Hiển thị các bài đăng có nhãn dầu tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dầu tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Tỏi tía có tác dụng gì đối với sức khỏe

Tỏi tía có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, huyết áp, đặc biệt rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Tỏi tía có tác dụng gì?


Tỏi tía là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm, chỉ có tại Việt Nam. Thành phần hoạt chất chính trong trong tỏi tía là các gốc sun phít dễ bay hơi (Allicin) được chứa trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi. Dùng tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, hỗ trợ điều trị chứng chướng bụng đầy hơi….

Ngoài ra, dầu tỏi tía cũng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích thích hệ thần kinh giải phóng hormon adrenalin, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng chuyển hóa của cơ thể, giúp đốt cháy calo và giảm cân. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng chất béo thành các mảng mỡ thừa dưới da, giảm sự tích tụ những mảng chất béo mới hình thành trong cơ thể đến 40%.


Vùng bụng ít cơ và ít chịu tác động trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, do vậy việc đốt cháy năng lượng tại chỗ thấp hơn các vùng khác của cơ thể như đùi, tay, chân, lưng… Hoạt chất sunphat trong dầu tỏi kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của toàn bộ cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân, nhất là vùng bụng.

Mặc dù tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số người dùng vẫn chưa biết cách sử dụng đúng loại gia vị thuốc này. Thói quen dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng thức ăn làm mất đi phần lớn hoạt chất quý. Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Allicin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu nhanh khỏi và hồi phục tốt hơn.

Cách dùng dầu tỏi tía tốt nhất


Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày hoặc chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi. Do tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi nên việc dùng dầu tỏi trước khi đi ngủ sẽ giúp có giấc ngủ sâu, hô hấp mạnh trong khi ngủ giúp thau rửa các khí cặn bã ở đáy phổi. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu nhanh khỏi và hồi phục tốt hơn.

Tại Việt Nam, viên dầu tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cảm cúm và ho dai dẳng, đặc biệt rất an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Viên dầu tỏi nên được uống trước khi đi ngủ để kích thích hô hấp, làm sạch phổi và giữ ấm cơ thể, khi ngủ dậy cơ thể thường có cảm giác nhẹ nhõm, rất sảng khoái.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Chuyên gia tư vấn cách tăng cường miễn dịch cho người cao tuổi

Ông Nguyễn Đức Minh, Thạc sĩ Dinh dưỡng Đại học Washington cho rằng người cao tuổi cần bổ sung dưỡng chất, ăn chín, uống sôi để nâng cao sức đề kháng.

Thạc sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Đức Minh, nguyên là Phó Phòng Quản lý Khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Theo ông Minh, trong mùa dịch bệnh, cách phòng chống tốt nhất là nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ này ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể cũng như khi đã gây bệnh. Người cao tuổi, hệ miễn dịch suy yếu rất cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ.


Thạc sĩ Dinh dưỡng chỉ ra những điểm người cao tuổi nên lưu ý sau đây.

Lên thực đơn khoa học


Theo Thạc sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Đức Minh, thực đơn khoa học là yếu tố hàng đầu để mọi người đặc biệt là người cao tuổi có sức khoẻ tốt, tăng cường khả năng miễn dịch. Trong mùa dịch bệnh, người cao tuổi nên ăn đủ các chất: tinh bột, đường, protein, chất béo... Với những tỉnh miền Bắc có khí hậu lạnh, nên tăng cường chất béo từ thực vật trong bữa ăn, giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Ngày thời tiết lạnh, có thể ăn nhiều hơn ngày thời tiết nóng do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường.

Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp cho cải thiện hệ miễn dịch bao gồm: vitamin A, D, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin C. Vitamin C làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ.

Cẩn trọng khi chế biến đồ ăn


Trong mùa dịch bệnh, việc chế biến đồ ăn rất quan trọng để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình nói chung và người cao tuổi nói riêng. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, khi chế biến cần nấu chín kỹ. Với món ăn riêng cho người già nên nấu mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm...

Khi ăn, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1-2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calori và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, vào bữa tối dẫn đến đầy bụng chướng hơi.



Uống đủ nước, không dùng đồ uống có cồn


Theo Thạc sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Đức Minh người già thường cảm thấy lạnh nên có thói quen dùng rượu gừng, rượu thuốc để chống rét. Đây là quan niệm sai lầm. Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu gây dãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm. Nên giữ ấm bằng cách ăn thêm tỏi, gừng, uống trà gừng.

Ngoài ra, người già cũng nên uống đủ nước để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày. Tuy nhiên, tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối dẫn đến tình trạng tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mất ngủ cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Giữ ấm cơ thể và tập luyện nhẹ nhàng


Thạc sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Đức Minh nhận định, với người cao tuổi việc giữ ấm cơ thể rất quan trọng, đặc biệt là người sống ở các tỉnh miền Bắc vào thời điểm này. Ngoài ăn đồ ăn nóng, người già cần mặc đủ ấm. Với người có tiền sử bệnh hen, bệnh hô hấp cần giữ ấm mũi, cổ bằng khăn áo khi đi ra gió.

Người già cũng nên tập luyện đều đặn giúp cho cơ thể dẻo dai, xương và cơ bắp chắc khoẻ. Vào mùa dịch bệnh, có thể tập những bài thể dục đơn giản trong nhà. Tuy nhiên, người già không nên tập luyện quá sức, tập thể dục dưới trời mưa hay khi nhiệt độ xuống quá thấp.

Mùa dịch bệnh, song song với việc ăn uống các thực phẩm nêu trên, Thạc sĩ Nguyễn Đức Minh lưu ý người già cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế đã ra khuyến cáo để giữ sức khoẻ tốt, hạn chế lây nhiễm bệnh dịch nguy hiểm.