Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón nên ăn gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn táo bón nên ăn gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Một số thuốc dễ gây táo bón

Táo bón là chứng bệnh ở đường tiêu hóa khá phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, trong đó có việc dùng thuốc.

Một số thuốc làm đại tràng hoạt động chậm lại, ảnh hưởng đến đường ruột và các bộ phận khác của cơ thể, gây táo bón. Nếu phải dùng lâu dài thì sẽ dễ dẫn đến táo bón kéo dài.

Táo bón tức là tình trạng phân di chuyển trong đường tiêu hóa chậm chạp, gây tình trạng đại tiện khó khăn, số lần đi đại tiện cách xa nhau từ 3 ngày trở lên (1 tuần không đi đại tiện được 3 lần). Khi đi đại tiện, phân khô cứng, nhỏ có khi thành cục, đại tiện xong mà cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Táo bón là nguyên nhân gây ra các bệnh như nứt hậu môn, thoát vị, trĩ gây nhiễm độc cho cơ thể do phân tích tụ lâu ngày.

Các loại thuốc phổ biến gây táo bón

Thuốc giảm đau opioid: Opioid là các thuốc giảm đau mạnh, có thể kiểm soát cơn đau hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bị đau cấp hoặc mạn. Táo bón do opioid là tác dụng không mong muốn, thường gặp ở nhiều bệnh nhân sử dụng opioid.

Opioid làm giảm nhu động ruột kết hợp với giảm bài tiết ở ống tiêu hóa và tăng tái hấp thu dịch từ lòng ruột làm cho phân khô và cứng gây khó đi đại tiện ở bệnh nhân. Bệnh nhân táo bón do opioid thường gặp tình trạng phân cứng và trướng bụng; có thể  buồn nôn, nôn (điều trị nôn, buồn nôn bằng các thuốc chống nôn hoặc các thuốc kháng cholinergic làm tình trạng táo bón của bệnh nhân càng xấu hơn).

Khi dùng opioid, người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, uống nước, tập thể dục và hoạt động thể chất... và dùng thuốc chống táo bón khi cần thiết (theo chỉ định của bác sĩ).


Thuốc sắt và các chế phẩm bổ sung sắt: Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt và các chế phẩm bổ sung sắt là táo bón, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do không cung cấp đủ lượng nước cần thiết khiến cơ thể không hấp thu được những khoáng chất trong một số loại sắt.

Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt không hấp thu được vào cơ thể, toàn bộ lượng khoáng chất này được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu và vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón. Để hạn chế tác dụng phụ gây táo bón, người dùng cần uống thuốc sắt với nhiều nước và nên lựa chọn sắt hữu cơ thay cho sắt vô cơ.

Thuốc huyết áp: Các thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin, amlodipin là các thuốc phổ biến để điều trị tăng huyết áp. Bên cạnh tác dụng giãn cơ trơn mạch máu gây hạ huyết áp thì các thuốc chẹn kênh canxi còn làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, làm giảm sức co bóp, giảm nhu động đường tiêu hóa dẫn tới tình trạng táo bón.

Thuốc kháng acid: Các thuốc kháng acid hay còn gọi là antacid là các thuốc có bản chất kiềm, dùng đường uống để trung hòa acid dạ dày. Hydroxyd nhôm là một trong những antacid dùng phổ biến nhưng lại có tác dụng phụ gây táo bón. Để hạn chế tác dụng phụ gây táo bón, người ta thường phối hợp nhôm hydroxyd với magie hydroxyd bởi vì magie hydroxyd có tác dụng nhuận tràng sẽ khắc phục được tình trạng táo bón của nhôm hydroxyd.

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc chống trầm cảm như amitryptilin, imipramin cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón phổ biến. Các thuốc thuộc nhóm này gây ức chế thần kinh phó giao cảm, làm giảm nhu động ruột gây táo bón.

Lời khuyên của thầy thuốc

Các thuốc gây táo bón là thuốc tác động gián tiếp gây xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, do đó người bệnh cần thận trọng trước khi dùng thuốc. Cần báo cáo với bác sĩ những tác dụng phụ do thuốc gây ra để có sự điều chỉnh phù hợp.

Người bệnh không tự ý hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng vì khi lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các cơ đại tràng khiến chúng phụ thuộc vào thuốc và không thể hoạt động được nếu không có thuốc dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài sau khi ngừng thuốc.

Người bị táo bón trước hoặc song song với sử dụng thuốc (thậm chí để phòng ngừa táo bón), cần áp dụng các biện pháp sau: Ăn nhiều chất xơ sợi hơn (rau cải, hoa quả), uống nhiều nước (1,5-2 lít nước mỗi ngày), tập phản xạ đi đại tiện vào một giờ cố định và tăng cường vận động, thể dục thể thao...

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ khi có con nhỏ. Vậy trong giai đoạn trẻ táo bón mẹ cần quan tâm đến điều gì, trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi nêu trên.

Các biểu hiện ở trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện qua các triệu chứng như giảm tần suất đi đại tiện bình thường hay dưới 3 lần/ tuần, kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn, đau, phân khô và cứng. Hậu môn của bé có thể bị nứt, loét dẫn đến tình trạng chảy máu. Nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.


Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng của trẻ táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Đối với trường hợp này, chỉ cần trẻ bú tốt, chơi vui vẻ thì dù số lần đi cầu ít thì mẹ chưa cần phải quá lo lắng.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Phần lớn trẻ bị táo bón chức năng với nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống, lối sống không hợp lý. Chính vì vậy, trẻ ăn gì và không nên ăn gì khi bị táo bón là điều bố mẹ phải nắm chắc để điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.

Bé bị táo bón không nên ăn gì?

- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, chứa sắt và một số loại protein khó tiêu hóa. Lượng thời gian để tiêu hóa hết lượng thịt đỏ này so với thời gian tiêu hóa rau xanh là cần gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Điều này làm tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn.

- Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh: Các loại bánh kẹo ngọt như chocolate, mì ống, bánh quy giòn; đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich… là những loại thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Pho mát và sữa công thức chứa lactose là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn phomat và dùng sữa công thức chứa lactose vì đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.

Bé bị táo bón nên ăn gì?


- Hoa quả họ cam, quýt, bưởi: Hoa quả họ cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

- Khoai sọ, khoai tây, khoai lang: Khoai sọ, khoai tây, khoai lang cung cấp hàm lượng chất xơ, tinh bột có tác dụng làm nhuận tràng, giúp làm giảm táo bón ở trẻ.

- Các loại rau xanh có tính mát như mồng tơi, bắp cải, rau diếp xanh…đây đều là các loại rau có tính mát, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, rau mồng tơi cung cấp chất nhầy giúp phân mềm hơn, trẻ đi ngoài dễ hơn.

Bổ sung lợi khuẩn sống bằng men vi sinh cho trẻ bị táo bón

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc điều trị táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, rau củ nếu nấu quá kỹ cũng bị hao hụt đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.Trong nhiều trường hợp, ngay cả cung cấp đủ rau nhưng trẻ vẫn bị táo bón do cơ thể không hấp thu được một cách triệt để nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn.


Đó là lý do bên cạnh thay đổi chế độ ăn, bố mẹ cần bổ sung lợi khuẩn sống bằng các loại men vi sinh chất lượng tốt cho trẻ, ví dụ men Usantibiopro của Mediphar USA. 

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ thống miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ những men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng. Lợi khuẩn chính là những vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc của ruột để tránh các bệnh đường ruột (trong đó có bệnh táo bón ở trẻ nhỏ).