Hiển thị các bài đăng có nhãn rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

6 trường hợp tuyệt đối không nên uống nước cam

Cam là một loại thức uống rất bổ và giàu vitamin C. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể uống nước cam, thậm chí uống nước cam sai thời điểm sẽ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì vậy cần phải cân nhắc trước khi muốn uống nước cam nhé.

Không uống nước cam khi đói bụng

Nước cam thường có vị chua chua. Nên nếu uống nước cam khi bụng rỗng sẽ khiến tăng axit gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, mắc các bệnh nghiêm trọng về dạ dày.

Không uống nước cam ngay sau khi ăn sáng

Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Không uống nước cam khi uống kháng sinh

Vì trong nước cam có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Vì vậy cách tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Không uống nước cam sau khi ăn no

Không chỉ hạn chế uống nước cam khi bụng rỗng mà kể cả lúc no cũng không nên uống nước cam. Vì khi vừa ăn no xong, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn.

Nếu lúc này uống thêm một ly nước cam sẽ khiến dạ dày bị quá tải, do đó uống nước cam lúc này sẽ khiến chức năng dạ dày hoạt động thêm khó khăn, gây áp lực, dẫn tới tức bụng, khó chịu. Lâu dài gây ra bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh dạ dày.

Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy

Với những người có bệnh dạ dày, cũng nên hạn chế uống nước cam. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Để uống nước cam với người đang bị bệnh dạ dày, cách tốt nhất là bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một. Vì như vậy sẽ hạn chế tác động đến niêm mạc dạ dày và cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Không uống nước cam trước khi đánh răng

Tuyệt đối không được uống nước cam trước khi đánh răng vì như vậy bạn đang tự phá hủy hàm răng của mình. Việc này sẽ khiến axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, từ đó làm hỏng men răng.


Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp ở các mẹ bầu. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi...mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được quan tâm đúng mức.

Vì sao phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường, dẫn đến khó khăn trong vấn đề tiêu thụ thức ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các nguyên nhân thường gặp nhất là:

Khi mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hormone progesterone tăng lên làm giảm sự co bóp các cơ trong đó có cơ thành ruột dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thai phụ dễ bị đầy bụng, khó tiêu.


Sự phát triển của thai nhi làm kích thước tử cung tăng lên, tử cung càng lớn càng chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột non bị đẩy lên trên và nằm ngang dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, ruột già bị ép lại gây khó tiêu, táo bón.

Phụ nữ dễ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai còn do trong chế độ ăn uống có quá nhiều dầu mỡ, hoặc thường xuyên ăn những món ăn để lên men.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp 

Rối loạn tiêu hóa được chia thành nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, tùy vào từng nhóm triệu chứng sẽ có cách chăm sóc và điều trị khác nhau:

Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu

Thai phụ nếu thường có triệu chứng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu thì chưa cần thiết đi khám. Có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đầy hơi, ợ chua, khó tiêu như:

  • Uống những loại thức uống hoặc những món ăn giúp dễ tiêu hóa như uống trà gừng... Đồng thời nên tránh ăn những món ăn gây đầy hơi, ví dụ như những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột.
  • Có thể uống nước nhiều nhưng mỗi lần chỉ uống từng ít một.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại men tiêu hóa.

Nôn – ói mửa

Phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai với triệu chứng nôn ói thì cần uống thuốc chống nôn ói nhưng lưu ý nên sử dụng những loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai.


Trong trường hợp thai phụ nôn ói quá nhiều, không thể ăn, không thể uống và thậm chí không uống được thuốc thì thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, truyền dịch hoặc dùng thuốc đặt hậu môn để giảm tình trạng nôn ói.

Tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy và có dấu hiệu đau bụng nhẹ, thai phụ có thể sử dụng các loại thuốc tiêu chảy như thuốc smecta, đây là loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, nếu thai phụ có triệu chứng tiêu chảy kèm theo sốt, đi ngoài phân có đàm, máu thì đây là triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng do ngộ độc thức ăn hoặc do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Những trường hợp này thai phụ cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Tiêu chảy nhiễm trùng giai đoạn đầu có thể gây kích thích cơn gò tử cung, sinh non. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và nhiễm độc thai nhi.

Táo bón

Khi bị táo bón, thai phụ nên ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước hoặc có thể sử dụng các loại thuốc như sorbitol hoặc có thể dùng thuốc bơm hậu môn để giảm tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, nếu thai phụ bị táo bón có đi cầu ra máu hoặc lòi trĩ và gây đau thì cần đi khám ngay, tránh để tình trạng táo bón kéo dài, không điều trị sẽ dẫn đến nghẹt trĩ hoặc chảy máu hậu môn.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa khi mang thai bằng cách nào?

Đối với thai phụ trong quá trình mang thai, vấn đề dinh dưỡng luôn đóng 1 vai trò rất quan trọng. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ, các mẹ bầu cần lưu ý:

  • Nên ăn từng ít một và chia ra nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày. Ví dụ: một ngày có thể ăn 6 hoặc 7 bữa, mỗi lần ăn 1 ít để hệ tiêu hóa có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả.
  • Hạn chế ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên tăng cường ăn các loại củ rau, củ, quả tươi. 
  • Những món ăn lên men như dưa muối, củ kiệu...  nên ít ăn bởi nó rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng vì trong măng có chứa chất xyanua, đây là một chất độc không tốt cho thần kinh của trẻ.
  • Nên uống nhiều nước, khoảng từ 2 lít nước 1 ngày, nếu có thể nên dùng nước trái cây. Hạn chế uống những loại nước có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga.
  • Không ăn những loại đồ ăn đã để qua đêm vì sẽ làm tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa nhiều hơn so với người bình thường.


Như vậy, rối loạn tiêu hóa khi mang thai không phải là vấn đề hiếm gặp, vì thế các mẹ bầu cần phải chú ý trong việc ăn uống để tránh gặp phải tình trạng này. Với những thai phụ đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa thì việc theo dõi sức khỏe để có thể thăm khám và khắc phục kịp thời là điều cần thiết.