Hiển thị các bài đăng có nhãn usantibiopro. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn usantibiopro. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Kháng kháng sinh - Hệ lụy khôn lường trong xử lý viêm đại tràng

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh có nguy cơ trở nên trầm trọng, đặc biệt với những người viêm đại tràng mạn tính.

Sai lầm dẫn đến kháng kháng sinh trong điều trị viêm đại tràng

Người viêm đại tràng khi nội soi trong lòng đại tràng có nhiều ổ viêm loét nên khi xử lý bắt buộc phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại, chữa lành các ổ viêm loét. Nhưng việc phải dùng quá nhiều kháng sinh nên người bệnh dễ bị kháng thuốc do những sai lầm sau:

- Dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau: Người bệnh cứ khỏi một thời gian lại bị lại nên những lần sau thường được chuyển sang các loại kháng sinh khác. Việc dùng quá nhiều loại kháng sinh khiến vi khuẩn quen dần với độc tính của nhiều loại kháng sinh và lần lượt kháng các loại kháng sinh đã dùng. Nếu tình trạng cứ kéo dài, người viêm đại tràng phải đối mặt với nguy cơ không còn loại thuốc kháng sinh để sử dụng.


- Sử dụng kháng sinh dài ngày và không đủ liều lượng: người viêm đại tràng thường phải dùng kháng sinh trong một thời gian dài để chữa lành các ổ viêm loét khiến vi khuẩn dần nhờn thuốc nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận sẽ bị lại. Nhiều người cứ thấy đỡ lại ngừng thuốc khiến cho vi khuẩn không những không chết đi mà còn mạnh hơn, dễ dàng kháng thuốc.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh?

Trong cuốn sách Probiotics, Protection Against Infection của tác giả Casey Adamas viết: “Để bảo vệ chống lại các mầm bệnh, lợi khuẩn ​​sẽ tạo ra một số kháng sinh tự nhiên để ức chế các vi khuẩn gây bệnh ...”

Chính vì vậy, có đầy đủ lợi khuẩn trong đường ruột, có nghĩa là chúng ta đang duy trì một sức khỏe tổng thể tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, chúng giúp cơ thể ức chế, tấn công, chống lại sự xâm nhập các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây hại.

Nhưng việc sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, nhưng đồng thời cũng diệt luôn cả lợi khuẩn. Do đó, mỗi lần uống kháng sinh đồng nghĩa với việc giảm sức đề kháng của cơ thể, hệ thống miễn dịch suy giảm, nên càng dùng nhiều kháng sinh thì nguy cơ sẽ bị kháng kháng sinh. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh sẽ tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc mà không thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh.


Chính vì vậy, việc bổ sung men vi sinh để bù đắp lợi khuẩn bị giảm sau mỗi lần dùng kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh … là việc rất quan trọng với người viêm đại tràng. Đặc biệt là lợi khuẩn Bacillus . Đây là loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. 


Đầy đủ lợi khuẩn Bacillus  cho đường ruột sẽ giúp cân bằng tỷ lệ: 85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn, tiết 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn, phân hủy, đào thải cặn bã, tiết ra chất nhầy bảo vệ hệ tiêu hóa,. Đặc biệt, sản xuất ra 75% kháng thể giúp hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu việc dùng kháng sinh và phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

Rối loạn tiêu hóa sau khi uống thuốc kháng sinh

Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh dễ bị tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu… do khi tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo hệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, cùng vi khuẩn có hại, vi khuẩn có lợi cũng chịu tác dụng của thuốc và bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.


Để xử lý những vấn đề rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè... vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn; tránh thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống, và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.

Trong khi đó, dưới dạng bào tử - một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.

Được điều chế theo công nghệ hiện đại, sản phẩm men vi sinh dạng ống uống nhập khẩu từ châu  u chứa 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, giúp bổ sung tối đa lượng lợi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Đây là chủng vi khuẩn trợ sinh tự nhiên sống trong đường ruột, và là một trong những chủng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Để men vi sinh đạt hiệu quả điều trị cao, nên dùng  xen kẽ giữa các lần uống kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh trên 2 giờ.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ khi có con nhỏ. Vậy trong giai đoạn trẻ táo bón mẹ cần quan tâm đến điều gì, trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi nêu trên.

Các biểu hiện ở trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện qua các triệu chứng như giảm tần suất đi đại tiện bình thường hay dưới 3 lần/ tuần, kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn, đau, phân khô và cứng. Hậu môn của bé có thể bị nứt, loét dẫn đến tình trạng chảy máu. Nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.


Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng của trẻ táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Đối với trường hợp này, chỉ cần trẻ bú tốt, chơi vui vẻ thì dù số lần đi cầu ít thì mẹ chưa cần phải quá lo lắng.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?

Phần lớn trẻ bị táo bón chức năng với nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống, lối sống không hợp lý. Chính vì vậy, trẻ ăn gì và không nên ăn gì khi bị táo bón là điều bố mẹ phải nắm chắc để điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.

Bé bị táo bón không nên ăn gì?

- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, chứa sắt và một số loại protein khó tiêu hóa. Lượng thời gian để tiêu hóa hết lượng thịt đỏ này so với thời gian tiêu hóa rau xanh là cần gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Điều này làm tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn.

- Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh: Các loại bánh kẹo ngọt như chocolate, mì ống, bánh quy giòn; đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich… là những loại thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Pho mát và sữa công thức chứa lactose là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn phomat và dùng sữa công thức chứa lactose vì đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.

Bé bị táo bón nên ăn gì?


- Hoa quả họ cam, quýt, bưởi: Hoa quả họ cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

- Khoai sọ, khoai tây, khoai lang: Khoai sọ, khoai tây, khoai lang cung cấp hàm lượng chất xơ, tinh bột có tác dụng làm nhuận tràng, giúp làm giảm táo bón ở trẻ.

- Các loại rau xanh có tính mát như mồng tơi, bắp cải, rau diếp xanh…đây đều là các loại rau có tính mát, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, rau mồng tơi cung cấp chất nhầy giúp phân mềm hơn, trẻ đi ngoài dễ hơn.

Bổ sung lợi khuẩn sống bằng men vi sinh cho trẻ bị táo bón

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc điều trị táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, rau củ nếu nấu quá kỹ cũng bị hao hụt đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.Trong nhiều trường hợp, ngay cả cung cấp đủ rau nhưng trẻ vẫn bị táo bón do cơ thể không hấp thu được một cách triệt để nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn.


Đó là lý do bên cạnh thay đổi chế độ ăn, bố mẹ cần bổ sung lợi khuẩn sống bằng các loại men vi sinh chất lượng tốt cho trẻ, ví dụ men Usantibiopro của Mediphar USA. 

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ thống miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ những men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng. Lợi khuẩn chính là những vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc của ruột để tránh các bệnh đường ruột (trong đó có bệnh táo bón ở trẻ nhỏ).

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Bí quyết giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh trong mùa dịch

Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh, nhờ đó tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Dung nạp quá nhiều đường, đạm, chất béo cộng với chế độ ăn uống thất thường, sau Tết, nhiều trẻ dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và hấp thu dưỡng chất kém. Điều này dẫn đến sức đề kháng của trẻ suy giảm, khiến nhiều mẹ lo lắng khi tình hình dịch bệnh sau Tết cũng đang diễn biến phức tạp.

Nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng nôn trớ, đầy hơi chướng bụng, bị tiêu chảy hay táo bón, mẹ cần thực hiện các giải pháp dưới đây để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh trở lại.

Cân bằng chế độ ăn uống

Sau những ngày Tết sinh hoạt xáo trộn, mẹ nên cùng trẻ điều chỉnh về thói quen ăn uống khoa học, đủ bữa và đúng giờ. Việc này giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa dần trở lại đúng nhịp sinh học cũ, nhanh hồi phục và hoạt động trơn tru hơn.

Trong thực đơn cho các bữa ăn chính, mẹ hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đạm và chất béo, thay vào đó tăng cường các thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ. Các món ăn nên được hấp luộc tránh chiên xào, ưu tiên được chế biến mềm, nhuyễn, dễ kích thích tiêu hóa và hấp thụ.


Sau Tết, mẹ nên điều chỉnh lại thời gian ăn uống của trẻ.

Bên cạnh bữa chính, mẹ có thể sử dụng thêm các thực phẩm như đậu xanh, táo đỏ, hạt sen… để nấu các món ăn nhẹ, giúp trẻ thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố tích tụ trong hệ tiêu hóa từ thức ăn thiếu lành mạnh ngày Tết. Nhờ đó, cơ thể trẻ có thể xây dựng hệ thống phòng thủ tốt trước dịch bệnh.

Ngoài ra, một chế độ ngủ nghỉ và tập thể dục hợp lý cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ cải thiện đáng kể và tăng cường sức đề kháng. Trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, vui chơi thư giãn và tham gia các bộ môn rèn luyện sức khỏe đơn giản như đi bộ, bơi lội, đạp xe, aerobic…

Tăng cường men vi sinh tự nhiên

Men vi sinh là những lợi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong việc biến đổi chất xơ, thực phẩm chưa tiêu hóa hết thành các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và ức chế các vi khuẩn có hại. Việc ăn uống thiếu điều độ dịp Tết dẫn tới làm chết số lượng lớn lợi khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ bị mất cân bằng và suy giảm chức năng.


Để bù đắp lợi khuẩn bị mất đi, nuôi dưỡng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau (atiso, bông cải xanh, măng tây, hành…), hạt họ đậu (đậu hà lan, đậu nành, đậu lăng…), trái cây (chuối, táo, dứa, dưa vàng…), thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai. Việc tăng cường men vi sinh tự nhiên, còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công từ các vi khuẩn gây hại, virus cảm cúm, giảm nguy cơ sốt, ho, sổ mũi…

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Có nên uống men vi sinh sau khi dùng kháng sinh?

Bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào, trong hay sau khi uống kháng sinh là dấu hỏi chấm không phải ai cũng biết.

Men vi sinh - Những vi khuẩn "tốt"

Chúng ta thường nghĩ đến vi khuẩn như là các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên trong thực tế, đường ruột con người có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại chung sống với nhau. Ở người khỏe mạnh, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột được duy trì ở tỷ lệ 85% vi khuẩn có lợi, 15% vi khuẩn có hại.


Men vi sinh hay còn gọi là probiotics là những vi khuẩn "tốt" cho sức khỏe của con người, đặc biệt là cho hệ tiêu hoá. Men vi sinh khi tiêu thụ vào cơ thể một lượng vừa đủ sẽ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng (WHO/FAO, 2001). Lợi khuẩn có tác dụng:

- Ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn thông qua cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng, chỗ bám của hại khuẩn và sản sinh các kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn.

- Làm sạch đường tiêu hóa bằng việc phân hủy các chất dinh dưỡng khó tiêu bám trên niêm mạc ruột, giúp cơ thể tiêu hóa chúng và làm trẻ hóa lớp niêm mạc ruột.

- Tổng hợp nhiều men quan trọng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa cũng như các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, K có tác dụng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng và làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.

- Kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại các tác nhân gây hại.

Thuốc kháng sinh có tiêu diệt những lợi khuẩn trong men vi sinh không?

Kháng sinh là những chất được tổng hợp bởi các vi sinh vật, nấm có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh một cách hữu hiệu, nhưng đồng thời cũng sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây nên tình trạng loạn khuẩn với một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…


Việc sử dụng nhiều loại kháng sinh cũng sẽ khiến vi sinh vật đột biến để kháng lại kháng sinh, làm gia tăng một cách mạnh mẽ sự xuất hiện các vi khuẩn mới, sức đề kháng cao hơn. Đến lúc này, bệnh nhân sẽ phải dùng liều thuốc mạnh hơn, kháng sinh thế hệ mới hơn để có thể xử lý bệnh.

Có nên uống men vi sinh sau khi dùng kháng sinh?


Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bổ sung men vi sinh giúp bù đắp lại những lợi khuẩn đã bị kháng sinh tiêu diệt trong quá trình điều trị bệnh, từ đó giúp đường tiêu hóa nhanh chóng phục hồi chức năng bằng cách tăng cường số lượng lợi khuẩn, thiết lập lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Vì vậy trong đơn thuốc, bác sĩ thường kê đơn kèm theo men vi sinh để khắc phục các rối loạn tiêu hóa dễ gặp phải khi sử dụng kháng sinh.


Lợi khuẩn bị tiêu diệt thì bổ sung để bù đắp, cách này nghe thì có vẻ hợp lý. Tuy nhiên việc kê đơn men vi sinh với thuốc kháng sinh trong cùng một đơn thuốc mà không hướng dẫn kỹ lưỡng về thời điểm sử dụng có thể khiến men vi sinh bị chết đi khi dùng cùng với kháng sinh, do kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn.

Do vậy, người bệnh thường được khuyên nên bổ sung men vi sinh sau một đợt sử dụng kháng sinh, chứ không bổ sung cùng thời điểm với kháng sinh. Tuy nhiên, đối với người phải tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài và liên tục với kháng sinh thì việc chờ đợi để bổ sung men vi sinh sau một liệu trình sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ vi khuẩn đường ruột. Để bảo vệ hệ vi sinh đường ruột của người sử dụng kháng sinh thì việc phát triển một sản phẩm men vi sinh có thể sử dụng cùng lúc với kháng sinh là điều cực kỳ cần thiết.