Hiển thị các bài đăng có nhãn loạn khuẩn đường ruột. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn loạn khuẩn đường ruột. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

5 lầm tưởng của mẹ về hệ tiêu hoá ở bé

Hệ tiêu hoá là nền tảng cho sức khoẻ của trẻ. Tuy nhiên, cách giữ gìn và chăm sóc hệ tiêu hoá của bé không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ, nên dễ dẫn đến những ngộ nhận sai lầm về hệ cơ quan quan trọng này. Cùng nhau giải mã 5 lầm tưởng phổ biến của mẹ về hệ tiêu hoá của bé nhé!

1. Hệ tiêu hoá bé có thể hấp thu tất cả các dưỡng chất khi mẹ cho ăn.

Không ít các bậc phụ huynh vì sợ bé thua kém về thể trạng, còi cọc, ốm yếu hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi nên thường hay ép bé ăn. Tuy nhiên, vào những năm đầu đời hệ tiêu hoá của bé còn non nớt và chưa phát triển đầy đủ. Việc ăn quá nhiều khiến đường ruột làm việc quá sức, dẫn đến không thể tiêu hoá hết thức ăn. Thức ăn dư thừa tồn đọng trong đường ruột gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: Tiêu chảy, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu…


Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ chế độ ăn phù hợp với thể trạng và lứa tuổi của bé. Quan sát bé trong quá trình ăn để nhận ra những tín hiệu báo ngừng ăn từ bé. Ngoài ra, mẹ còn cần theo dõi bé sát sao để nhận ra những dấu hiệu rối loạn tiêu hoá như nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy…. qua đó mà cân nhắc gia giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Nhưng điều quan trọng là mẹ nên bổ sung các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ bé hấp thu tối ưu những dưỡng chất có trong thức ăn.

2. Khi trẻ bị táo bón, mẹ lạm dụng thuốc thụt hậu môn.

Táo bón là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hoá. Khi trẻ bị táo bón, mẹ thường nôn nóng, muốn giải quyết nhanh bằng cách dùng thuốc thụt hậu môn để kích thích bé đi ngoài dễ dàng hơn. Hậu quả của thụt hậu môn thường xuyên là gây ra những tổn thương trên niêm mạc thành hậu môn, có thể làm bé mất phản xạ đi tiêu và đặc biệt là những lần đi sau có xu hướng phụ thuộc vào thủ thuật thụt hậu môn và thuốc.

Bên cạnh đó, thụt hậu môn còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. Các thành phần hoá học trong thuốc có nguy cơ xâm nhập vào đường ruột vốn dĩ đang rất non nớt và sau đó có thể vào hệ thống cơ quan cơ thể trẻ. Việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng việc ăn uống và quá trình tiêu hóa – hấp thu – chuyển hóa – thải trừ và qua đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho trẻ. Thay vì phải thụt hậu môn, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm hoa quả giàu chất xơ tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn vào khẩu phần ăn và cho bé uống đủ nước.

3. Khi thấy trẻ táo bón, mẹ cho uống ngay men tiêu hoá hay men vi sinh.

Mẹ thường cho bé uống ngay men tiêu hoá hoặc men vi sinh khi thấy trẻ có triệu chứng táo bón mà chưa hiểu rõ tác dụng thực sự và bản chất của 2 loại này. Men tiêu hoá sẽ được chỉ định dùng trong 2 trường hợp sau: khi có bằng chứng bé bị thiếu hay mất men tiêu hoá; mẹ muốn tăng cường khả năng tiêu hóa của bé trong 1 khoảng thời gian cụ thể nào đó. Men vi sinh là chế phẩm vi sinh, chứa các lợi khuẩn, được chỉ định khi cần tái lập lại hệ cân bằng vi khuẩn đường ruột. Cả hai loại trên, đều càng phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ.


Nhiều phụ huynh nhầm lẫn việc dùng 2 loại men trên và thường sử dụng khi không có sự chỉ định cũng như tư vấn từ bác sĩ. Nếu sử dụng men tiêu hóa không hợp lý, sẽ có thể làm mất sự điều tiết enzym tự nhiên. Hệ lụy là cơ thể sẽ tự động giảm hay thậm chí ngừng tiết men tiêu hoá và khiến bé bị lệ thuộc vào men bổ sung.

4. Sự phát triển trí não của bé quan trọng hơn hệ tiêu hoá.

Thật ra, hệ tiêu hóa của bé chính là nền tảng để bé phát triển trí não. Mẹ muốn bé thông minh hơn thì phải chuẩn bị cho bé một bộ máy tiêu hóa mạnh với hệ thần kinh ruột khỏe thông qua việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột thật tốt. Bởi vì hệ thần kinh ruột của bộ máy tiêu hoá được ví như bộ não thứ 2 của trẻ và là cơ quan quan trọng hàng đầu để bé có nền tảng phát triển toàn diện. Khi hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, sẽ sản xuất nhiều serotonin cho cơ thể. Đây cũng là chất dẫn truyền đặc biệt trong hệ thần kinh, giúp trẻ ăn ngon miệng, xử lý thông tin nhanh, hiệu quả và thông minh hơn. Ngoài ra, hệ tiêu hoá khoẻ thì sẽ giúp các chất dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn chuyển hoá thành các chất có lợi cho não bộ.

5. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cho trẻ ăn ít lại vì sợ khó tiêu

Đối với trẻ bị tiêu chảy, mẹ thường có khuynh hướng cho bé ăn uống ít lại vì sợ làm cho bé khó tiêu, sợ tiếp tục tiêu chảy nhiều hơn!. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, bởi cơ thể bé lúc này có khả năng đang mất nhiều nước và khoáng chất. Nếu để lâu và không cung cấp nước và khoáng chất cho bé, sẽ dẫn đến rối loạn điện giải cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Để giúp bé phục hồi nhanh, mẹ cần bổ sung nước nhiều hơn lượng nước bé uống hàng ngày, bổ sung thêm các thành phần khoáng chất, đồng thời duy trì chế độ ăn như bình thường.


Hệ tiêu hóa của bé cần được chăm sóc cẩn thận để có thể hấp thu tốt dinh dưỡng. Bởi vậy, bên cạnh bổ sung chất xơ tiêu hóa vào bữa ăn của bé, mẹ phải chọn đúng loại sữa mát để bé dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Rối loạn tiêu hóa sau khi uống thuốc kháng sinh

Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh dễ bị tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu… do khi tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo hệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, cùng vi khuẩn có hại, vi khuẩn có lợi cũng chịu tác dụng của thuốc và bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.


Để xử lý những vấn đề rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè... vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn; tránh thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống, và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.

Trong khi đó, dưới dạng bào tử - một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.

Được điều chế theo công nghệ hiện đại, sản phẩm men vi sinh dạng ống uống nhập khẩu từ châu  u chứa 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, giúp bổ sung tối đa lượng lợi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Đây là chủng vi khuẩn trợ sinh tự nhiên sống trong đường ruột, và là một trong những chủng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Để men vi sinh đạt hiệu quả điều trị cao, nên dùng  xen kẽ giữa các lần uống kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh trên 2 giờ.

4 cách phòng ngừa chứng ợ nóng hiệu quả

Mặc dù ợ nóng là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu bạn phải đối phó với chúng hai lần trở lên mỗi tuần, bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Người mắc bệnh GERD có thể bị đau ngực, tương tự như đau thắt ngực hoặc đau tim. GERD cũng là nguyên nhân gây ho mãn tính, đau họng, viêm thanh quản hay thậm chí khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng.

Một biến chứng nghiêm trọng của GERD mãn tính là thực quản Barrett. Thật không may, đây là một tình trạng của tiền ung thư. Người mắc bệnh thực quản Barrett có nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao gấp 30 lần.


Vì vậy, đừng bỏ qua chứng ợ nóng tưởng chừng như rất đỗi thân quen trong cuộc sống của bạn. Hãy thử 4 cách sau đây để giảm bớt tình trạng ợ nóng trước khi mọi thứ là quá muộn

Tránh các thực phẩm dễ gây ợ nóng

Hạn chế ăn các món liên quan đến chứng ợ nóng:

- Các thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, khoai tây chiên, phomai… gây khó tiêu, đầy hơi.

- Các thức ăn, thức uống như là rượu, đồ cay, nóng, socola, cà phê… Các thực phẩm này gây kích thích dạ dày, sản sinh nhiều axit hơn, dẫn đến tình trạng ợ nóng.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ

Một dạ dày quá đầy dễ khiến cho axit bị đẩy vào thực quản. Vì vậy hãy ăn nhiều bữa nhỏ và tạm dừng giữa các lần cho thức ăn vào miệng, đồng thời cố gắng nhai kỹ để làm chậm lượng thức ăn vào dạ dày, cho dạ dày có thời gian tiêu hóa. Điều này theo nghiên cứu cho thấy cũng có thể giúp bạn giảm cân và làm giảm nguy cơ bị GERD.

Thay đổi thói quen sống tích cực

Hãy dừng hút thuốc lá bởi thuốc lá ức chế nước bọt, là chất đệm chính của cơ thể. Thuốc lá cũng có thể kích thích sản xuất axit dạ dày và thư giãn cơ giữa thực quản và dạ dày, điều đó khiến cho hiện tượng trào ngược axit xảy ra. Do đó, hãy:

- Cố gắng giảm cân nếu bạn bị thừa cân: Việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên bụng, khiến các cơ vòng thực quản dưới khó có thể đóng lại một cách đúng nhất.

- Đừng ăn trước khi ngủ: Nếu ăn no, hãy đợi 2, 3 giờ sau khi ăn rồi nằm xuống bởi khi đứng thẳng, trọng lực sẽ giữ cho axit dạ dày không đi vào thực quản gây ra ợ nóng khó chịu.

Nghỉ ngơi và thư giãn

Căng thẳng và lo lắng sẽ kích thích giải phóng các hormone làm cho thực quản nhạy cảm hơn với các triệu chứng của GERD. Hãy thư giãn đầu óc bằng cách ngủ đủ giấc, đi dạo, tập những bài thể dục nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc… Chúng sẽ giúp cho bạn cảm thấy phấn chấn hơn và giảm triệu chứng ợ nóng cổ gây ra do stress.

Ngoài ra, bạn cũng đừng coi thường chứng ợ nóng, đó không chỉ đơn giản là xảy ra bởi chướng bụng hay đầy hơi mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm. Các triệu chứng ợ nóng lâu năm nếu không được loại bỏ hay điều trị kịp thời có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến ung thư thực quản - căn bệnh ung thư với tỷ lệ tử vong vô cùng cao mà ai cũng có thể mắc phải.

Vậy nên, xin bạn đừng thờ ơ với sức khoẻ và sự sống của bản thân, hãy thử cố gắng khắc phục chứng ợ nóng tại nhà. Nếu nó diễn ra trên hai lần một tuần, bạn nhất định hãy đến gặp bác sĩ ngay trước khi mọi thứ trở nên thật sự nghiêm trọng.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Giải pháp cho trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến biếng ăn. Bệnh kéo dài dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.
thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên 

Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện 

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện bởi vậy bé rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy…

Ngộ độc thực phẩm

Ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phụ gia, thực phẩm ôi thiu… dễ gây đau bụng, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa…

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trẻ nhỏ thường kén ăn, thậm chí chỉ ăn một số món nhất định, nên có thể bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón kéo dài… 
trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Dùng thuốc kháng sinh kéo dài 

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn tốt, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, nhiều trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 

Mất vệ sinh 

Nhà cửa hay lớp học bừa bộn, nhiều bụi bẩn hay trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn đều có thể khiến virus, vi khuẩn xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa. 

Do bệnh lý khác

Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên là do bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên phải làm gì?

Ăn uống đảm bảo vệ sinh 

Khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon. Nên chế biến thức ăn cho trẻ dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín uống sôi.

Chế độ ăn uống khoa học

Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, mẹ cần điều chỉnh thức ăn và cách chế biến cho phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Bữa ăn của bé nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ bị táo bón do không thích ăn rau, mẹ có thể chế biến rau củ thành những hình dạng đáng yêu hoặc rủ bé cùng nấu ăn, bé sẽ thích thú hơn khi ăn.
trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Tẩy giun sán định kỳ

Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời cần giữ vệ sinh cho trẻ khi ăn uống và chơi đùa để phòng ngừa nhiễm giun sán. 

Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống, cũng không nên tăng liều hay giảm liều kháng sinh. Trong trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy, bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác (nếu cần). 

Điều trị bệnh lý khác

Với những trẻ bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị. Điều trị các bệnh lý này, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng sẽ hết.

Bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh 

Các lợi khuẩn khi vào đến đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn có hại, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi lượng lợi khuẩn và hại khuẩn được cân bằng, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ được cải thiện. 
men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Hơn thế nữa, lợi khuẩn khi vào đến đường ruột còn sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Do vậy, tình trạng đầy bụng chướng hơi, chậm tiêu sẽ không còn.

Lợi khuẩn có trong nhiều loại thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, kimchi… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số lượng lợi khuẩn vào đến ruột non không nhiều bởi bị axit dạ dày tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng này, bào tử lợi khuẩn (với phần lõi được bất hoạt, nhiều lớp vỏ bao bọc bên ngoài) đã được nghiên cứu thành công. Bào tử lợi khuẩn có trong một số sản phẩm men vi sinh, các mẹ có thể tìm hiểu để cho con dùng rất thuận tiện. 

Loạn khuẩn ruột do kháng sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, có thể do vi khuẩn, virut, nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh.

Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi bạn ngưng dùng kháng sinh. Đôi khi có một loại tiêu chảy nặng xảy ra gọi là viêm ruột màng giả.

Vì sao kháng sinh gây loạn khuẩn?

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng nhằm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.


Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược mà hầu hết kháng sinh đều có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, vì vậy, khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin.

Biểu hiện khi bị loạn khuẩn do kháng sinh

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày, đặc biệt không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng dùng kháng sinh. Nếu tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn ở trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.

Một số trường hợp suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt. Với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị như thế nào?

Để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

Khi bị loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì nên bổ sung thêm men vi sinh có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời. Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.

Cần làm gì tại nhà?

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt ở trẻ em, thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

Ngay tại nhà, cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Một điểm hết sức quan trọng nữa đó là trong khi bé bị tiêu chảy cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, cho bé ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bé còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.