Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiêu hóa

Xây dựng chế độ ăn cho người rối loạn tiêu hóa lành mạnh sẽ giảm các triệu chứng của bệnh. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng, giảm đầy bụng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm đại tràng mãn tính


Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng là vẫn phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Chất đạm (protein) không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Người bệnh nên sử dụng 1g/ kg/ ngày, dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương… Năng lượng trung bình cần 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân. Chất béo nên ăn hạn chế không quá 15g/ ngày. Ngoài ra khẩu phần ăn mỗi ngày cần cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin.


Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn nào?


Những thức ăn tốt cho người bị viêm đại tràng bao gồm: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua. Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến. Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn. Các rau họ cải: bắp cải, củ cải cũng phù hợp với đối tượng này.

Những loại thực phẩm nên tránh


Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Vì thế, bạn nên nhận biết cách xác định thực phẩm nào giúp giảm và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm loét đại tràng. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa được bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Trước hết là các sản phẩm từ sữa. Ở một số người bị viêm loét đại tràng thường gặp các triệu chứng không dung nạp với đường sữa lactose. Lactose thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò. Những bệnh nhân có các dấu hiệu không dung nạp lactose cũng nên tránh các thực phẩm từ bơ sữa để không gây ra các triệu chứng làm bệnh trở nên tệ hơn.

Các chất kích thích cũng có thể làm gia tăng tình trạng tiêu chảy ở một số người như rượu và bia. Bên cạnh đó, một số loại soda và bia có chứa carbonate gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tăng chứng ợ hơi ở người bệnh. Cà phê, trà, chocolate hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng là các tác nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng.

Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Tránh các thức ăn cay nóng, hải sản tươi sống, đồ ăn có nhiều đường vì không tốt cho sức khỏe đại tràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét