Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến biếng ăn. Bệnh kéo dài dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên
Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện bởi vậy bé rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy…
Ngộ độc thực phẩm
Ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phụ gia, thực phẩm ôi thiu… dễ gây đau bụng, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa…
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Trẻ nhỏ thường kén ăn, thậm chí chỉ ăn một số món nhất định, nên có thể bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón kéo dài…
Dùng thuốc kháng sinh kéo dài
Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn tốt, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, nhiều trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Mất vệ sinh
Nhà cửa hay lớp học bừa bộn, nhiều bụi bẩn hay trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn đều có thể khiến virus, vi khuẩn xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa.
Do bệnh lý khác
Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên là do bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên phải làm gì?
Ăn uống đảm bảo vệ sinh
Khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon. Nên chế biến thức ăn cho trẻ dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín uống sôi.
Chế độ ăn uống khoa học
Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, mẹ cần điều chỉnh thức ăn và cách chế biến cho phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Bữa ăn của bé nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ bị táo bón do không thích ăn rau, mẹ có thể chế biến rau củ thành những hình dạng đáng yêu hoặc rủ bé cùng nấu ăn, bé sẽ thích thú hơn khi ăn.
Tẩy giun sán định kỳ
Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời cần giữ vệ sinh cho trẻ khi ăn uống và chơi đùa để phòng ngừa nhiễm giun sán.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ
Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống, cũng không nên tăng liều hay giảm liều kháng sinh. Trong trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy, bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác (nếu cần).
Điều trị bệnh lý khác
Với những trẻ bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị. Điều trị các bệnh lý này, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng sẽ hết.
Bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh
Các lợi khuẩn khi vào đến đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn có hại, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi lượng lợi khuẩn và hại khuẩn được cân bằng, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ được cải thiện.
Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm rối loạn tiêu hóa
Hơn thế nữa, lợi khuẩn khi vào đến đường ruột còn sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Do vậy, tình trạng đầy bụng chướng hơi, chậm tiêu sẽ không còn.
Lợi khuẩn có trong nhiều loại thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, kimchi… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số lượng lợi khuẩn vào đến ruột non không nhiều bởi bị axit dạ dày tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng này, bào tử lợi khuẩn (với phần lõi được bất hoạt, nhiều lớp vỏ bao bọc bên ngoài) đã được nghiên cứu thành công. Bào tử lợi khuẩn có trong một số sản phẩm men vi sinh, các mẹ có thể tìm hiểu để cho con dùng rất thuận tiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét