Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu chảy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu chảy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Đau bụng, buồn nôn do ăn đồ bị nhiễm khuẩn

Sau khi ăn dưa góp, người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy, nôn nhiều, rơi vào tình trạng lơ mơ và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Được biết, trước đó bệnh nhân có ăn dưa góp, sau khi ăn khoảng 6 tiếng xuất hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều lần, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân được chăm sóc điều trị tích cực, sức khỏe dần ổn định.

Thậm chí, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: mạch nhanh, huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng không hồi phục và tử vong.


Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng nhận biết:

Sau bữa ăn 6 - 12 giờ, tình trạng ngộ độc xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:

- Sốt cao 38 – 39 độ C, rét run, đau mỏi toàn thân

- Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 - 10 lần hoặc hơn.

- Nôn sau 1 - 2 lần ỉa lỏng

- Nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 5 - 10 lần hoặc hơn, làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Có thể chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng.

Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dễ có truỵ tim mạch.

Cần phải xử trí ngay tại nhà như sau:

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, vì trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải và đi vào trụy mạch.

Xử trí tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 - 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột. Đây là sai lầm hay mắc phải nhất do sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân cũng như sự thiếu ý thức của nhân viên y tế, đặc biệt là các dược tá nhà thuốc.

Thuốc làm giảm nhu động ruột như loperamid, diphenoxynat có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột gây tình trạng tăng độ đặc của phân. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, sử dụng nhóm thuốc này sẽ làm chậm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó càng làm cho tình trạng nhiễm độc nặng nề hơn.

Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống như trên, cần bù đủ nước điện giải ngay, nếu đi lỏng nhiều và nôn nhiều, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị, tránh tự dùng thuốc ở nhà làm bệnh biến chuyển nặng và đe dọa sốc nhiễm  khuẩn, tử vong.

Trẻ bị tiêu chảy có nên sử dụng men tiêu hóa?

Bé nhà em năm nay 2 tháng tuổi, mấy tuần nay cháu hay bị đau bụng, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa . Có người mách em mua men tiêu hóa cho bé uống nhưng em vẫn băn khoăn. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp. Trần Thị Hiền (Tuyên Quang).

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy , song phần lớn là do trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh nên đã diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy .

Trường hợp của con bạn, do cháu còn nhỏ, lại bị rối loạn tiêu hóa đã mấy tuần. Vậy, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

Bạn không nên tự ý điều trị cho con, dù là bằng bài thuốc dân gian, hay thuốc kháng sinh, vì việc tự điều trị rất nguy hiểm, không những làm tổn thương thêm đường ruột còn rất non nớt của trẻ, mà còn làm bệnh nặng thêm, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ nữa.

Men tiêu hóa (dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột) và men vi sinh (giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn) tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể cản trở đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể khiến người bệnh khó chịu, suy dinh dưỡng…Vậy chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin sau đây.

Tiêu chảy không dung nạp lactose là một bệnh về đường tiêu hóa, chứng bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và người già. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người mắc chứng bệnh này cần có chế độ dinh dưỡng riêng để hạn chế sự phát triển của bệnh.

1. Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thụ đường lactose - loại đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomai. Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non ngừng sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa và hấp thụ đường sữa. Đường sữa không tiêu hóa sẽ di chuyển đến ruột già và các vi khuẩn xuất hiện ở ruột già gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy không dung nạp lactose.

2. Dấu hiệu

- Đau dạ dày và đầy hơi: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơ thể không có khả năng hấp thụ đường sữa, nó sẽ đi qua ruột non cho tới ruột già. Các carbohydrate như lactose không thể được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột kết, nhưng chúng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên. Quá trình lên men này giải phóng axit béo cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi và chuột rút.

- Xuất hiện cơn đau nằm quanh rốn và ở nửa dưới của bụng: Người bệnh có cảm giác đầy hơi do sự gia tăng của khí và nước trong ruột, làm cho thành ruột bị căng. Đau dạ dày và đầy hơi do tiêu chảy không dung nạp lactose thường gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn, đau, cứng bụng... 

- Tiêu chảy: Do chứng không dung nạp lactose nên bệnh gây ra tiêu chảy, tăng thể tích nước trong đại tràng vì thế làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. 

- Táo bón: Dấu hiệu táo bón, đi tiêu không hoàn chỉnh, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường ít gặp hơn so với tiêu chảy. Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được đường sữa tạo ra khí metan, khí metan làm chậm thời gian cần thiết để di chuyển thức ăn qua ruột dẫn đến táo bón ở một số người.

- Các triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp, loét miệng, gặp các vấn đề khi đi tiểu. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế hãy chú ý cơ thể để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose là gì? Thực tế, không có kết luận chính xác nào về các nguyên nhân gây ra bệnh, ở mỗi bệnh nhân lại có một hoặc một nhóm nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:

- Enzyme lactase không được cơ thể sản xuất đủ để hấp thụ đường lactose. Thông thường loại enzyme này được ruột non sản sinh sau 2 tuổi (sau khi cai sữa)

- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, bệnh crohn, bệnh celiac, viêm ruột non… đều có khả năng giảm lượng lactase sẵn có.

- Do bẩm sinh: nhiều trẻ mắc chứng tiêu chảy không dung nạp lactose ngay từ khi mới sinh ra.

3.2. Đối tượng có nguy cơ mắc tiêu chảy không dung nạp lactose

- Bệnh thường gặp ở người châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico hơn so với các đối tượng khác.

- Tuổi cao: người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose cao.

- Sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase bởi loại enzyme này thường tăng lên trong thời kỳ bào thai muộn.

- Đang chữa ung thư: Nếu bạn từng xạ trị ung thư vùng bụng hoặc các biến chứng về tiêu hóa do hóa trị thì nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose sẽ cao hơn.

4. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose

Nếu bạn có các biểu hiện như thường xuyên chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa, bạn nên đến các trung tâm y tế để thực hiện tình trạng tiêu chảy không dung nạp lactose. Bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm xác nhận đo hoạt động của menase trong cơ thể gồm: 

- Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu để đo phản ứng của cơ thể với chất lỏng có chứa nồng độ đường sữa cao.

- Kiểm tra hơi thở hydro: Kiểm tra hơi thở hydro nhằm giúp đo lượng hydro trong hơi thở của bạn sau khi uống một lượng lớn đường sữa. Quá trình vi khuẩn phân hủy đường sữa là quá trình lên men để giải phóng hydro và các loại khí khác. Các khí này được hấp thụ và thở ra vì thế nếu bạn không tiêu hóa hoàn toàn đường sữa thì hơi thở của bạn sẽ có lượng hydro cao hơn bình thường.

- Kiểm tra độ axit phân: Phương pháp này thường được thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em để đo lượng axit lactic trong mẫu phân. Khi vi khuẩn trong ruột lên men đường sữa không tiêu hóa sẽ tích tụ axit lactic.

5. Phương pháp điều trị

Hiện tại không có cách nào để làm cơ thể bạn khỏi chứng tiêu chảy không dung nạp đường sữa hoàn toàn. Việc điều trị thực hiện bằng cách:

- Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa sữa ra khỏi chế độ ăn. Để bổ sung dinh dưỡng từ sữa, bạn có thể tìm kiếm các loại sữa không chứa lactose, các sản phẩm sữa ít béo, không béo, ít đường...

- Các bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc viên, thuốc nhỏ, thuốc dạng nhai để uống trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

- Chọn lựa các thực phẩm thay thế sữa như đậu nành, sữa gạo, hạnh nhân...

- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. 

- Không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, vẫn cho trẻ tiếp tục bú bởi các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột.

6. Biến chứng bệnh

Biến chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, đây là bệnh nguy hiểm với trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong của 3,5 triệu trẻ em trên toàn cầu hàng năm. Đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây ứ đọng lại trong ruột hút nước làm tiêu chảy và kéo dài nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xuất hiện ở 1/1000 trẻ.

Ngoài ra, tiêu chảy không dung nạp lactose còn có thể gây ra các biến chứng như trẻ suy dinh dưỡng nặng, kém ăn, chậm phát triển, ảnh hưởng niêm mạc ruột

Người không dung nạp lactose dễ đối mặt với các vấn đề như thiếu canxi, vitamin D, chất đạm, riboflavin...

7. Phương pháp phòng tránh bệnh

Không có cách phòng tránh hoàn toàn chứng tiêu chảy không dung nạp lactose. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các cách sau đây để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển:

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, bổ sung các thực phẩm ăn dặm có thành phần dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, bột gạo, cháo gạo...

- Hạn chế các thực phẩm chứa sữa/ đường có thể gây dị ứng

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, cà phê, thuốc lá, trà… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng

8. Cách ăn uống cho người tiêu chảy không dung nạp lactose

- Thực phẩm giàu canxi: sữa bò và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nên bổ sung các thực phẩm khác chữa canxi như yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, cam, quả sung...

tieu-chay-khong-dung-nap-lactose-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-4
Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung khi cơ thể không dung nạp lactose

- Bổ sung sữa dê: Sữa dê giàu dinh dưỡng và có lượng đường lactose thấp hơn sữa bò dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, bạn hãy thử sữa dê nhé.

- Bổ sung thực phẩm giàu probiotics: probiotics là các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung probiotics là cách hỗ trợ đường ruột tốt nhất.

- Bổ sung nước hầm xương: nước hầm xương chứa các khoáng chất như canxi, photpho, magie tốt cho cơ thể kiểm soát chứng không dung nạp lactose...

Người tiêu chảy không dung nạp lactose nên kiêng ăn gì?

- Hạn chế sữa và các thực phẩm từ sữa không tốt cho chứng không dung nạp lactose.

- Các loại thực phẩm khó tiêu.

- Thực phẩm gây dị ứng.

9. Các câu hỏi thường gặp về tiêu chảy không dung nạp lactose

Cách điều trị tiêu chảy không dung nạp lactose là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lactose… Ngoài ra chú ý theo chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn có thể giảm triệu chứng không?

Có thể, bởi các triệu chứng của bệnh xảy ra khi người bệnh sử dụng các thực phẩm chứa lactose. Bạn có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương tự nhưng có hàm lượng lactose thấp.

Độ tuổi mắc bệnh chứng không dung nạp lactose là bao nhiêu?

Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, người già. Bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Bệnh tiêu chảy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng tiêu chảy thường xuất hiện vào mùa hè và có thể bùng phát thành dịch nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng hơn, bệnh kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận…

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

Thông thường, thức ăn sau 2 - 3 ngày sẽ được cơ thể hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng. Còn các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1 đến 2 lần mỗi ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.


Tiêu chảy là một tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn do E.coli, tả, lỵ, thương hàn, virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. 

Đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh sẽ tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

2. Phân loại bệnh tiêu chảy

2.1. Tiêu chảy do bị kích thích bài tiết


Đây là tình trạng tiêu chảy do tăng sự kích thích hoặc do cơ thể không dung nạp được. Nguyên nhân chủ yếu của loại tiêu chảy này là do độc tố của khuẩn tả làm kích thích bài tiết ion âm, đặc biệt là ion clorua. Tình trạng tiêu chảy này vẫn tiếp tục kể cả khi không ăn.

2.2. Tiêu chảy thẩm thấu


Loại tiêu chảy này xuất hiện khi có quá nhiều nước được kéo vào ruột. Nếu một người uống nước có quá nhiều đường hay quá nhiều muối, những thứ này có thể kéo nước từ cơ thể vào trong ruột và gây nên tiêu chảy thẩm thấu. Tiêu chảy thẩm thấu cũng có thể do tiêu hóa kém ở bệnh nhân mắc bệnh về tụy hoặc bệnh Coeliac, khi đó các chất dinh dưỡng bị bỏ lại trong ruột kéo theo nước. Hoặc tiêu chảy có thể do các thuốc nhuận tràng thẩm thấu gây ra, loại thuốc này làm giảm tình trạng táo bón bằng cách kéo nước vào ruột. 

Đối với những người khỏe mạnh, dùng quá nhiều magie hoặc vitamin C hay đường lactose khó tiêu hóa cũng có thể gây ra tiêu chảy thẩm thấu và chứng sưng ruột. Đối với những người hấp thu kém fructose, việc tiêu thụ quá nhiều fructose cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Những thực phẩm chứa nhiều fructose cũng đồng thời chứa lượng lớn đường glucose sẽ dễ hấp thu hơn và ít gây tiêu chảy hơn.

Ngoài ra, các loại rượu có đường như sorbitol (thường có trong các thực phẩm không chứa đường) thường khó làm cơ thể hấp thu và nếu dùng lượng lớn có thể khiến bị tiêu chảy thẩm thấu. Phần lớn những trường hợp này, tiêu chảy thẩm thấu sẽ ngưng nếu các tác nhân gây tiêu chảy không được nạp vào cơ thể nữa.

2.3. Tiêu chảy rỉ mủ


Khi bệnh nhân mắc tiêu chảy loại này, trong phân sẽ có máu và mủ. Loại tiêu chảy rỉ mủ này thường do các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng và những bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng như E.coli, hay những dạng ngộ độc thực phẩm gây ra.

2.4. Kiết lỵ


Tiêu chảy có kèm máu thấy rõ trong phân, tiêu chảy này gọi là kiết lỵ. Máu là dấu hiệu cho thấy mô ruột bị xâm lấn. Bị lỵ là một trong các triệu chứng của bệnh Shigella, Entamoeba histolytica, và Salmonella. 

3. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy là gì?


Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Một số lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy bao gồm:

- Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. 

- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.

- Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.

- Khối u thần kinh - khối u thường xuất phát từ trong đường tiêu hóa.

- Bệnh Hirschsprung - là bệnh bẩm sinh có tình trạng khi trẻ được sinh ra bị thiếu các tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

- Xơ nang - Là bệnh di truyền dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

- Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan - một nhóm bệnh phức tạp đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường, được gọi là bạch cầu ái toan, trong các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa.

- Thiếu kẽm.

Đường lây truyền bệnh tiêu chảy:

- Khi chạm vào phân của người bị nhiễm bệnh (ví dụ như: chạm vào tã bẩn).

- Chạm vào đồ vật bị nhiễm phân của người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn và sau đó tay bị nhiễm chạm vào miệng hay thực phẩm.

- Sử dụng các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

4. Triệu chứng bệnh tiêu chảy


Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là: 

- Phân lỏng.

- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn.

- Đầy hơi, buồn nôn và ói mửa.

- Đau đầu, chóng mặt.

- Ăn mất ngon.

- Khát nước liên tục.

- Sốt, mất nước.

- Phân có máu.

- Lượng phân nhiều.

- Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn.

- Da lạnh, khô da.

- Người mệt mỏi.

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm đúng cách điều trị bệnh.

5. Những biến chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp


Biến chứng của bệnh tiêu chảy là gì, không phải ai cũng hiểu rõ, dưới đây là những biến chứng có thể gặp khi bị bệnh:

- Tiêu chảy nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong. 

- Tiêu chảy gây suy thận cấp cũng có thể dẫn đến tử vong. 

- Suy dinh dưỡng do trẻ ăn ít trong thời gian bệnh.

6. Các biện pháp điều trị bệnh


Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy là gì sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung, mức độ nghiệm trọng của bệnh nhân.

Mất nước là mối quan tâm chính đối với bệnh tiêu chảy. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm…

Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý truyền nước ở nhà mà phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Đối với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ thì tình trạng bệnh có thể thuyên giảm trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh bị nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục thì cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân.

Căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy với các loại thuốc tiêu chảy phù hợp. Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.

7. Nguyên tắc ăn uống khi mắc bệnh tiêu chảy


Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo...

Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày. Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ. 

Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm và nước rau quả. Chuyển thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp, sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm...

Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ hoặc rau có nhiều xơ. Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống, tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lí. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng. 

8. Phòng tránh bệnh tiêu chảy


Dưới đây là những phương pháp giúp phòng tránh bệnh tiêu chảy cần được thực hiện đúng và đầy đủ:

- Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.

- Tiêm vaccine rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.

- Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thức ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. 

- Không uống nước máy.

- Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy).

- Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ.

- Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín.

- Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong.

9. Những câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu chảy

9.1. Những ai thường bị tiêu chảy?


Tiêu chảy là một căn bệnh rất phổ biến, người lớn trung bình bị tiêu chảy bốn lần một năm. Tất cả mọi người, bất kể độ tuổi và giới tính đều có thể bị tiêu chảy. Bệnh có thể dao động từ mức độ nhẹ và tạm thời, cho đến mức độ nặng và có thể đe dọa tính mạng. Bị tiêu chảy kéo dài quá lâu mà không khỏi có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó chẳng hạn như bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.

9.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tiêu chảy là gì?


Ngoài một số bệnh gây ra tiêu chảy, một số thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể gây ra tiêu chảy: 

- Không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh. 

- Bảo quản thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh.

- Không làm sạch bếp thường xuyên.

- Nguồn nước không sạch.

- Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng.

- Không rửa tay bằng xà phòng.

9.3. Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ?


Tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và đe dọa tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy trẻ đi tiểu ít, bị khô miệng và khô da, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu và buồn ngủ.

Ngoài ra cần đưa bé đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:

- Các triệu chứng của mất nước như tay chân lạnh, da nhợt nhạt, giảm lượng nước tiểu, lơ mơ, li bì.

- Sốt cao.

- Phân chứa máu và mủ.

- Phân đen.

Trường hợp tiêu chảy ở người lớn

Cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau đây:

- Phân đen hoặc trong phân có máu.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Mất ngủ.

- Tình trạng mất nước nghiêm trọng.

- Sụt cân.

Cơ địa của mỗi người khác nhau nên mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất khác nhau. Tốt nhất, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bản thân để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Cách chăm sóc trẻ bị đầy hơi

Chỉ bằng vài thao tác đơn giản là mẹ đã có thể khắc phục tình trạng đầy hơi của bé.

Nguyên nhân bé bị đầy hơi

Nuốt nhiều không khí

Nguyên nhân thực sự khiến bé bị đầy hơi và cách khắc phục nhanh chóng mẹ nào cũng làm được cho con.

Khi em bé bú bình, núm ti có kích thước không phù hợp hoặc thân chai bị nghiêng, không khí cũng sẽ bị hút vào bụng qua khe hở núm vú. Trẻ sơ sinh khóc nhiều cũng có thể gây đầy hơi.

Khó tiêu

Do sự tích tụ của phân trong ruột, sự tăng sinh của vi khuẩn xấu sinh ra khí, hoặc dị ứng protein sữa, không dung nạp đường sữa, viêm ruột gây ra tiêu hóa và kém hấp thu dễ tạo ra một lượng lớn khí trong bụng bé.

Bị lạnh bụng

Khi bụng bé lạnh, chức năng ruột bị rối loạn, sẽ gây ra đầy hơi. Nếu rối loạn nghiêm trọng, em bé có thể bị tiêu chảy.


Nguyên nhân thực sự khiến bé bị đầy hơi và cách khắc phục nhanh chóng mẹ nào cũng làm được cho con

Cách khắc phục khi bé bị đầy hơi

Mẹ cho con bú điều chỉnh chế độ ăn

Nếu có quá nhiều đường trong sữa mẹ, đường sẽ bị lên men quá mức trong bụng của bé và bé rất dễ bị đầy hơi. Lúc này, các bà mẹ nên chú ý hạn chế lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, mẹ sữa nên cố gắng tránh các thực phẩm có thể gây đầy hơi cho bé, chẳng hạn như đậu, ngô, khoai lang, súp lơ và thực phẩm cay.

Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh cho bé

Đừng để bé đói quá lâu trước khi bú, vì bé quá đói quá lâu sẽ mút rất nhanh  và dễ hút nhiều không khí khi bú. Các mẹ nên cho con bú đúng giờ và vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú để khí trong dạ dày và ruột được thải ra từ thực quản.

Massage bụng làm giảm đầy hơi

Massage vừa phải có thể thúc đẩy nhu động ruột và thông khí, có thể làm giảm đầy hơi. Hãy để bé nằm ngửa trên giường và nắm lấy thực hiện động tác đẹp xe đạp. Bạn cũng có thể để bé nằm một lúc sau khi tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ giúp cho đầu của bé không bị xẹp, mà còn rèn luyện sức mạnh chân tay trên của bé. 

Chườm khăn ấm lên bụng ấm

Mẹ cũng có thể chườm bụng của em bé bằng một chiếc khăn ấm và thúc đẩy nhu động ruột của em bé giảm bớt sự khó chịu do đầy hơi. Khi sử dụng phương pháp này, hãy chú ý đến nhiệt độ của khăn để tránh làm bỏng bé.

Đi khám nếu có tình trạng bất thường

Nếu bụng của bé bị sưng và cứng, trẻ trông không thoải mái, không có tinh thần tốt và thậm chí có những bất thường như nôn mửa hoặc thở hổn hển, cha mẹ nên đặc biệt chú ý và đưa bé đến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể gây nên các biến chứng trầm trọng đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.

Tiêu chảy là bệnh như thế nào?

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước, đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường đi ngoài trên 3 lần trong một ngày nhưng phân nát hoặc sền sệt thì không phải là tiêu chảy.

Bất cứ người nào cũng có thể mắc bệnh tiêu chảy. Phân càng có nhiều nước, mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy càng cao. Trẻ em dễ bị tử vong do tiêu chảy nhiều hơn người lớn vì trẻ em bị mất nước rất nhanh.


Tiêu chảy là một loại bệnh thường gặp trong cộng đồng và thường diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần một chế độ điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tiêu chảy nặng gây mất nước nhiều hoặc kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ít khi được phát hiện sớm ngay ở người bệnh, vì vậy điều trị bệnh tiêu chảy vẫn cơ bản dựa vào phòng chống mất nước của cơ thể. Việc sử dụng sớm Oresol nhằm bù nước và điện giải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các trường hợp tiêu chảy nên được dùng Oresol áp lực thẩm thấu thấp. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi cần được bổ sung chất kẽm để điều trị và phòng chống tiêu chảy.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một triệu chứng bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chia ra làm hai nguyên nhân chủ yếu là nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra bởi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ thực phẩm, đồ uống bị nhiễm bẩn như vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Shigella, Escherichia coli .. hoặc một số loại virus như virus Rota, Norwalk, Cytomegalo, Herpes... Ngoài ra tiêu chảy cũng có thể gây nên do một số loại ký sinh trùng đường ruột xâm nhập và ký sinh ở hệ tiêu hóa như Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium ...

Tiêu chảy do không nhiễm khuẩn gây ra ở một số người có cơ địa không thể tiêu hóa được một vài thành phần trong thức ăn như không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa; dị ứng thức ăn; bị tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng của một số thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống acid dạ dày chứa chất magnesium.

Ngoài ra, các bệnh về đường ruột như bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh đường tiêu hóa gây tổn thương ở ruột non và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (bệnh Coeliac); rối loạn chức năng co bóp ruột như hội chứng tăng nhu động ruột do kích thích; sau phẫu thuật dạ dày hoặc cắt túi mật tạo ra sự thay đổi về thời gian thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa hoặc lượng dịch mật tăng lên trong ruột... cũng tạo điều kiện cho triệu chứng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện.

Tùy theo nguyên nhân khác nhau, ngoài triệu chứng tiêu chảy, bệnh nhân còn có thể có một số triêu chứng khác đi kèm như đau quặn bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn, mót rặn, sốt, đi ngoài ra máu…

Xử trí khi bị tiêu chảy

Những trường hợp bị tiêu chảy với khối lượng ít, không có dấu hiệu mất nước và các dấu hiệu nguy hiểm có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà, cho uống dung dịch Oresol, bảo đảm chế độ dinh dưỡng.

Những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có bất kỳ một trong các dấu hiệu nguy hiểm như: tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, kéo dài trên 4 ngày, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều... người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí và điều trị kịp thời; không nên chần chừ, coi thường vì có thể nguy hại đến sức khỏe, kể cả tính mạng của người bệnh. 

Một vấn đề cũng cần chú ý là nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bị tiêu chảy phải đưa đến ngay cơ sở y tế như là một điều bắt buộc để chủ động phòng tránh những nguy cơ trầm trọng xảy ra.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Mắc 5 bệnh này không nên bổ sung chất xơ

Chất xơ có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, có những người không dùng được hoặc là phải hạn chế chất xơ. 

Trẻ em suy dinh dưỡng

Trẻ em suy dinh dưỡng bị thiếu chất do chế độ ăn không đủ cung cấp năng lượng, đặc biệt là chế độ ăn nghèo nàn  protein. Tình trạng này khiến cơ thể gầy gò, thấp bé, nhẹ cân. Những trẻ này không nên bổ sung quá nhiều chất xơ bởi chúng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các men có mặt ở trong lòng ruột, bao gồm cả men tiêu hóa protein. Sự tiêu hóa protein không đầy đủ sẽ dẫn tới bé bị thiếu hụt chất này và càng làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm.

Người bị tiêu chảy

Người bị tiêu chảy cần hạn chế bớt chất xơ bởi chúng làm tăng khối lượng nước trong phân, tăng khối lượng phân, kích thích làm đường ruột co bóp nhanh hơn, dẫn đến tiêu chảy càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Kẽm vốn là một điện giải có tác dụng làm tăng sức mạnh miễn dịch của đường ruột. 

Người bị thiếu máu

Người bị thiếu máu sẽ cảm thấy rất yếu ớt, mệt mỏi bởi họ bị thiếu máu mà chủ yếu là thiếu tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu là tế bào duy nhất của máu giúp cơ thể khỏe mạnh. Để tăng được số lượng hồng cầu, bắt buộc phải tăng hàm lượng sắt nhưng chất xơ lại làm giảm hấp thu sắt. 

Người bị loãng xương

Chất xơ có một tác dụng phụ là giảm hấp thu canxi. Khi uống sữa giàu canxi rồi sau đó bạn lại ăn rau quả, canxi hấp thu sẽ bị giảm xuống. Do đó với những người loãng xương thiếu canxi, nếu bổ sung nhiều chất xơ sẽ giảm hấp thu canxi trong ruột, xương càng yếu ớt và loãng hơn. 

Người viêm dạ dày thể teo

Đặc điểm người viêm dạ dày thể teo là dịch dạ dày tiết ra rất ít. Thức ăn bị đọng lại ở trong dạ dày lâu hơn bình thường. Khi đó, người bị viêm dạ dày thể teo cảm thấy rất khó chịu, đầy bụng, chướng bụng, ậm ạch trong bụng. Nếu ăn thêm chất xơ, sự ậm ạch càng tăng lên. Chất xơ làm chậm lại tốc độ tiêu hóa thức ăn, làm thức ăn trôi qua lòng ruột lâu hơn, làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Tác hại của việc ăn uống thiếu chất xơ


Cơ thể đói nhanh. Việc ăn chất xơ thường xuyên, cơ thể bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, tinh thần và thể trạng cũng vì thế khỏe mạnh hơn. Vì chất xơ được tiêu hoá lâu hơn trong cơ thể. 

Táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ. Để hạn chế việc táo bón và để cơ thể trở nên khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật bạn nên bổ sung chất xơ có trong nhiều rau xanh giúp cơ thể bạn giàu năng lượng hơn.

Tăng nguy cơ về tim mạch. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng, khi bạn không ăn nhiều chất xơ có trong rau thì nguy cơ rất cao khi về già sẽ gây bệnh xơ vữa động mạch.

Tăng lượng đường trong máu. Các thực phẩm ít chất xơ có thể nhanh chóng làm tăng vọt đường huyết. Việc thay đổi bất ngờ này không chỉ khiến cơ thể lờ đờ mà còn là nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Người ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường cao gấp đôi người thường xuyên ăn đầy đủ chất xơ.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Loạn khuẩn ruột do kháng sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, có thể do vi khuẩn, virut, nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh.

Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi bạn ngưng dùng kháng sinh. Đôi khi có một loại tiêu chảy nặng xảy ra gọi là viêm ruột màng giả.

Vì sao kháng sinh gây loạn khuẩn?

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng nhằm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.


Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược mà hầu hết kháng sinh đều có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, vì vậy, khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin.

Biểu hiện khi bị loạn khuẩn do kháng sinh

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày, đặc biệt không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng dùng kháng sinh. Nếu tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn ở trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.

Một số trường hợp suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt. Với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị như thế nào?

Để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

Khi bị loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì nên bổ sung thêm men vi sinh có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời. Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.

Cần làm gì tại nhà?

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt ở trẻ em, thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

Ngay tại nhà, cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Một điểm hết sức quan trọng nữa đó là trong khi bé bị tiêu chảy cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, cho bé ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bé còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Táo bón ở trẻ em: Hiểu đúng và cách phòng bệnh

Táo bón ở trẻ em là số lần đi đại tiện của trẻ dưới 3 lần/tuần. Kèm theo triệu chứng trẻ khó khăn khi đi đại tiện và phân bị cứng. Tuy nhiên, nếu như trẻ đi vệ sinh ít hơn số lần trên nhưng phân vẫn mềm thành khuôn thì đó không phải là táo bón.

Táo bón ở trẻ em dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Theo BS Quân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ như chế độ ăn, tâm lý lối sống, nguyên nhân thực thể. Trẻ bị táo bón trước tiên có thể do chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Ở trẻ dưới 6 tháng thì do uống sữa ngoài không bổ sung đủ thành phần xơ, Probiotic. Trẻ lớn hơn thì do ăn thiếu rau củ và ít ăn các loại quả.
táo bón ở trẻ em


“Tâm lý và lối sống của trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới căn bệnh này. Nhiều trẻ sợ đi ngoài do nhà vệ sinh bẩn và có mùi khó chịu. Nhiều trường hợp trẻ không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ nên trẻ hay quên hoặc mải chơi nên thường nhịn đi vệ sinh. Các trẻ có lối sống ít vận động cũng làm nhu động ruột kém nên dễ gây táo bón”, BS Quân cho biết.

BS Quân cũng cảnh báo, bệnh lý vô hạch đại trực tràng bẩm sinh chiếm 5% tổng số trường hợp táo bón.  Biểu hiện của bệnh lý vô hạch đại trực tràng gây nên táo bón là trẻ chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24 giờ sau sinh. Với trẻ lớn hơn, thường phải thụt mới đi ngoài được.

Táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột. “Khi phải sử dụng đến phương pháp thụt tức là trẻ đã có biểu hiện của viêm ruột, tắc ruột. Trong một vài trường hợp trẻ điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả thì cần phải can thiệp phẫu thuật cắt đoạn đại tràng vô hạch” - BS Quân cho biết thêm.

BS Hồng Quý Quân cảnh báo: táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột.

Phương pháp phòng bệnh đơn giản nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu phải bổ sung thêm sữa ngoài, cha mẹ nên chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ, Probiotic. Cần cho trẻ uống đủ nước, bao gồm nước lọc, sữa, canh, nước hoa quả... nhất là khi trẻ mất nhiều mồ hôi khi nóng, vận động nhiều hay khi sốt cao.

Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định như sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc sau khi ăn tối. Với trẻ lớn hơn, có thể điều trị duy trì các thuốc như chất xơ, thuốc chống táo bón, kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi trẻ đã đi đại tiện đều và phân mềm.

“Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24h sau sinh, trẻ táo bón kéo dài trên 2 tuần. Trẻ có những đợt đau bụng, sốt hoặc bụng trướng to, tiêu chảy. Trẻ đi vệ sinh ra máu do nứt kẽ hậu môn vì rặn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức” – BS Quân khuyến cáo./.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là bị gì?

Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Vậy hiện tượng này báo hiệu điều gì về sức khỏe bạn?

1. Thắc mắc của thính giả

Chào bác sĩ! Khoảng 4 – 5 tháng trước em đi phân lỏng một thời gian rồi nó tự hết. Sau đó, em đi phân mềm nhưng không còn chắc như xưa. Khi uống bia, rượu hoặc sữa vào là em bị tiêu chảy, một ngày có thể đi 4 – 5 lần. Vậy cho em hỏi đường tiêu hóa em bị gì?

2. Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là bị gì?

Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng bị tiêu chảy sau khi uống rượu bia. Ngoài tiêu chảy có thể kèm theo một số triệu chứng khác.
Theo PGS. TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), bị tiêu chảy sau khi uống bia, rượu hoặc sữa có thể do 2 nguyên nhân phổ biến sau đây:

2.1 Thứ nhất, do hệ tiêu hóa thiếu men tiêu hóa

Bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn,…sau khi uống bia, rượu, sữa có thể do hệ tiêu hóa đang thiếu một số loại men tiêu hóa như men tiêu hóa sữa, men tiêu hóa bia, rượu,…

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể bổ sung thêm yaourt vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu cách này không mang lại hiệu quả, người bệnh phải sử dụng thêm một số men tiêu hóa dạng thuốc. 

2.2 Thứ hai, do hội chứng đại tràng kích thích

Đi ngoài sau uống rượu bia cũng có thể do hội chứng đại tràng kích thích hay còn gọi là hội chứng ruột già kích thích. Khi đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị đúng cách, tránh tình trạng tiêu chảy kéo dài gây mất nước cho cơ thể.

Ngoài ra, đi cầu sau khi uống rượu, bia cũng có thể xuất phát từ thức ăn và bia rượu. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm hoặc rượu bia giả, kém chất lượng cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng, đi cầu sau đó.

Lời khuyên: Nếu tiêu chảy sau khi uống rượu, bia kéo dài thì bạn nên đi khám để kiểm tra đường tiêu hóa cũng như đại tràng để có hướng khắc phục kịp thời và đúng cách.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cách ứng phó với bất lợi trên tiêu hóa của thuốc kháng sinh

Tôi bị viêm phế quản, đi khám bác sĩ kê dùng thuốc kháng sinh azithromycin. Khi dùng thuốc tôi bị tiêu chảy. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này?

Kháng sinh nói chung và azithromycin nói riêng là thuốc được kê dùng trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Giống như tất cả các loại thuốc, azithromycin có thể gây ra các tác dụng phụ trong đó có các vấn đề về tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn... Như vậy, tiêu chảy là một trong những tác dụng trên tiêu hóa của các thuốc này.

Nguyên nhân là do kháng sinh có thể làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật ruột làm mất cân bằng vi khuẩn, sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn... Uống nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp người bệnh đối phó với tình trạng này cho đến khi kết thúc quá trình dùng thuốc. Hoặc có thể bổ sung men vi sinh và prebiotic trong và sau một đợt kháng sinh có thể giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột.


Cách ứng phó với bất lợi trên tiêu hóa của thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nói chung có thể gây bất lợi trên hệ tiêu hóa.

Nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, có thể liên quan đến Clostridium difficile (C. difficile), là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào ruột già và gây viêm đại tràng do Clostridium difficile - một bệnh nhiễm trùng gây viêm ruột và tiêu chảy nghiêm trọng. Nguyên nhân là do kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn tốt trong ruột và vi khuẩn xấu đã phát triển quá mức. Tình trạng này có thể gây mất nước và có thể phải nhập viện. Vì vậy, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Điều này có thể góp phần gây đầy hơi và chuột rút tiếp tục ngay cả sau khi bạn ngừng dùng thuốc.
Vì vậy, nếu các bất lợi thoáng qua và hết khi tiếp tục dùng thuốc, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ trở nên trầm trọng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được thay thuốc phù hợp và xử lý các tác dụng phụ của thuốc kịp thời.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

8 cách trị tiêu chảy tại nhà an toàn

Làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn 8 cách điều trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản, hiệu quả và an toàn.


1. Bổ sung nước cho cơ thể

Bạn sẽ không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri do bị tiêu chảy. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần phải bù đắp những gì bị mất. Điều đầu tiên là bạn phải uống thật nhiều nước.

Uống 8 ly nước trong ngày là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy. Mặc dù nước lọc bình thường không có chất điện giải, nhưng nó vẫn là cách hữu hiệu cho bệnh nhân bị tiêu chảy .

Sự lựa chọn khác thay nước để giúp bạn điều trị tiêu chảy nhanh hơn là uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay nước ép mận. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.

2. Sữa chua

Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn.

Chúng ta biết rằng uống kháng sinh kéo dài có thể gây tiêu chảy bằng cách giết chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Để hạn chế bị tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy .

3. Nghỉ ngơi


Khi bị tiêu chảy, không có gì tốt hơn so với việc nghỉ ngơi đầy đủ để chữa khỏi bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Do đó, để điều trị tiêu chảy, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái và đặt một chiếc khăn hay một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.

4. Tránh xa một số loại thức ăn

Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn như phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu uống sữa, ruột của bạn sẽ hoạt động kém đi. Hơn nữa, bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.

5. Trà hoa cúc

Một trong những cách cầm tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Uống ba tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể. Người ta nói rằng chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt.

6. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt.

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng bạn không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn và làm cho bệnh tiêu chảy khó điều trị.

Khi bị tiêu chảy, bạn hãy tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó.

Khoai tây cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang mất đi. Tuy nhiên, ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.

Các loại rau như cà rốt giúp bạn tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh đau bao tử nhanh chóng. Hơn nữa, chúng đều rất giàu chất dinh dưỡng. Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng là sự lựa chọn thông minh cho những người muốn thoát khỏi bệnh tiêu chảy.

7. Quả việt quất

Quả việt quất được coi là thần dược trị được nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà. Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

8. Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA TIÊU CHẢY

Khi bạn bị tiêu chảy phân của bạn sẽ lỏng hay sền sệt. Tiêu chảy là bệnh phổ biến và không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Bệnh này thường kéo dài trong một vài ngày và có thể điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy theo quy định.

Các triệu chứng của bệnh như bụng bị đầy hơi, đau bụng, đi tiêu lỏng và nhiều lần, bạn có cảm giác muốn đi vào nhà vệ sinh khẩn cấp, thậm chí là buồn nôn và ói mửa. Khi tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, phân sẽ có chất nhầy, các loại thực phẩm không được tiêu hóa hết, thậm chí là đi ra máu, giảm cân và bị sốt.

Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn ba lần một ngày và không uống đủ nước, bạn sẽ bị mất nước dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Tiêu chảy thường do virut gây ra. Nguyên nhân chính là do dị ứng thực phẩm, lạm dụng rượu, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, tác dụng phụ của thuốc, cường giáp, xạ trị, ung thư, phẫu thuật hệ thống tiêu hóa, hay những rối loạn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bệnh tiêu chảy có thể biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn không cần phải làm gì. Tuy nhiên, sự khó chịu của bệnh này sẽ biến mất nhanh hơn khi uống thuốc trị tiêu chảy hoặc có các biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà một cách tự nhiên.