Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón ở trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón ở trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

9 thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng

Dù lượng thức ăn ăn mỗi bữa không nhiều nhưng bạn vẫn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm. Có một số loại thực phẩm làm cho dạ dày chúng ta “khổ sở” kéo dài, cần tìm ra đúng các loại thực phẩm này để tránh hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Nhiều người cho biết, họ thường xuyên gặp hiện tượng đầy hơi, khó chịu nơi dạ dày, nhất là sau những bữa ăn thịnh soạn, cảm giác bồn chồn, khó chịu trong bụng tăng lên. Bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống cũng như các loại thực phẩm đưa vào cơ thể trước khi nghi ngờ mình có thể mắc một căn bệnh nào đó của hệ tiêu hóa.


Thực phẩm có hàm lượng fructose cao

Trái cây nói chung là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường fructose rất nhỏ, dễ tiêu hóa, phòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên fructose thực chất là một loại đường đơn, nó là “ thực phẩm yêu thích” của các loại vi khuẩn đường ruột, đây là nguyên nhân tạo thành khí trong dạ dày khi ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cao fructose. 

Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu, chà là, nho khô .... Tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.

Các loại đậu

Đậu được biết đến là thực phẩm chuyên gây ra chứng đầy bụng bởi các loại đậu nói chung có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, đặc biệt là protein thực vật cao hơn bất kỳ loại rau nào khác. Ngoài ra chúng còn chứa chất stachyose và raffinose phức – đây là hai loại đường phức tạp mà khi qua ruột già, vi khuẩn bacteria “ăn” những thành phần đường này và tạo ra khí.

Vậy làm thế nào bạn có thể tránh sự hình thành khí và vẫn có thể ăn đậu, nguồn thực phẩm chính đảm bảo protein cho những người ăn chay? Đơn giản chỉ cần ngâm đậu trong nước một thời gian và sau đó rửa sạch chúng trước khi nấu. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong đậu và giảm bớt những khó khăn của các chất khí.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Không dung nạp lactose là một vấn đề thường gặp của khoảng 20 % dân số thế giới, là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ phát hiện nhất ở trẻ em, khi cho trẻ uống sữa trẻ thường bị đi ngoài, đau bụng, hay “xì hơi”. 

Đó là do dạ dày không sản xuất ra một loại enzym giúp tiêu hóa lactose. Có thể tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều lactose như hạn chế lượng sữa hoặc sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, bơ, kem chua và pho mát. Hãy dùng các sản phẩm thay thế bổ sung canxi như các loại rau xanh đậm, tôm, cua, súp lơ....

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là “tác nhân” làm dạ dày đầy hơi. Bởi trong các loại ngũ cốc nguyên hạt thường có thành phần chính là các sợi thực vật chứa carbohydrate cao, thường khó tiêu hóa hơn các thành phần khác. 

Khi chất xơ này đến đại tràng, các vi khuẩn kết hợp với chúng gây lên men giải phóng khí. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh quy giòn, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt nên hạn chế để tránh đầy hơi.

Rau quả có đường khó tiêu

Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. 

Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ. Hoặc hạn chế sử dụng các loại rau này khi đầy hơi hoặc bạn có thể tìm đến các chuyên gia y tế để nhận sự giúp đỡ, có một số loại thuốc hạn chế được chứng đầy hơi, khó chịu dạ dày..

Đồ uống có ga và nước sô-đa

Các loại đồ uống có ga như nước ngọt, bia, khi tiêu thụ là bạn đã “bổ sung” cho hệ tiêu hóa của mình một lượng khí từ bên ngoài vào. Điều này thường làm người uống “phát thải khí” qua hậu môn, tệ hơn là ợ nóng ngay tại chỗ. Thay thế nước ngọt và đồ uống có ga bằng nước, trà hoặc nước trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn.

Kẹo cứng

Vào mỗi dịp tết, việc ăn bánh kẹo là một trong những cách bạn đang làm gia tăng khí trong dạ dày. Bánh quy là sản phẩm tạo khí đường ruột, còn khi bạn ngậm kẹo vô tình bạn đã nuốt một lượng khí từ bên ngoài vào dạ dày của mình. 

Ngoài ra các sorbitol- một chất thay thế đường thường được dùng làm chất tạo ngọt trong kẹo, làm tăng nguy cơ khí đường ruột, có người bị nặng hơn là tiêu chảy kéo dài.

Yến mạch

Bột yến mạch là một loại thực phẩm ăn sáng ngon và lành mạnh. Nhiều người thường dùng bột yến mach để giảm cân bởi nó có hàm lượng cao chất xơ. Nhưng thực tế loại thực phẩm này không có những mối nguy hiểm nếu không hiểu biết để dùng đúng. 

Các chuyên gia y tế cho rằng, bột yến mạch hoặc bất kỳ loại sản phẩm khác của nó bao gồm cám yến mạch hoặc bánh làm từ bột yến mạch đều gây ra khí quá mức trong đường ruột do trong nó có hàm lượng cao chất xơ hòa tan.

Thực phẩm chế biến

Thực phẩm đóng gói, các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, ngũ cốc hay bánh mì mà thành phần chứa nhiều lactose và fructose. Nếu sử dụng kết hợp các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn tất sẽ dẫn đến sự gia tăng thải khí.

Nhai kẹo cao su:

Hiện nay trên thị trường thường bán các sản phẩm kẹo cao su không có sorbitol, đây là loại kẹo cao su nên sử dụng hơn các loại thông thường khác. 

Bởi kẹo cao su thường chứa nhiều sorbitol, ngoài ra còn có xylitol hay mannitol, đều là các chất khó tiêu hóa, tăng ợ hơi, tạo khí trong dạ dày. Thêm vào đó, việc nhai kẹo cao su thường xuyên cũng làm chính bản thân người ăn nuốt nhiều hơi từ ngoài vào cơ thể, gây khí đường ruột.

Chúng ta không cần thiết phải kiêng tuyệt đối tất cả các sản phẩm kể trên, bạn chỉ cần hạn chế các sản phẩm đó khi dạ dày cảm thấy khó chịu, ậm ạch. Tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và việc lắng nghe cơ thể mình để bạn có thể ăn uống khoa học, có lợi nhất cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh mắc bệnh.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ khi có con nhỏ. Vậy trong giai đoạn trẻ táo bón mẹ cần quan tâm đến điều gì, trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi nêu trên.

Các biểu hiện ở trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện qua các triệu chứng như giảm tần suất đi đại tiện bình thường hay dưới 3 lần/ tuần, kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn, đau, phân khô và cứng. Hậu môn của bé có thể bị nứt, loét dẫn đến tình trạng chảy máu. Nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.


Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng của trẻ táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Đối với trường hợp này, chỉ cần trẻ bú tốt, chơi vui vẻ thì dù số lần đi cầu ít thì mẹ chưa cần phải quá lo lắng.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Phần lớn trẻ bị táo bón chức năng với nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống, lối sống không hợp lý. Chính vì vậy, trẻ ăn gì và không nên ăn gì khi bị táo bón là điều bố mẹ phải nắm chắc để điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.

Bé bị táo bón không nên ăn gì?

- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, chứa sắt và một số loại protein khó tiêu hóa. Lượng thời gian để tiêu hóa hết lượng thịt đỏ này so với thời gian tiêu hóa rau xanh là cần gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Điều này làm tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn.

- Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh: Các loại bánh kẹo ngọt như chocolate, mì ống, bánh quy giòn; đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich… là những loại thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Pho mát và sữa công thức chứa lactose là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn phomat và dùng sữa công thức chứa lactose vì đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.

Bé bị táo bón nên ăn gì?


- Hoa quả họ cam, quýt, bưởi: Hoa quả họ cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

- Khoai sọ, khoai tây, khoai lang: Khoai sọ, khoai tây, khoai lang cung cấp hàm lượng chất xơ, tinh bột có tác dụng làm nhuận tràng, giúp làm giảm táo bón ở trẻ.

- Các loại rau xanh có tính mát như mồng tơi, bắp cải, rau diếp xanh…đây đều là các loại rau có tính mát, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, rau mồng tơi cung cấp chất nhầy giúp phân mềm hơn, trẻ đi ngoài dễ hơn.

Bổ sung lợi khuẩn sống bằng men vi sinh cho trẻ bị táo bón

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc điều trị táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, rau củ nếu nấu quá kỹ cũng bị hao hụt đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.Trong nhiều trường hợp, ngay cả cung cấp đủ rau nhưng trẻ vẫn bị táo bón do cơ thể không hấp thu được một cách triệt để nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn.


Đó là lý do bên cạnh thay đổi chế độ ăn, bố mẹ cần bổ sung lợi khuẩn sống bằng các loại men vi sinh chất lượng tốt cho trẻ, ví dụ men Usantibiopro của Mediphar USA. 

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ thống miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ những men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng. Lợi khuẩn chính là những vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc của ruột để tránh các bệnh đường ruột (trong đó có bệnh táo bón ở trẻ nhỏ).

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

5 món cần có khi bị táo bón

Táo bón có thể là một chứng bệnh đáng lo ngại khiến bạn cảm thấy thật khủng khiếp. Nó cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe.

Không chỉ làm bạn cảm thấy không khỏe, táo bón còn có thể gây ra bệnh trĩ, nứt hậu môn và phân rất chặt. Các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc nhuận tràng để thư giãn nhu động ruột.

Tuy nhiên, một chế độ kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh có thể khắc phục vấn đề này. Cách tốt nhất là thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ. Điều này sẽ đảm bảo nhu động ruột hoạt động tốt.

Khoai lang

Đây là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin A. Hãy đưa khoai lang vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Ngay cả bệnh nhân hóa trị cũng có thể ăn món này để giảm táo bón.

Cháo bột yến mạch

Đây là một nguồn chất xơ tốt. Nó cũng làm giảm mức cholesterol xấu. Thêm một ít hạt và quả mọng và bạn có một bữa ăn lành mạnh.

Rau bó xôi

Rau bó xôi sẽ cung cấp dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Nó cũng sẽ làm thư giãn nhu động ruột, theo The Health Site.

Táo

Một quả táo mỗi ngày giúp bạn khỏi cần đi bác sĩ. Đúng vậy! Táo rất giàu pectin, một loại chất xơ đặc biệt, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin C và K. Ăn súp lơ xanh hằng ngày để đại tiện đều đặn, theo The Health Site.



Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Táo bón ở trẻ em: Hiểu đúng và cách phòng bệnh

Táo bón ở trẻ em là số lần đi đại tiện của trẻ dưới 3 lần/tuần. Kèm theo triệu chứng trẻ khó khăn khi đi đại tiện và phân bị cứng. Tuy nhiên, nếu như trẻ đi vệ sinh ít hơn số lần trên nhưng phân vẫn mềm thành khuôn thì đó không phải là táo bón.

Táo bón ở trẻ em dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Theo BS Quân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ như chế độ ăn, tâm lý lối sống, nguyên nhân thực thể. Trẻ bị táo bón trước tiên có thể do chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Ở trẻ dưới 6 tháng thì do uống sữa ngoài không bổ sung đủ thành phần xơ, Probiotic. Trẻ lớn hơn thì do ăn thiếu rau củ và ít ăn các loại quả.
táo bón ở trẻ em


“Tâm lý và lối sống của trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới căn bệnh này. Nhiều trẻ sợ đi ngoài do nhà vệ sinh bẩn và có mùi khó chịu. Nhiều trường hợp trẻ không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ nên trẻ hay quên hoặc mải chơi nên thường nhịn đi vệ sinh. Các trẻ có lối sống ít vận động cũng làm nhu động ruột kém nên dễ gây táo bón”, BS Quân cho biết.

BS Quân cũng cảnh báo, bệnh lý vô hạch đại trực tràng bẩm sinh chiếm 5% tổng số trường hợp táo bón.  Biểu hiện của bệnh lý vô hạch đại trực tràng gây nên táo bón là trẻ chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24 giờ sau sinh. Với trẻ lớn hơn, thường phải thụt mới đi ngoài được.

Táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột. “Khi phải sử dụng đến phương pháp thụt tức là trẻ đã có biểu hiện của viêm ruột, tắc ruột. Trong một vài trường hợp trẻ điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả thì cần phải can thiệp phẫu thuật cắt đoạn đại tràng vô hạch” - BS Quân cho biết thêm.

BS Hồng Quý Quân cảnh báo: táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột.

Phương pháp phòng bệnh đơn giản nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu phải bổ sung thêm sữa ngoài, cha mẹ nên chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ, Probiotic. Cần cho trẻ uống đủ nước, bao gồm nước lọc, sữa, canh, nước hoa quả... nhất là khi trẻ mất nhiều mồ hôi khi nóng, vận động nhiều hay khi sốt cao.

Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định như sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc sau khi ăn tối. Với trẻ lớn hơn, có thể điều trị duy trì các thuốc như chất xơ, thuốc chống táo bón, kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi trẻ đã đi đại tiện đều và phân mềm.

“Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24h sau sinh, trẻ táo bón kéo dài trên 2 tuần. Trẻ có những đợt đau bụng, sốt hoặc bụng trướng to, tiêu chảy. Trẻ đi vệ sinh ra máu do nứt kẽ hậu môn vì rặn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức” – BS Quân khuyến cáo./.