Hiển thị các bài đăng có nhãn khó tiêu khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khó tiêu khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên có sao không, thai có ảnh hưởng gì không? Là điều mà các bà bầu đặc biệt quan tâm và lo lắng khi có dấu hiệu đau bụng.

Mang thai tuần đầu tiên, lúc này trứng mới được thụ tinh và đang trong giai đoạn làm tổ nên chưa ổn định, dễ có nguy cơ sảy thai cao. Do đó mẹ bầu thường được khuyên cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống ở 3 tháng đầu.

Ở tuần thai đầu tiên của thai kỳ, mẹ có thể gặp tình trạng đau bụng dưới lâm râm, đau nhẹ như đau bụng kinh, khó chịu phần bụng dưới. 

1. Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên

Thai trong quá trình làm tổ

Sau quá trình thụ thai thành công, trứng được thụ thai sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ. Quá trình làm tổ sẽ gây ra các hiện tượng đau tức vùng bụng dưới.

Các triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên này sẽ diễn ra trong vài ngày và chấm dứt khi thai đã ổn định trong tử cung.

Dãn dây chằng

Tử cung tăng kích thước khi thai làm tổ sẽ khiến các dây chằng dãn và dày lên. Tác động này sẽ khiến vùng bụng dưới của mẹ bị đau, khó chịu.

Do táo bón

Trước khi mang thai và trong thời kỳ mang thai tuần đầu, cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ, sẽ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây ra tình trạng đau tức vùng bụng dưới ở bà bầu.

Đầy bụng, khó tiêu

Thai nhi ở tuần đầu tiên, chưa ổn định việc mẹ ăn quá nhiều, ăn uống khó tiêu sẽ gây ra tình trạng đau, tức vùng bụng dưới. Điều này không tốt cho thai nhi mẹ nên lưu ý.

2. Đau bụng dưới khi mang thai đầu tiên có sao không?

- Trường hợp đau nhẹ, lâm râm

Nếu bà bầu đau bụng dưới nhẹ, hơi lâm râm, cơn đau kết thúc nhanh thì không có vấn đề gì xảy ra. Thai nhi vẫn ổn định và phát triển bình thường.

- Trường hợp đau bụng dữ dội, ra máu

Nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau thì mẹ nên cẩn trọng với dấu hiệu sảy thai sớm.

+ Đau bụng dưới dữ dội, đau liên tục, kéo dài.

+ Chảy máu âm đạo

+ Đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn.

+ Đau bụng, ớn lạnh, choáng, ngất xỉu.

3. Khi có dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên phải làm gì?

Ở tuần thai đầu tiên hoặc các tuần thai về sau, khi có dấu hiệu đau bụng bà bầu cần làm ngay các việc sau để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ và bé.

- Tới bệnh viện khám thai và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Nằm xuống và nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, đi lại nhiều.

- Không ăn các đồ nhiều dầu mỡ, tanh, đồ uống lạnh, có cồn.

- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc nam khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.

- Massage, tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, giảm đau.

- Uống nhiều nước hơn. 

- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

4. Phân biệt đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu và đau bụng kinh

Mang thai tuần đầu tiên sẽ có nhiều dấu hiệu giống đau bụng kinh như: Đau bụng, ra máu, ra khí hư, vùng kín có mùi… Tuy nhiên chị em có thể nhận biết 2 tình trạng đau bụng này khác nhau qua các đặc điểm sau:

Triệu chứng:

- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu: 

Đau lâm râm, đau 1 bên, đau khi đứng ngồi quá lâu, đau khi cười, hắt hơi… Bụng dưới có cảm giác tưng tức.

- Đau bụng kinh: 

Đau âm ỉ, liên tục, co thắt ở vùng bụng dưới từ nhẹ - vừa - mạnh. Đau trước kỳ kinh 1 -2 ngày và đau nhiều vào ngày kinh đầu tiên, sau giảm và hết.

Đau từ lưng, bụng xuống đùi và thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, đi ngoài, chuột rút.

Nguyên nhân:

- Đau bụng kinh: 

+ Do hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt các cơ tử cung mạnh. Hoặc do bệnh phụ khoa gây đau…

- Đau bụng dưới khi mang thai: 

Do thai đang trong quá trình làm tổ, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu táo bón… 

Sảy thai, ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân gây đau bụng dữ dội, nguy hiểm ở bà bầu.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên có sao không còn tùy vào tình trạng đau bụng mẹ bầu mắc phải, nguyên nhân đến từ đâu. Để chắc chắn nhất, bà bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra và kiêng vận động đi lại nhiều khi có dấu hiệu đau. 

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng khó tiêu khi mang thai

Quá trình thai nghén khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, lâm vào tình trạng khó tiêu khi mang thai. Vậy làm thế nào để triệu chứng này thôi không “làm phiền” bạn?

Chứng đầy hơi khó tiêu khi mang thai rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Lý do có thể đến từ việc thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến đến các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, kích thước thai nhi tăng gây ra áp lực lên các bộ phận này cũng là nguyên nhân gây chướng bụng ở mẹ bầu.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thông thường, phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà vừa đơn giản, lại rất an toàn cho sức khỏe của thai kỳ.


Bạn đang tự hỏi không biết phải làm gì để giảm bớt tình trạng khó tiêu khi mang thai? Thực tế là có rất nhiều biện pháp đã được ứng dụng từ lâu để giải quyết chứng đầy hơi chướng bụng của mẹ bầu.

1. Hãy thử thay đổi chế độ ăn uống

Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm cả trái cây và rau quả tươi. Bởi lẽ, những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt, đồng thời kích thích nhu động ruột.

Thay vì ăn những bữa ăn lớn, mẹ bầu hãy chia thành nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Mẹ bầu nên dành thời gian để ăn uống và nên nhai kỹ, vì điều này hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.

Sử dụng hỗn hợp giữa mật ong và sữa ấm cũng rất có ích cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp vấn đề không dung nạp lactose trong sữa thì nên tránh sử dụng.

Hạnh nhân rất giàu canxi và được cho là giải quyết tốt vấn đề tiêu hóa. Do đó, các bà bầu đừng quên thêm loại hạt này vào thực đơn nhé!


Mẹ bầu ăn bột yến mạch có thể làm dịu chứng khó tiêu, bởi nó hấp thụ lượng axit dư thừa và tăng khối lượng phân.

Giảm tiêu thụ caffeine hoặc trà vì chúng có thể làm cho các triệu chứng ợ nóng hay khó tiêu trở nên tệ hơn và cũng ngăn cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm.

Các thai phụ nên uống nước đầy đủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thay bằng nước dừa để mang lại cảm giác sảng khoái, đồng thời giúp loại bỏ lượng axit thừa.

2. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Sau khi ăn, mẹ bầu nên ngồi nghỉ nửa tiếng, sau đó đi dạo bộ một chút rồi mới đi nằm để trọng lực đẩy thức ăn xuống ruột hỗ trợ tiêu hóa tốt.


Hãy thử sử dụng men vi sinh, bởi chúng có chứa Lactobacillus acidophilus (một lợi khuẩn) giúp duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa của bạn.

Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, tránh dùng bất kỳ loại quần hay áo có chun ôm chặt quanh bụng để tạo điều kiện cho thức ăn di chuyển tốt.

Tình trạng căng thẳng cũng có thể gây khó tiêu khi mang thai, vậy nên bà bầu nên cần được thư giãn. Các bà mẹ tương lai có thể tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập tiền sản nhẹ vừa thư giãn lại giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu khi mang thai rất tốt.

Khi ngủ, mẹ bầu nên kê phần đầu và lưng cao hơn một chút. Tư thế này giúp ngăn axit dạ dày không bị trào ngược lên trên.

3. Những điều bạn không nên làm

Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhất là các loại thức ăn nhanh để không làm trầm trọng hơn chứng khó tiêu khi mang bầu, đồng thời ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.

Mẹ bầu tuyệt đối không hút thuốc hay uống rượu bia. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, việc hút thuốc có xu hướng làm giãn cơ vòng dạ dày thực quản, dẫn đến hiện tượng trào ngược và bạn sẽ thấy khó tiêu hơn.

Tránh ăn một lượng lớn súp lơ, bắp cải, bông cải xanh và măng tây vì chúng có thể làm tăng cảm giác đầy hơi cho bạn.

Khó tiêu khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến, tuy không mấy nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Hãy thử áp dụng những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý để “đánh bay” triệu chứng đáng ghét này nhé!