Hiển thị các bài đăng có nhãn hội chứng ruột kích thích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội chứng ruột kích thích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Các thực phẩm kết hợp với nhau dễ gây ngộ độc

Đôi khi chúng ta vô tình chế biến hoặc ăn một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ như ngộ độc, đau bụng, buồn nôn… thậm chí còn có thể gây nguy hại đến tính mạng. 

Trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe, gây đầy bụng chướng hơi.

Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau:

1. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.


2. Sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

3. Sữa đậu nành và đường đen: Bởi trong đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

4. Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho: Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần: Bởi là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao.

Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.



Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5 mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

8. Ăn dưa chuột với cà chua: Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước chứa chất vitamin C: Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể gây chết người.

10. Bí đỏ kỵ cải thìa: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

11. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

12. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

13. Nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền: Không cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền, là do bản thân phô mai đã giàu đạm và năng lượng, nên nếu nấu chung với cua, lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, trẻ em và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.

14. Nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung: Do trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.


15. Đậu, khoai lang và cải bó xôi: Bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối.

16. Canh, súp cà rốt và củ cải: Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê. Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

17. Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

18. Thịt chó, thịt dê với nước chè: Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư.

Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.


19. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acidacetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

20.  Quả hồng, cà chua ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

21. Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

22. Óc lợn và trứng gà: Tuy món óc lợn tráng trứng rất hấp dẫn nhưng dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, không nên ăn nhiều món này nhất là những người huyết áp cao.

23. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau: Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

26. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

27. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau: Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi uống nhân sâm.

28. Muối tiêu và khoai môn, ăn cùng dễ làm ruột đau thắt. Chuối hột thì kỵ mật mía, đường, ăn cùng lúc bị  bụng.

29. Dưa hấu và thịt dê ăn cùng dễ trúng độc.

30. Thịt chó không nên ăn với tỏi sẽ gây khó tiêu.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Cách chăm sóc trẻ bị đầy hơi

Chỉ bằng vài thao tác đơn giản là mẹ đã có thể khắc phục tình trạng đầy hơi của bé.

Nguyên nhân bé bị đầy hơi

Nuốt nhiều không khí

Nguyên nhân thực sự khiến bé bị đầy hơi và cách khắc phục nhanh chóng mẹ nào cũng làm được cho con.

Khi em bé bú bình, núm ti có kích thước không phù hợp hoặc thân chai bị nghiêng, không khí cũng sẽ bị hút vào bụng qua khe hở núm vú. Trẻ sơ sinh khóc nhiều cũng có thể gây đầy hơi.

Khó tiêu

Do sự tích tụ của phân trong ruột, sự tăng sinh của vi khuẩn xấu sinh ra khí, hoặc dị ứng protein sữa, không dung nạp đường sữa, viêm ruột gây ra tiêu hóa và kém hấp thu dễ tạo ra một lượng lớn khí trong bụng bé.

Bị lạnh bụng

Khi bụng bé lạnh, chức năng ruột bị rối loạn, sẽ gây ra đầy hơi. Nếu rối loạn nghiêm trọng, em bé có thể bị tiêu chảy.


Nguyên nhân thực sự khiến bé bị đầy hơi và cách khắc phục nhanh chóng mẹ nào cũng làm được cho con

Cách khắc phục khi bé bị đầy hơi

Mẹ cho con bú điều chỉnh chế độ ăn

Nếu có quá nhiều đường trong sữa mẹ, đường sẽ bị lên men quá mức trong bụng của bé và bé rất dễ bị đầy hơi. Lúc này, các bà mẹ nên chú ý hạn chế lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, mẹ sữa nên cố gắng tránh các thực phẩm có thể gây đầy hơi cho bé, chẳng hạn như đậu, ngô, khoai lang, súp lơ và thực phẩm cay.

Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh cho bé

Đừng để bé đói quá lâu trước khi bú, vì bé quá đói quá lâu sẽ mút rất nhanh  và dễ hút nhiều không khí khi bú. Các mẹ nên cho con bú đúng giờ và vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú để khí trong dạ dày và ruột được thải ra từ thực quản.

Massage bụng làm giảm đầy hơi

Massage vừa phải có thể thúc đẩy nhu động ruột và thông khí, có thể làm giảm đầy hơi. Hãy để bé nằm ngửa trên giường và nắm lấy thực hiện động tác đẹp xe đạp. Bạn cũng có thể để bé nằm một lúc sau khi tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ giúp cho đầu của bé không bị xẹp, mà còn rèn luyện sức mạnh chân tay trên của bé. 

Chườm khăn ấm lên bụng ấm

Mẹ cũng có thể chườm bụng của em bé bằng một chiếc khăn ấm và thúc đẩy nhu động ruột của em bé giảm bớt sự khó chịu do đầy hơi. Khi sử dụng phương pháp này, hãy chú ý đến nhiệt độ của khăn để tránh làm bỏng bé.

Đi khám nếu có tình trạng bất thường

Nếu bụng của bé bị sưng và cứng, trẻ trông không thoải mái, không có tinh thần tốt và thậm chí có những bất thường như nôn mửa hoặc thở hổn hển, cha mẹ nên đặc biệt chú ý và đưa bé đến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

10 nguyên nhân gây đầy bụng

Có khi nào bạn ở trong tình trạng cảm giác no mà không cần ăn? Nếu có, bạn phải cẩn thận, bởi đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, thường là các bệnh liên quan đến gan và/hoặc dạ dày.

10 nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng

Nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn có cảm giác no dù không ăn một miếng thức ăn nào. Dưới đây là 10 nguyên nhân có thể.

Loét dạ dày

Vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Những vết loét này phát sinh khi axit dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân có thể do dùng các thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen và aspirin, làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Viêm loét dạ dày cũng có thể do nhiễm khuẩn H.polori, do stress, yếu tố tiết thực trong đó rượu có một phần vai trò.

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày (Gastroparesis) là tình trạng tê liệt một phần dạ dày, kết quả là thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường. Thông thường dạ dày co thắt để tống thức ăn xuống ruột non để tiêu hóa và dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động co thắt này.

Liệt dạ dày xảy ra khi các dây thần kinh phế vị bị hư hỏng, các cơ của dạ dày và ruột hoạt động không bình thường. Hậu quả là thức ăn di chuyển chậm hoặc dừng lại gây cảm giác đầy bụng.

Nguyên nhân phổ biến gây liệt dạ dày là do phẫu thuật và các bệnh như tiểu đường, xơ cứng bì, Parkinson, suy giáp, thuốc. Liệt dạ dày có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong dạ dày ruột và sự dao động của đường huyết.

Khó tiêu

Chứng khó tiêu thường là dấu hiệu của một hay nhiều vấn đề tiềm ẩn, như là trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, viêm tụy mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài...

Những người thường xuyên uống bia rượu, sử dụng các loại thuốc kích thích dạ dày (như aspirin)... có nhiều nguy cơ mắc phải chứng khó tiêu. Các triệu chứng bao gồm cảm giác no, đầy hơi, đau, nóng rát, buồn nôn, nôn, ợ hơi,... Khi gặp chứng khó tiêu, cần nhất là đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời các bệnh tiềm ẩn.

Bệnh gan

Do vai trò quan trọng của gan đối với sức khỏe nói chung, mắc bệnh về gan được coi là nghiêm trọng. Bệnh gan có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, vàng da (do ứ mật), ngứa, đầy bụng (cảm thấy no dù không ăn), chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân bạc, dễ chảy máu, mệt mỏi...

Bệnh lý ở gan có thể do virut, do uống nhiều rượu, ung thư gan... gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đầy hơi

Chứng đầy hơi thường là loại bệnh chức năng, không do tổn thương thực thể như viêm loét dạ dày tá tràng, khối u hay hẹp tắc ruột. Chứng đầy hơi là do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra do thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy.

Chứng đầy hơi biểu hiện như ợ hơi nhiều lần, cảm giác khó chịu mỗi khi ợ hơi và nóng rát vùng họng. Nặng hơn nữa có thể gây ra đau bụng, đau thắt ngực, triệu chứng này nổi bật sau khi ăn. Hơi tích lũy trong bụng có thể gây trướng bụng, trung tiện nhiều hoặc không tự chủ.

Biến động nội tiết

Điều này rất phổ biến đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hoặc những người ở giai đoạn tiền kinh nguyệt của chu kỳ hàng tháng. Trong thời gian này, nồng độ progesterone tăng cao, có thể gây ra sự chậm vận động trong ruột, khiến thời gian tiêu hóa thức ăn dài hơn, có thể gây đầy hơi, táo bón và cảm giác no.

Ung thư buồng trứng

Loại ung thư này có thể khó phát hiện do tính chất mơ hồ của các triệu chứng của nó. Những triệu chứng này bao gồm đầy bụng, đầy hơi và/hoặc đau bụng thường xuyên rất dễ nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Táo bón

Táo bón thường được xác định khi chỉ có 3 lần đại tiện hoặc ít hơn trong vòng một tuần. Khi đại tiện, phân khô và cứng. Táo bón là rất phổ biến và thường không có gì phải lo lắng, mặc dù có thể gây ra nhiều khó chịu.

Táo bón thông thường có thể tránh được bằng cách ăn nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, gạo lức, rau, trái cây, yến mạch và các loại hạt, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, dẫn đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non.

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi với các triệu chứng liên quan tình trạng kém hấp thu như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, tiêu phân mỡ, suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Ngoài ra còn có thể gặp các biểu hiện bệnh lý miễn dịch thứ phát.

Hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định. Tình trạng này ảnh hưởng đến đại tràng của người bệnh, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau co thắt...

Mặc dù các triệu chứng khá nghiêm trọng, nhưng trong hầu hết các trường hợp không có tổn thương nào đáng lo ngại và tình trạng này thường có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống.

Làm gì khi không ăn mà vẫn thấy no?

Trước khi đến bác sĩ khám bệnh, để tránh sự xuất hiện của cảm giác này và tình trạng tiềm ẩn có thể gây ra nó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như sau:

Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, nhai thức ăn đúng cách trước khi nuốt, ăn chậm, tránh nuốt không khí khi nuốt thức ăn và ăn các bữa ăn nhỏ chia ra trong suốt cả ngày, tránh ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn.

Cần tránh uống rượu, hút thuốc lá, thức ăn cay, trà hoặc cà phê, đồ uống có ga (đặc biệt là khi ăn). Tránh đi nằm hoặc ngủ ngay sau bữa ăn.

Nếu các triệu chứng không hết sau một thời gian thử các cách trên, nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và được chẩn đoán đúng các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, giúp cho việc điều trị được kịp thời và chính xác.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

9 loại thảo dược trị đầy bụng khó tiêu hiệu quả

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng làm bạn có cảm giác vô cùng khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy áp dụng những cách dưới đây.

Gừng

Gừng là một loại gia vị rất dễ kiếm, nhiều tinh dầu, vị cay nóng, trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa khá tốt.

Khi bị đau bụng, đầy hơi, chỉ cần giã nát một nhánh gừng nhỏ, vắt lấy nước. Pha nước gừng này cùng với nước nóng và mật ong rồi uống.

Nếu không có gừng tươi, bạn có thể dùng gừng khô theo cách dùng 10 g gừng tươi hãm như hãm trà với 150 ml nước nóng sôi. Để 20 phút cho ngấm rồi uống từng chút một cho tới khi hết chướng bụng.

Tỏi

Tỏi được gia giảm trong các món ăn, ngoài tác dụng gia tăng hương vị còn có thêm tác dụng giúp dễ tiêu thức ăn, tránh bị đầy hơi.


Trong trường hợp bị đầy hơi, chướng bụng, một ly rượu hoặc dấm ngâm tỏi là một lựa chọn tốt. Nếu không chịu được mùi của tỏi sống, bạn có thể nướng một củ tỏi trên lửa than cho chín mềm, thơm rồi lột vỏ ăn.

Chanh và banking soda với mật ong

Nguyên liệu cần một muỗng baking soda, một muỗng nước cốt chanh, hai muỗng cà phê nước gừng ép, trộn lẫn vào nhau, quậy cho đều. Hỗn hợp này dùng để uống hai lần/ngày sau khi ăn. Mỗi lần một muỗng nhỏ.

Sữa chua

Sữa chua chứa vi khuẩn lactobacillus và lactic giúp hỗ trợ đẩy mạnh tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Khi đầy bụng khó tiêu, bạn nên ăn sữa chua nguyên chất, không đường thay vì có đường và hương liệu khác sẽ hiệu quả hơn.

Dứa

Trong dứa có chứa nhiều bromelain, là một loại enzym có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng. Dứa có thể ăn trái hoặc ép lấy nước uống.

Tuy nhiên, cách chữa đầy hơi này không áp dụng cho người gặp các vấn đề về thận vì bromelain trong dứa sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng thận.

Cần tây

Cần tây được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát khí đường ruột, giải độc, thanh lọc cơ thể. Khi bị đầy bụng, bạn ăn cần tây sẽ giúp giảm bớt lượng nước trữ trong cơ thể và vì thế chứng đầy bụng cũng được đẩy lùi.

Đu đủ                       

Trái đu đủ có rất nhiều papain, một loại enzym tiêu hóa giúp thức ăn được tiêu hóa hết, giải phóng khí và hơi ứ đọng trong bụng.

Với những người gặp bệnh về dạ dày như viêm, loét… dạ dày không nên sử dụng cách này vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Tía tô

Dùng khoảng một nắm lá và thân cây tía tô, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc  hấp cách thủy số lá tía tô này rồi uống nước lúc còn ấm. Tía tô là loại rau gia vị, thuốc Đông y trị đầy bụng khó tiêu và ngộ độc thức ăn rất tốt.

Chanh

Một ly nước ấm vắt thêm nửa trái chanh tươi, thêm vài hạt muối cũng là cách giảm đầy hơi, chướng bụng rất hiệu quả. Muốn thêm hương vị và tác dụng, bạn nên xắt nhỏ thêm vỏ chanh thả vào ly nước khi nước còn nóng.


Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Những điều cần biết về viêm đại tràng co thắt mạn tính

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng, lành tính, gây ra sự khó chịu ở đại tràng cho người bệnh.

Viêm đại tràng co thắt mạn tính là bệnh lành tính nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hiện nay, ở Việt Nam, có đến 15 - 20% dân số mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt mạn tính

Nguyên nhân gây ra hội chứng viêm đại tràng co thắt mạn tính chưa được xác định rõ, tuy nhiên cũng có một số yếu tố được xem là nguyên nhân gây bệnh.

Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi được cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính. Theo báo có, 70% người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính là phụ nữ.

Nồng độ serotonin tăng: Người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính thể táo bón có thể làm nồng độ serotonin giảm, trong khi người mắc bệnh tiêu chảy lại làm tăng nồng độ serotonin trong ruột. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, được sản xuất trong ruột và có tác động lên dây thần kinh đường tiêu hóa.


Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, kém vệ sinh, đồ sống hay uống quá nhiều bia rượu,... được xem là những nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính

- Rối loạn tiêu hóa nhiều ngày, đi ngoài kéo dài từ 2 - 6 lần mỗi ngày

- Đi ngoài lúc bị táo bón, lúc đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn, nát.

- Người bệnh cảm thấy đầy bụng chướng hơi, đôi lúc đau bụng, căng tức bụng, cảm giác khó chịu dọc khung đại tràng.

- Xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ ở bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Cảm giác đau tăng lên sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.

- Bị dị ứng với một số loại thức ăn: Do bị dị ứng nên dễ bị đau bụng, đi ngoài sau khi ăn các đồ ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê,...

- Biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, người cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, hay nóng giận, suy giảm trí nhớ,... là những triệu chứng thường thấy của viêm đại tràng co thắt mạn tính.

- Sụt cân nhanh, người gầy quá mức là tình trạng nặng của bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính gây ra. Nếu bệnh để lâu không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Làm sao để phát hiện viêm đại tràng co thắt mạn tính?

Viêm đại tràng co thắt mạn tính không dễ để chẩn đoán bệnh. Tùy vào từng biểu hiện cụ thể của bệnh nhân và điều kiện về trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh.

Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn, trứng giun, sán,... nếu nghi ngờ bệnh nhân bị loạn khuẩn.

Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, nội soi đại tràng nếu bệnh nhân nghi ngờ viêm đại tràng với các lý do khác để phát hiện ra viêm đại tràng hay viêm đại tràng co thắt mạn tính.

Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt mạn tính

Viêm đại tràng co thắt mạn tính nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng.

Hiện nay, viêm đại tràng co thắt mạn tính vẫn chưa có thuốc đặc trị, bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc ức chế cơ trơn, thuốc trị đầy hơi, trướng bụng, cải thiện chứng phân nát, lỏng, táo bón,... theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc để tránh hậu quả không đáng có.

Do không có thuốc đặc trị nên việc cải thiện chế độ ăn và thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh.

Thực phẩm dành cho người viêm đại tràng co thắt mạn tính

- Bổ sung gạo, khoai tây, cà rốt.

- Chọn các loại protein như thịt nạc, sữa đậu nành, sữa chua.

- Các loại thực phẩm tanh như tôm, cá, cua, trứng không nên ăn nhiều và ăn ngay sau khi chế biến.

- Người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh như rau muống, rau cải, rau ngót, bắp cải, củ cải; các loại hoa quả chín như chuối tây, hồng xiêm, xoài ngọt.

- Hàng ngày uống đủ nước, muối khoáng và các loại vitamin.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

5 cách điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gây chuột rút, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón… Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.

Không giống như đường ruột, hội chứng ruột kích thích không gây ra các viêm loét đại tràng hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vì vậy, điều trị hội chứng ruột kích thích cần tuân thủ 5 nguyên tắc vàng dưới đây để người bệnh nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống đều đặn, không bỏ bữa là điều cần thiết cho tất cả người bệnh và người khỏe. Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, điều này lại càng đặc biệt quan trọng. Bỏ bữa ra sẽ tạo khoảng trống cho khí tràn vào hệ tiêu hóa, gây nên cảm giác căng tức bụng và đầy hơi.

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn theo thực đơn cân bằng khoa học, ăn vừa phải, ăn chậm nhai kỹ. Phải bổ sung chất xơ hòa tan (có trong các loại rau quả, cơm, mỳ, ngũ cốc…) và uống nhiều nước. Tránh các đồ uống có ga, không uống cà phê, rượu bia.


Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, các loại rau có nhiều chất xơ không hòa tan (vỏ táo, cam, xoài, mít, bông cải xanh, bắp cải). Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên lập nên một danh sách thực phẩm lành mạnh cho mình.

Sinh hoạt điều độ

Sinh hoạt điều độ, ngủ, nghỉ hợp lý là điều kiện tiên quyết cho một cơ thể khỏe mạnh. Khi đó, hệ miễn dịch được nâng cao, bạn sẽ kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, điều trị hội chứng ruột kích thích đòi hỏi một chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe, giúp điều trị bệnh nhanh hơn.

Tập luyện thể thao

Vận động, tập luyện thể thao là giải pháp tốt cho những người bị táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Việc vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tốt đến tất cả bộ phận trên cơ thể làm giảm trầm cảm, căng thẳng, đồng thời kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột.

Tâm lý trị liệu để giảm stress

Kỹ thuật này cũng là một liều thuốc đặc hiệu làm giảm stress và những căng thẳng, thư giãn cho các cơ bắp, làm chậm nhịp tim. Sau đó, người bệnh cần tạo ra những thói quen tốt để thay đổi chính mình. Mục đích của việc này là nhập vào trạng thái thoải mái để có thể đương đầu dễ dàng hơn với stress

Bổ sung La Liễu Bạch Tràng Khang

La Liễu Bạch Tràng Khang là bài thuốc Đông y giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, đi ngoài nhiều lần an toàn, hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất trong Nhà máy đạt chuẩn GMP, có đầy đủ giấy phép lưu hành của Bộ y tế.