Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Quá trình tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn như thế nào?

Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan lớn thành phân tử thức ăn tan trong nước nhỏ để có thể được hấp thu vào huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ được hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn.

Tiêu hóa là một hình thức trao đổi chất, thường được chia thành hai quá trình dựa trên cách thức chia nhỏ thức ăn: tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Giai đoạn tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể được enzyme tiêu hóa phân giải. Trong quá trình tiêu hóa hóa học, enzym phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu.


Trong hệ tiêu hóa của người, thức ăn đi vào miệng và việc tiêu hóa cơ học của thực phẩm bắt đầu bằng hành động nhai và hỗ trợ làm ướt của nước bọt. Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, có chứa alpha-amylase, một loại enzyme khởi động quá trình tiêu hóa tinh bột trong thực phẩm; nước bọt đồng thời chứa chất nhầy để bôi trơn thực phẩm và hydrocacbonat để cung cấp các điều kiện lý tưởng của kiềm cho phép amylase làm việc. 

Sau khi trải qua quá trình nhai và tiêu hóa tinh bột, thức ăn sẽ chuyển thành dạng bột nhuyễn tròn được gọi là một bolus. Nó sẽ đi xuống theo thực quản tới dạ dày do áp lực nhu động. Dịch vị trong thực quản bắt đầu quá trình tiêu hóa protein. Dịch vị chủ yếu bao gồm axit clohydric và pepsin. Vì hai hóa chất này có thể gây tổn hại cho thành dạ dày, chất nhầy được dạ dày tiết ra có tác dụng như một lá chắn chống lại các tác hại của các hóa chất trên. 

Đồng thời với việc tiêu hóa protein, việc trộn cơ học xảy ra nhờ nhu động, đó là những làn sóng co thắt cơ bắp di chuyển dọc theo thành dạ dày. Điều này cho phép đa số thực phẩm tiếp tục được trộn lẫn với các enzyme tiêu hóa.

Nhằm mục đích hỗ trợ tiêu hóa; giúp trẻ em hay ăn chóng lớn, người suy nhược mau bình phục – cốm ăn ngonđã ra đời. Cốm được bào chế từ các dược liệu có tác dụng bổ trợ và chữa bệnh đường tiêu hóa truyền thống theo YHCT nước ta; hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, góp phần cải thiện sức khỏe

Cách phòng tránh rối loạn đường tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Nó gây ra có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn tiêu hóa là gì?


Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.

Vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trợ tốt quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý:

Thay đổi thói quen ăn uống


Cần đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Uống nhiều nước, tăng cường ăn trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Không nên ăn các loại thức ăn như:

Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ôi thiu, ăn chín uống sôi, loại bỏ dần các thực phẩm tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua… khỏi thực đơn hàng ngày.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước có gas. Ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh ăn quá no hay để bụng quá đói.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý


Một chế độ sinh hoạt hợp lý là đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tránh thức khuya, căng thẳng. Một giấc ngủ sâu và đủ (8 tiếng) sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, mang lại năng lượng dồi dào cho bạn làm việc vào hôm sau.

Ngoài ra, các hoạt động thể chất có tác dụng gia tăng hoạt động co bóp của ruột, giúp ăn ngon và tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn rất hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người quan tâm đến trọng lượng, thường xuyên tập thể dục ít khi phải đối mặt với những phiền toái của đường tiêu hóa. Do đó tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về chứng rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chúc quý độc giả vui khoẻ mỗi ngày.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Nguyên nhân trẻ bi rối loạn tiêu hóa


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nếu không được chữa trị, không chỉ khiến cha mẹ mất nhiều thời gian, kinh tế hơn để thăm khá m, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì và biện pháp khắc phục ra sao?

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ


Nguyên nhân gây ra biếng ăn, suy dinh dưỡng, đau bụng, khó tiêu, táo bón, phân sống... ở trẻ em có rất nhiều, tuy nhiên có một số nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất đó là do:

- Loạn khuẩn đường ruột: Bình thường hệ vi sinh đường ruột luôn đạt trạng thái cân bằng tức là chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó mà tỷ lệ này bị mất cân bằng thì gọi là loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị một bệnh lý khác, điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng bị phá hủy, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.



- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đa số vi chất dinh dưỡng cơ thể không thể tổng hợp được mà cần được bổ sung qua thức ăn, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa, khiến thức ăn không được phân hủy hoàn toàn, lưu lại đường ruột lâu và gây ra rối loạn tiêu hóa. Ngược lại khi bị rối loạn tiêu hóa cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng tạo thành vòng luẩn quẩn nếu chúng ta không biết cách khắc phục sớm.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, quá nhiều đạm, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ,... cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

- Môi trường sống không vệ sinh sạch sẽ

- Tâm lý không tốt, căng thẳng, quấy khóc nhiều

- Sức đề kháng yếu

- Biến chứng của các bệnh lý khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản,... Hoặc do căng thẳng kéo dài cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Loại nước ép giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đẹp da

Có rất nhiều loại nước ép giúp giảm đầy hơi một cách tự nhiên, giảm co thắt dạ dày và hầu hết các bệnh về rối loạn tiêu hóa.

Cam + lô hội + rau chân vịt


Cam chứa axit citric làm giảm nguy cơ rối loạn dạ dày. Cam còn nhiều chất xơ hòa tan giúp tạo ra một lớp gel dọc theo bức tường ruột và cho phép cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng. Lô hội chứa các enzym, vitamin, khoáng chất và axit amin giúp thải ra các chất độc và làm sạch đường tiêu hóa. Lá rau chân vịt sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nho đỏ + bắp cải + cần tây


Nho đỏ rất giàu chất xơ hòa tan tốt cho chuyển động của ruột và táo bón. Bắp cải ngăn chặn viêm thành ruột, vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Cần tây cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và sắt cho cơ thể.

Khoai lang + Cà rốt


Cà rốt chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, thúc đẩy các hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Khoai lang có chứa tinh bột, ma-giê và chất xơ chữa bệnh loét dạ dày và cũng làm dịu hệ tiêu hóa.

Nước ép táo + dưa chuột và rau diếp

Loại nước ép này có thể cải thiện tiêu hóa, giúp chữa táo bón, làm dịu dạ dày và ruột. Nó cũng là một nguồn tốt của probiotic (vi khuẩn có lợi) - hợp chất có tác dụng giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Tiêu thụ nước ép táo, dưa chuột và rau diếp còn có lợi cho tim và ngăn ngừa viêm dạ dày. Do vậy, bạn không nên bỏ qua thức uống này.

Lê + cần tây + gừng


Sự kết hợp của quả lê, cần tây và gừng giúp giải độc tố rất tốt làm cho hệ tiêu hóa sạch và ngăn ngừa táo bón. Cần tây có chứa chất chống oxy hóa làm giảm viêm loét và viêm dạ dày. Nó cũng chứa các chất xơ không hòa tan để cải thiện nhu động ruột.

Bắp cải + bạc hà + dứa


Bắp cải rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa. Lá bạc hà tươi mát và dứa giúp điều trị rối loạn tiêu hóa.

Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Ngày Tết với nhiều món ăn ngon, giàu đạm, nên những người mắc bệnh gút hoặc có nguy cơ cao bị bệnh này cần rất thận trọng trong ăn uống.

Nếu không sẽ dễ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng hơn bệnh vốn có của mình.

Ở những người bệnh này thì colchicin tôi không còn lạ lẫm. Do có tác dụng làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào, các vi tinh thể urat, làm ngừng sự tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường (vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat kết tủa tại các mô ở khớp). Vì thế tôi được chỉ định điều trị đợt cấp của bệnh gút, phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút...

Đau đớn trong ngày Tết là điều không ai muốn. Vì vậy, khi được kê đơn, những người bệnh gút cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không vì ham vui, ham chơi ngày Tết mà lơ là việc uống thuốc. Cũng không vì ỷ lại việc có thuốc mà ăn uống không kiêng khem... Tất cả những điều này đều không có lợi cho người bệnh.

Đau và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau dùng thuốc 48-72 giờ (2-3 ngày). Nếu cần uống lại thuốc thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 2-3 ngày, nếu không thì các tổn thương do colchicin tôi gây ra chưa kịp hồi phục và thuốc có thể bị tích tụ.

Điều đặc biệt lưu ý là giữa liều điều trị và liều độc rất gần nhau. Vì vậy, khi thấy chưa hết cơn đau, người bệnh chớ dại mà tự ý tăng liều thuốc. Khi dùng liều hàng ngày chỉ cần cao hơn 1mg thì colchicin tôi đã có thể gây tích tụ ở mô và dẫn đến ngộ độc, đặc biệt đối với bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược rất dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.

Trong quá trình dùng thuốc nếu các bạn thấy có biểu hiện: Buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy thì cần ngừng dùng thuốc ngay, vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc thuốc nặng hơn. Cần thông báo cho bác sĩ biết để có hướng dẫn xử lý phù hợp.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống 

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Cách chữa đầy bụng dân gian cho trẻ khỏi ngay tức khắc

Cách chữa đầy bụng dân gian mách cho mẹ đang nuôi con nhỏ rất đơn giản, chỉ từ những loại thực phẩm thường ngày. Mẹ có thể dùng tỏi hay lá trầu không đều hữu dụng ngay tức khắc.

2 cách chữa đầy bụng bằng tỏi

Cùng với hành, tỏi là gia vị “số 1” trong gian bếp Việt. Không chỉ vậy, tỏi cũng được mệnh danh là vị thuốc Đông y tốt hàng đầu cho mẹ và bé sau khi sinh.

Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé khoảng 10-15 phút sau bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.



Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé hoặc cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30gr tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10gr đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm hòa tan đường phèn tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy chứng đầy bụng, chướng hơi của bạn sẽ giảm đi rõ rệt.

Chữa đầy bụng bằng lá trầu không


Dân gian vẫn đồn hơ lá trầu không cho bé có thể trị bách bệnh. Sự thật không hoàn toàn đúng nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100gr lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu.

Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…

Để chữa chướng bụng đầy hơi cho bé sơ sinh mẹ có thể dùng lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.
Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng lá trầu không trị bệnh cho bé:

Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.

Không sử dụng lá trầu hơ kho trẻ bị sưng tấy trầy xước

Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.

4 loại trái cây trị ngay chướng bụng


Ngoài lá trầu không và tỏi mẹ cũng có thể dùng các loại trái cây tự nhiên để chữa chướng bụng, đầy hơi:

Nước chanh và gừng: Sử dụng hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong pha vời nước ấm, cho bé uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn cam: Cách đơn giản nhất là cho bé ăn thêm vài múi cam sau bữa ăn. Các chuyên gia chia sẻ rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp thêm vitamin cho bé.

Ăn nho: Cùng với cam, nho cũng là trái vây có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Nước chanh nóng: Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm a-xit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

Ngoài cách áp dụng mẹo dân gian mẹ có thể massage cho bé cũng giảm chướng bụng, đầy hơi


Để phòng đầu hơi, chướng bụng cho trẻ mẹ cần lưu ý:

Cho trẻ bú đúng cách: Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài gây đầy hơi. Cách tốt nhất mẹ ôm bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí gây đầy hơi.

Hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đã ăn dặm, cần hạn chế các thực phẩm dễ sinh hơi như xúc xích, bim bim, bánh mỳ…Bé đang bú mẹ thì mẹ tránh ăn các thực phẩm này.

Không bắt bé bú ăn hoặc ăn quá no

Lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé

Sau khi pha sữa, nên để 5 phút sau mới cho bé bú.

Những thói quen gây hại cho dường tiêu hóa

Ăn uống là nhu cầu tối thiểu của con, tuy nhuên có rất nhiều người sau khi ăn có những thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 3 thói quen xấu sau bữa ăn có thể khiến bạn sớm đến bệnh viện.

1. Uống sữa chua

Nhiều người thường thắc mắc rằng "Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua". Cần nhấn mạnh rằng ăn sữa chua ngay sau bữa ăn chính không thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bởi vì việc tiêu hóa thức ăn cần phải có các enzym tiêu hóa và nhu động đường ruột hoạt động có quy luật. Nhưng sữa chua, không cung cấp enzym tiêu hóa cũng không thể thúc đẩy nhu động đường ruột.



Mặc dù nhà sản xuất quảng cáo sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi tốt cho đường tiêu hóa, thực tế sữa chua chứa lợi khuẩn ít phù hợp với hệ vi sinh vật vốn có của đường ruột. Nên nó sẽ phá vỡ quần thể sinh vật trong đường ruột. Nếu như bạn có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ khi ăn sữa chua thì nên dừng ngay, vì nó hoàn toàn không có lợi, nếu dùng lâu dài còn khiến hệ tiêu hóa suy yếu.

Sữa chua cũng là một loại thực phẩm nhiều đường, nhiều calo. Nếu bạn ăn sữa chua sau bữa chính, rõ ràng bạn sẽ tiêu thụ nhiều đường và nhiều calo hơn. Điều này cũng chính là khiến bạn ăn càng nhiều hơn, và làm cho dạ dày khó tiêu hóa, từ đây sẽ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe.


2. Đi ngủ


Đi ngủ ngay sau khi ăn bữa tối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bởi vì sau bữa ăn, cơ thể cần thời gian để tiến hành tiêu hóa, nhưng lượng lớn thức ăn trong dạ dày, nếu đi ngủ ngay lập tức, có thể khiến nhu động đường tiêu hóa bị suy giảm mạnh trong khi ngủ, tốc độ tiêu hóa trở nên chậm, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu. Cơ thể không tiêu hao được năng lượng sẽ gây béo phì, đồng thời sẽ xuất hiện các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày. Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chọn đúng thời điểm để đi ngủ, không nên ngủ ngay sau khi ăn.


3. Tập thể dục


Bình thường sau khi ăn bạn không nên tập thể dục ngay, đây là điều quan trọng cần phải chú ý. Rất nhiều người muốn tập thể dục sau khi ăn, nghĩ rằng việc làm này có thể thúc đẩy tiêu hóa, giúp giảm cân . Tuy nhiên, trong khi dạ dày chứa rất nhiều thức ăn, vận động với cường độ cao, sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.


Bởi trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ "xử lý" thức ăn. Khi bạn vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày. Vì vậy, hãy cho cơ thể một quỹ thời gian để tiêu hóa thức ăn và sau đó tập thể dục.

Tốt hơn hết là nên tập thể dục trước ăn hoặc sau ăn 2 giờ.

Nhiều người có thói quen "đi bộ cho tiêu cơm", nhưng đi bộ ngay sau bữa ăn là không tốt. Bạn có thể sẽ phải đối phó với các vấn đề như khó tiêu và trào ngược acid. Khuyến cáo nên nghỉ ngơi ở một tư thế cơ thể thẳng đứng và sau đó đi bộ chậm rãi quanh nhà để tăng cường tiêu hóa. Hãy đợi khoảng nửa giờ sau bữa ăn rồi mới đi bộ chậm. Điều này cũng sẽ cải thiện sự trao đổi chất và tiêu hóa tốt thức ăn.