúc này sẽ khiến chức năng dạ dày hoạt động thêm khó khăn, gây áp lực, dẫn tới tức bụng, khó chịu. Lâu dài gây ra bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh dạ dày.

Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy

Với những người có bệnh dạ dày, cũng nên hạn chế uống nước cam. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Để uống nước cam với người đang bị bệnh dạ dày, cách tốt nhất là bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một. Vì như vậy sẽ hạn chế tác động đến niêm mạc dạ dày và cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Không uống nước cam trước khi đánh răng

Tuyệt đối không được uống nước cam trước khi đánh răng vì như vậy bạn đang tự phá hủy hàm răng của mình. Việc này sẽ khiến axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, từ đó làm hỏng men răng.


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

5 biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm ở trẻ em

Viêm dạ dày vốn là căn bệnh không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, ở trẻ em, dạ dày còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ bị biến chứng. Các biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong.

1. Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất


Khi không được can thiệp điều trị, các nốt viêm ở niêm mạc dạ dày sẽ nhanh chóng bị lở loét. Nhẹ thì vết loét chỉ trợt trên mặt niêm mạc. Nặng thì các vết loét ăn sâu vào lớp cơ. Trẻ có thể có một hoặc nhiều vết loét trong dạ dày. Vị trí loét thường gặp là môn vị, hang vị, bờ cong nhỏ.

Loét dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em có các dấu hiệu khá rõ ràng như đau từng cơn vùng thượng vị, đau liên tục, thường xuyên ợ hơi và ợ chua. Loét càng nặng thì bệnh nhi sẽ bị đau càng nhiều. Nhưng đây là những triệu chứng rất khó mô tả đối với những bệnh nhân dưới 3 tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên quan sát sức khỏe của trẻ thật kỹ càng.

2. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa, cụ thể là chảy máu dạ dày là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em xảy ra sau biến chứng loét. Khi các vết loét ăn sâu vào lớp cơ, nó sẽ tiếp cận mạch máu, gây thủng hoặc rò rỉ mạch máu, gây chảy máu.

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa là trẻ nôn ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc phân có lẫn máu tươi. Nếu phụ huynh thấy những dấu hiệu này thì nên đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu để tình trạng nặng, trẻ mất máu quá nhiều, có thể dẫn đến tử vong.

3. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày cũng là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em liên quan đến biến chứng loét. Các vết loét ăn từ niêm mạc và lớp cơ, phá hủy thành dạ dày. Trẻ nhỏ dễ gặp biến chứng này hơn người lớn vì dạ dày còn mỏng và yếu, dễ bị các vết loét ăn sâu.

Thủng dạ dày thường có các triệu chứng đột ngột, các cơn đau dữ dội không đáp ứng thuốc, thở mạnh cũng có thể làm tăng cơn đau. Khi sờ vào bụng trẻ thấy bụng cứng như tấm gỗ. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, sốt, chân tay lạnh. Bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

4. Hẹp môn vị

Môn vị là thành phần nằm giữa dạ dày và ruột non, có chức năng giữ cho thức ăn đi xuống ruột non chậm và đều.

Khi bị viêm dạ dày, vị trí viêm có thể bị xơ và chai cứng lại, làm co rúm đoạn môn vị, gây ra biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em. Khi trẻ ăn, thức ăn bị ứ lại dạ dày, lên men mà không được đưa xuống ruột non, khiến trẻ có các triệu chứng như đau bụng nổi cuộn ở trên rốn, đầy và chướng bụng. Trẻ cũng thường xuyên bị buồn nôn, đôi khi phải kích thích miệng để trẻ nôn ra. Bãi nôn của trẻ thường là thức ăn chưa tiêu hóa hết, có mùi chua, nổi bọt. Trẻ nôn xong sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em này kéo dài, không được chữa trị thì trẻ coi như không ăn uống được gì, sụt cân, tăng trưởng chậm, da nhăn nheo, mắt trũng, đại và tiểu tiện ít.

5. Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em ác tính, hiếm khi xảy ra. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhi bị viêm dạ dày liên quan đến virus HP mà không được điều trị.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày khá mờ nhạt, thường là mệt mỏi, kém ăn, sút cân, kèm theo các dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư dạ dày tiến triển khá nhanh, khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

Viêm dạ dày được coi là căn bệnh lành tính, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng vì ít khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách nên nó thường kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Đặc biệt ở trẻ em, dạ dày còn mỏng và yếu, sức đề kháng còn kém, ý thức tự nhận biết bệnh tật chưa tốt, khiến cho tỷ lệ biến chứng viêm dạ dày ở trẻ em là khá cao.

Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến những thay đổi sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp sớm.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

5 thực phẩm người bị đau dạ dày nên ăn

Theo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam lên tới 70%. Con số ngày càng gia tăng đến mức báo động và sẽ nguy hiểm hơn nếu người mắc bệnh không biết nên ăn gì để tốt cho dạ dày và bảo vệ sức khỏe.

Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid. Ngoài ra nên bổ sung thêm các vitamin và các khoáng chất cho các bệnh nhân đau dạ dày.

Tinh bột nghệ

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, tinh nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.

Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.

Chuối 

Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dày.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Cà tím

Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Rau chân vịt 

Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày có thể được bảo vệ tốt.

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men bởi một loại vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong quá trình lên men tự nhiên, các phân tử đường đôi (lactose) có trong sữa sẽ chuyển hóa thành các đường đơn và glucose và cuối cùng là axit lactic. 

Một phần phần axit này sẽ tác dụng với chất canxi cazeinat có trong sữa để tạo canxi lactat và axit cazeinic dễ tiêu hóa. Quá trình lên men tự nhiên cũng tạo nên enzym proteaza – chất có khả năng thủy phân protein thành các axit amin tự do, dễ hấp thu. 


Không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng, axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể.

Do có tính axit nên nhiều người kiêng ăn sữa chua vì sợ nó làm tăng hàm lượng axit có trong cơ thể, khiến tổn thương ở dạ dày (viêm, viêm loét, trào ngược…) trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhưng nồng độ không đáng kể so với axit có trong dịch vị.

Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc như rượu, cà phê, chanh, cam, ớt,... thì người bệnh cần lưu ý ăn chậm, nhai kĩ trong mỗi bữa và nên ăn thức ăn mềm và hạn chế đồ chiên xào. Người bị dạ dày không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều axít có hại.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

7 món người bị đau dạ dày nên ăn vào buổi sáng

Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là 7 món tốt cho dạ dày nên ăn thường xuyên vào sáng sớm.

Bữa ăn sáng cho người đau dạ dày đặc biệt quan trọng. Nhiều người thường cho rằng buổi sáng sau lúc thức dậy, cơ thể chưa hoạt động gì rất nhiều nên không buộc phải bổ sung năng lượng. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm, gây ra hại quá lớn đến sức khỏe dạ dày của chúng ta.

Dưới đây là những món ăn người bị đau dạ dày nên ăn vào sáng sớm:

Cháo

Độ thô hay mềm của thức ăn có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của dạ dày. Cháo là món ăn đã được nấu nhuyễn nên rất dễ tiêu hóa, không tạo gánh nặng lên dạ dày, không khiến dạ dày mất nhiều thời gian co bóp. Không chỉ vậy, cháo còn tạo ra một lớp tráng phía trong của dạ dày, có khả năng hồi phục các tổn thương nhẹ tại dạ dày.

Sữa tươi và món ăn nhẹ

Trong sữa tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin, canxi, sắt và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng sữa tươi vào buổi sáng để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi vết thương cho dạ dày.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng sữa khi đói sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Hãy sử dụng sau khi ăn sáng nhẹ bằng các món ăn nước, món ăn lỏng dễ tiêu hóa khác như bánh, bún, phở, cơm,…


Bên cạnh các món ăn lỏng, ăn bánh mì giảm đau nhức dạ dày vô cùng tốt. Bánh mì được khiến từ bột mì, thành phần chính là tinh bột cần có khả năng giúp khiến giảm lượng axit dịch vị dư thừa, từ đó khiến cho giảm cơn đau dạ dày. Đặc biệt bạn có thể kết hợp bánh mì cũng như trứng, một món ăn khá quen thuộc nhưng tốt cho tình trạng đau dạ dày đấy. Trứng giàu protein dễ hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, giúp chúng ta có đủ năng lượng cho một ngày mới.

Rau củ quả có ít chất xơ

Các loại rau củ là thực phẩm nhất thiết cần phải có trong thực đơn hàng ngày. Đây cũng chính là câu trả lời cho: đau dạ dày sáng nên ăn gì? Tuy nhiên, những rau củ có quá nhiều chất xơ có thể gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động lâu để nghiền trộn, dó đó mà không tốt cho những người bị đau dạ dày.


Người bị đau dạ dày nên chọn các loại rau củ ít chất xơ và mềm để ăn hàng ngày. Rau củ có hàm lượng anethole cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, kích thích tiêu hóa, kích thích tăng cường dịch tiêu hóa, dịch vị, chống ăn uống khó tiêu, đầy hơi.

Thực phẩm giàu probiotic

Theo nghiên cứu của chuyên gia y học ở Brazil, thực phẩm có chứa probiotic có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng chúng vào mỗi buổi sáng, có tác dụng làm giảm thời gian điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tác động tích cực đến các loại dược phẩm dùng để điều trị viêm loét dạ dày.

Các loại thức ăn chứa probiotic người đua dạ dày có thể dùng như: sữa chua, pho mat cao cấp,…

Sữa chua là một trong những thực phẩm giảu probiotic. Tuy có vị chua nhưng không đáng sợ đối với người đau dạ dày mà cực kỳ tốt. Sữa chua chứa nhiều axit lactic tác động tích cực đến công việc điều trị dạ dày, kìm hãm sự phá hoại của các loại ký sinh trùng như H.Pylori có trong dạ dày. Sữa chua cũng tăng cường lượng lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Thực phẩm giàu tinh bột

Món ăn đặc dễ tiêu hóa tốt cho người bị đau dạ dày vào buổi sáng có thể kể đến là thức ăn giàu tinh bột như bánh mì, cơm nát, các loại khoai củ,… Bánh mì được làm từ bột mì với thành phần chính là tinh bột, có tác dụng làm giảm lượng axit dịch vị dư thừa bên trong dạ dày, như bông gòn hút nước làm giảm các cơn đau một cách hiệu quả.

Nếu bệnh đau dạ dày không quá nghiêm trọng, bạn có thể ăn thêm lòng trắng trứng, thịt nạc để cung cấp thêm protein cho cơ thể. Tạo năng lượng để người bệnh có thể hoạt động khỏe mạnh cả ngày.

Các điều cần tránh khi ăn uống buổi sáng cho người đau dạ dày

- Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng hoạt động kém đi nên cần tránh ăn uống những mẫu thực phẩm tương đối khó tiêu vào bữa sáng, tránh dẫn đến tức bụng, tương đối khó chịu.

– Bữa sáng tránh ăn một số thức ăn chứa rất nhiều dầu mỡ, rất nhiều chất béo làm chúng ta tương đối khó tiêu, đầy bụng.

– Không sử dụng rượu cũng như các thực phẩm chứa cafein gây kích ứng niêm mạc da dày và khiến cho chúng ta đau hơn.

– Tránh ăn sáng khá vội, không kịp nhai nuốt sẽ làm cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

– Tránh hoạt động mạnh sau khi ăn sáng xong.

– Không thể nào bỏ bữa sáng, không để rất đói. Tuy nhiên cũng không cần ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ dẫn đến cơn đau.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

6 triệu chứng sau bữa ăn cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một số bệnh nguy hiểm có thể phát hiện thông qua những triệu chứng sau bữa ăn được giới chuyên gia công nhận. Nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.  

Các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên đánh giá thấp những triệu chứng sau bữa ăn, bởi thông qua những dấu hiệu này, còn có thể giúp bạn sớm phát hiện được một số căn bệnh tiềm ẩn trước đó:

1. Đau bụng dữ dội

Đau bụng dữ dội sau khi ăn thức ăn có dầu mỡ, ăn quá no hoặc uống rượu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, sau đó là có thể có sốt hoặc sốt nhẹ, vàng da (lòng trắng mắt chuyển sáng màu vàng, nước tiểu sẫm màu).

Hãy cảnh giác với triệu chứng của sỏi túi mật, bệnh tái phát cấp tính, viêm tụy cấp, thủng đường tiêu hóa, giãn dạ dày cấp tính…

2. Bị nấc

Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc, chủ yếu là do khó tiêu.


Viêm dạ dày mãn tính, viêm thực quản trào ngược cũng có thể dẫn đến tình trạng nấc thường xuyên. Người già bị huyết áp cao thường xuyên bị nấc, và không thể dừng lại, có thể là tiền thân của đột quỵ não.

Ngoài ra, nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.

Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn.

3. Đầy hơi 

Khi khả năng tiêu hóa của lá lách và dạ dày bị suy yếu, khả năng vận động của dạ dày kém, thức ăn tích tụ trong dạ dày, thường xuyên xuất hiện đầy bụng chướng hơi. Lúc này, khuyên bạn không nên ăn thức ăn khó tiêu hóa, nên bỏ thói quen ăn quá nhanh.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên xem xét liệu có viêm dạ dày mãn tính, bệnh dạ dày hay không.

4. Không thoải mái ở bụng trên

Sau khi ăn, bụng trên có cảm giác không thoải mái, có đôi chút khó chịu nhẹ, hoặc vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm), hoặc bạn cảm thấy no ở bụng trên, nghẹt thở, buồn nôn, kém ăn, và giảm cân.

Hãy cảnh giác bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, khó tiêu, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy…

5. Thèm ăn

Ăn rất ngon miệng, càng ăn càng muốn ăn thêm, sau khi ăn thường cảm thấy khô miệng, bình thường uống rất nhiều nước, đi tiểu nhiều, nhưng cân nặng không ngừng giảm, đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

6. Tiêu chảy

Đau bụng xảy ra ngay khi ăn, có cảm giác buồn đi đại tiện, nếu đi xong sẽ có cảm giác tình trạng bệnh thuyên giảm hơn, thường xuyên lặp đi lặp lại như vậy.

Khi gặp thời tiết lạnh hoặc các món ăn lạnh, các đồ ăn có tính kích thích cũng có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài. Nên cảnh giác bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng, có tác động làm giảm acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày “nghỉ ngơi”, giúp mau lành các tổn thương.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng, viêm, loét ở niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn Hp, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, sinh hoạt không điều độ, áp lực, căng thẳng trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau.

Tuy nhiên nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng và nguy cơ tái phát cao phải kể đến là do chế độ ăn của người bệnh. Đây là vấn để tưởng chừng như bình thường nhưng lại khiến dạ dày bị kích thích tăng tiết axit làm lớp chất nhày càng ngày càng mỏng đi, gây viêm loét.

Nắm được cơ chế trên, người bệnh cần có chế độ ăn cho hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có tác dụng kháng axit, trung hòa axit, gia tăng lượng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, tránh những thực phẩm giàu tính axit hay kích ứng dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Sữa và các sản phẩm từ sữa khá tốt cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt sữa chua là nguồn probiotic phong phú, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng có thể bổ sung vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Người bệnh lưu ý nên chọn sữa đã tách béo, dùng sữa dê thay sữa bò vì chúng dễ tiêu hóa hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột như: bánh quy, bánh xốp, yến mạch, bột gạo, bột sắn, khoai, gạo nếp…... Chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày.

Các loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… Đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Dạ dày khi bị tổn thương, hiệu suất làm việc ít nhiều bị suy giảm. Để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghê, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.

Viêm loét dạ dày - tá tràng nên kiêng gì?

Thức ăn khó tiêu

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.

Thức ăn tăng tiết dịch vị axit

Khi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:

Thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, thuốc lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

Thức ăn chứa nhiều axit

Nhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều axit gây bào mòn thành ruột, dạ dày.

Người bệnh dạ dày nên xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp, hình thành một số thói quen ăn uống đúng giờ giấc,tránh bỏ bữa, không ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh vận động mạnh sau khi ăn. Có như vậy bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm.

Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.