Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiêu hóa

Xây dựng chế độ ăn cho người rối loạn tiêu hóa lành mạnh sẽ giảm các triệu chứng của bệnh. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng, giảm đầy bụng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm đại tràng mãn tính


Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng là vẫn phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Chất đạm (protein) không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Người bệnh nên sử dụng 1g/ kg/ ngày, dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương… Năng lượng trung bình cần 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân. Chất béo nên ăn hạn chế không quá 15g/ ngày. Ngoài ra khẩu phần ăn mỗi ngày cần cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin.


Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn nào?


Những thức ăn tốt cho người bị viêm đại tràng bao gồm: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua. Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến. Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn. Các rau họ cải: bắp cải, củ cải cũng phù hợp với đối tượng này.

Những loại thực phẩm nên tránh


Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Vì thế, bạn nên nhận biết cách xác định thực phẩm nào giúp giảm và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm loét đại tràng. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa được bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Trước hết là các sản phẩm từ sữa. Ở một số người bị viêm loét đại tràng thường gặp các triệu chứng không dung nạp với đường sữa lactose. Lactose thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò. Những bệnh nhân có các dấu hiệu không dung nạp lactose cũng nên tránh các thực phẩm từ bơ sữa để không gây ra các triệu chứng làm bệnh trở nên tệ hơn.

Các chất kích thích cũng có thể làm gia tăng tình trạng tiêu chảy ở một số người như rượu và bia. Bên cạnh đó, một số loại soda và bia có chứa carbonate gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tăng chứng ợ hơi ở người bệnh. Cà phê, trà, chocolate hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng là các tác nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng.

Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Tránh các thức ăn cay nóng, hải sản tươi sống, đồ ăn có nhiều đường vì không tốt cho sức khỏe đại tràng.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Hơ lá trầu chữa bụng đầy trướng hơi

Kiếm 2-3 lá trầu không hơ nóng áp vào vùng bên trên, bên dưới và 2 bên rốn có tác dụng chữa đầy bụng chướng hơi ở cả trẻ em và người lớn.

Chữa đầy bụng bằng lá trâu



Cháu Nguyễn Văn Tr. 6 tuổi, sau khi ăn cơm tối một lúc thì kêu đau bụng nhiều, da mặt tái xanh, nằm co quắp. Sờ vào bụng thấy cứng, gõ vào thấy kêu như tiếng trống. Gia đình có cho cháu uống 1 gói Sorbitol và 1 viên Spasmaverin để giảm đau và tiêu hơi nhưng không bớt. Cháu ngày càng đau hơn.

Xác định là cháu bị đau do hơi ở bụng đầy trướng. Chúng tôi nói người nhà kiếm cho 2-3 lá trầu không. Dùng 1 lá hơ lên bếp lửa cho hơi ấm, áp vào vùng bên trên, bên dưới và 2 bên rốn. Áp vào da rồi lại nhấc lên.

Làm như vậy nhiều lần cho đến khi thấy lá trầu nguội.  Hễ lá trầu đang hơ nguội thì lấy lá khác hơ ấm rồi lại đắp thay lá trầu kia. Hơ thay đổi đến lần thứ 4 thì thấy cháu có vẻ dịu, nằm im, không rên đau nữa. Làm tiếp như vậy khoảng 6 -7 lá thì cháu nói là thấy dễ chịu, bụng hết đau. Nghỉ 10 phút sau, cháu lại tiếp tục chơi lại được như thường.

Phương pháp này được thực hiện cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có hiệu quả tốt, nhất là những trường hợp thấy bụng sình hơi.

Lá trầu không, Đông y gọi là phù lưu, trầu lương. Tên khoa học là Piper betle L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Theo Đông y, lá trầu không vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

7 cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả

Đầy bụng là triệu chứng lượng thức ăn vẫn còn tồn dư gây khó chịu trong khi ăn. Nguyên nhân thường là do ăn quá nhiều các đồ chiên rán, ăn quá nhanh…khiến cho các enzyme tiêu hóa không kịp. Học cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả sau đây.

7 cách chữa đầy bụng hiệu quả

Chữa đầy bụng bằng tỏi: 


Cách chữa đầy bụng bằng tỏi: Dùng 30g tỏi bóc vỏ, xay nhỏ rồi trộn với 5g đường, thêm 60ml nước sôi vào hỗn hợp và chia ra làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi hết chướng bụng, đầy hơi. Vị của tỏi thường hăng khó chịu nên cách này ít được dùng cho trẻ nhỏ.
cách chữa đầy bụng khó tiêu


Đừng ăn quá nhiều một lúc: 


Cảm giác đầy bụng khó tiêu nguyên nhân chính là do ăn quá nhiều trong thời gian ngắn. Việc ăn khoa học là nên ăn những bữa nhỏ, nhai kỹ, đừng nhồi nhét thức ăn quá nhiều. Nhai kỹ sẽ có tác dụng giảm lượng không khí khi nuốt thức ăn. Nuốt không khí nhiều khi ăn chính là nguyên nhân chính gây ra đầy bụng.

Tránh nuốt không khí: 


Càng ăn nhanh, cơ thể càng nuốt nhiều không khí, dạ dày bị đầy bụng khi giữ lại không khí. Có hai nguồn khí trong hệ thống tiêu hóa: Một là khí được tạo ra bởi vi khuẩn trong ruột, hai là không khí hoặc khí được nuốt khi ăn hoặc uống. Người dễ đầy bụng nhất chính là uống quá nhiều nước uống có gas, chứa nhiều carbon dioxide, một loại khí có thể được giải phóng khỏi chất lỏng sau khi nó đến dạ dày. Nhai kẹo cao su, uống bằng ống hút và ăn trong khi nói chuyện hoặc ăn nhanh vội vàng cũng có thể dẫn đến tăng lượng không khí nuốt vào.

Uống bổ sung men tiêu hóa menpeptine


Một số sản phẩm giúp giảm đầy hơi, chẳng hạn như các enzyme bổ sung hỗ trợ phá vỡ carbohydrate khó tiêu. Những enzyme tiêu hoá như lactase, beano (chứa enzyme alpha-galactosidase, có thể giúp phá vỡ carbohydrate khó tiêu từ các loại thực phẩm khác nhau).
cách chữa đầy bụng khó tiêu


Uống bổ sung men vi sinh probiotic: 


Khí do vi khuẩn trong ruột tạo ra cũng là một tác nhân chính gây đầy hơi. Việc bổ sung men vi sinh có thể giúp giảm sản xuất khí và đầy hơi ở những người có vấn đề về tiêu hóa

Tránh táo bón: 


Quá ít chất xơ, nước và hoạt động thể chất có thể dẫn đến táo bón, một trong những nguyên nhân dẫn đến đầy hơi. Để tránh điều này, cơ thể cần bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ (25 gram mỗi ngày cho phụ nữ và 38 cho nam giới) từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu, hạt và hạt. Ngoài ra, uống nhiều nước, tập thể dụng thể thao cũng giúp cho giảm tình trạng bụng đầy hơi khó tiêu.

Kiểm soát lượng muối khi ăn: 


Cơ thể cần muối để làm việc, nhưng hầu hết qua các bữa ăn nhận được nhiều hơn cơ thể cần. Muối khiến cơ thể giữ lại nhiều nước hơn, khiến bụng cảm thấy đầy hơi. Dư thừa muối ngoài việc gây đầy bụng, còn gây ra các vấn đề về thận và huyết áp cao. Đặc biệt, cơ thể sẽ tiếp nhận nhiều muối thông qua các thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm ăn nhanh. 

Tập thể dục thường xuyên: 


Tập thể dục giúp cơ thể di chuyển khí ra khỏi ruột và làm cho nhu động ruột đều đặn hơn. Tập thể dục cũng giải phóng thêm natri từ cơ thể thông qua mồ hôi, có thể giúp giảm tình trạng giữ nước.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là bệnh tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.Viêm tụy cấp là bệnh tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. 

Tụy là một tạng nằm trong phúc mạc phía trên cột sống ngang mức L1- L2, giữa tá tràng và lách, sau dạ dày, phía trước các mạch máu lớn. Tụy gồm 3 phần: Đầu, eo, thân và đuôi tụy. Tụy dài 16-20mm, cao 4-5cm, dày 2-3cm. Tụy có chức năng nội tiết (tiết insulin để kiểm soát đường huyết) và chức năng ngoại tiết (tiết các men tiêu hóa).
viêm tụy cấp

Nguyên nhân của viêm tụy cấp


- Do rượu: Hiện nay nguyên nhân này thương gặp hơn các nguyên nhân tắc nghẽn cơ học.

- Tắc nghẽn: Sỏi ống mật chủ, u tụy hay u bóng Vater, giun chui ống mật hoặc dị vật,...

- Sau phẫu thuật vùng quanh tụy, sau nội soi mật - tụy ngược dòng.

- Do chấn thương đụng dập vùng tụy.

- Do rối loạn chuyển hóa như tăng triglycerid máu, tăng canxi máu.

- Các nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, độc chất hay thuốc (azathioprin, mercaptopurin, tetracyclin, ethylalcol, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ,...) loét dạ dày.

- Vô căn: Chiếm khoảng 10 - 15% các trường hợp.

Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp


Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của VTC là do sự hoạt hóa các tiền enzym thành các enzym có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng kiểu dây chuyền khác.
Chẩn đoán viêm tụy cấp

Triệu chứng lâm sàng


- Đau bụng: Chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên.

- Nôn và buồn nôn: Thường xảy ra sau đau, nôn xong không đỡ hay hết đau (khác viêm dạ dày cấp), thường nôn ra dịch dạ dày, dịch mật, thể nặng có thể nôn ra dịch máu loãng.

- Chướng bụng và bí trung đại tiện: Nhất là với các thể viêm tụy cấp hoại tử nặng, một số trường hợp lại đi ngoài lỏng nhiều lần.

- Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy: Đầy bụng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật,…

- Ngoài ra tùy bệnh cảnh bệnh nhân có thể có rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu hoặc vô niệu,…

Triệu chứng cận lâm sàng của viêm tụy cấp


- Xét nghiệm: Tăng enzyme amylase và lypase trong huyết thanh, trên 3 lần so với bình thường.
- Siêu âm: Tụy to, có thể to toàn bộ hay từng phần; bờ, nhu mô tụy không đều; có thể có dịch quanh tụy và trong ổ bụng.

- Chụp cắt lớp vi tính: Giúp chẩn đoán xác định VTC thông qua hình ảnh, chẩn đoán xác định VTC nặng thông qua hình ảnh các biến chứng.

Điều trị viêm tụy cấp


Điều trị nội khoa: Điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm tiết, chăm sóc,… có thể kết hợp lọc máu liên tục (CRRT).
Điều trị can thiệp: Điều trị nguyên nhân như lấy sỏi, lấy giun,…
Phòng ngừa viêm tụy cấp
- Hạn chế uống rượu, bia;
- Phát hiện và điều trị sỏi mật, sỏi tụy;
- Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn hợp lý.

Tác dụng chữa bệnh không ngờ của muối

Muối ăn là loại gia vị thường có ở mỗi gia đình. Cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của muối ăn.

Giải quyết tình trạng đầy bụng


Dùng một nhúm muối nhỏ hòa với sữa có thể giúp bạn giải tỏa cảm giác đầy bung, bụng ấm ách... Muối có thể kích hoạt enzyme amylase trong nước bọt và axit hydrocholoric trong dạ dày, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và xóa tan cảm giác khó chịu.

Tẩy da chết


Một thìa muối sạch, dầu ô liu và vài giọt nước cốt chanh sẽ là dung dịch tẩy da chết hữu ích. Lưu ý, bạn nên chà xát nhẹ nhàng và bảo vệ da khỏi ánh nắng sau khi tẩy.

Vệ sinh răng miệng


Súc miệng bằng nước muối ấm mối ngày có thể giúp vệ sinh răng miệng và ngăn cách vấn đề về răng, xóa tan cơn đau họng. Muối biển rất giàu flour, giúp bảo vệ răng khỏi sự ăn mòn của axit trong thức ăn và ngăn ngữa sâu răng.


Sát trùng vết bỏng


Khi da bị bỏng nhẹ, bạn có thể rửa vết thương với nước mát, sau đó bôi một ít muối sạch để chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, với vết bỏng nặng, sâu, bạn không thể sử dụng biện pháp này mà nên đến gặp bác sĩ.


Chữa loét miệng


Một chút muối có thể chữa lành vết loét ở miệng. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy đau, xót khi bôi loại gia vị này vào vết thương nhưng chỉ vài ngày sau, vết loét sẽ dần cải thiện và lành lặn.

Thực phẩm nào cũng có phản dinh dưỡng, ăn sao cho tốt?

Rau củ quả có nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng, chất xơ, chất chống oxid hoá… có lợi cho sức khoẻ, nhưng chúng cũng lại chứa những chất phản dinh dưỡng (antinutrients), cản trở sự hấp thu dưỡng chất.

Đủ loại phản dinh dưỡng


– Acid phytic, còn gọi là phytate, có lẽ là chất phản dinh dưỡng "khét tiếng" nhất. Chất này có trong các loại hạt, ngũ cốc và rau quả.
Acid phytic gây trở ngại cho việc hấp thu nhiều loại khoáng như phosphorous, calcium, đồng, magnesium, kẽm và sắt. Việc hấp thu kém các chất khoáng vi lượng này dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương. Acid phytic còn ức chế một số enzyme tiêu hoá như amylase, pepsin và trypsin (amylase giúp tiêu hoá bột đường, còn pepsin và trypsin giúp tiêu hoá protein).


– Lectins, một loại phản dinh dưỡng khác là lectins. Lectins là một nhóm protein có trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày: các loại đậu (đậu nành, đậu đen…), các loại hạt, ngũ cốc, rau củ quả, nhất là cà chua. Thậm chí trứng, sữa, và các sản phẩm từ sữa cũng có lectins. Lectins được cho rằng có lợi cho thực vật vì nó bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh và côn trùng, nhưng lectins lại có hại cho người. Tiêu thụ nhiều lectins có thể gây rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, trướng bụng, nổi mẩn ngứa…

– Các chất ức chế enzyme tiêu hoá đủ loại. Chất thì gây trở ngại tiêu hoá chất bột do ức chế enzyme amylase, chất làm gây trở ngại tiêu hoá chất béo do ức chế men lipase của tuỵ tạng, chất lại ức chế enzyme tiêu hoá protein… Nói chung, tiêu hoá bột, béo đạm đều bị trở ngại bởi những chất có trong rau củ quả…

Một vài chất phản dinh dưỡng khác như chất gây chát tanin (cản trở hấp thu protein, sắt…) hay acid oxalic (trong vài trường hợp có thể gây sạn thận) đã đề cập trong các bài trước.

Vô hiệu hoá phản dinh dưỡng


Rau củ quả là tặng phẩm của thiên nhiên. Ông cha ta, cả ngàn năm trước, đã biết cách khống chế mặt hại và tận dụng mặt lợi cho nhu cầu ẩm thực. Dưới đây là những cách loại bỏ những chất phản dinh dưỡng thông dụng nhất:

– Ngâm: hầu hết các chất phản dinh dưỡng đều nằm ở vỏ hoặc gần vỏ. Chúng lại dễ tan trong nước. Ngâm nước vài giờ hoặc qua đêm sẽ làm giảm đáng kể các acid phytic, tanin, lectins và các chất ức chế enzyme tiêu hoá. Ngâm rau cũng làm giảm acid oxalic.



– Nảy mầm: quá trình nảy mầm các loại hạt, rau làm giảm rất đáng kể acid phytic, cũng như làm giảm bớt lectins và các chất ức chế tiêu hoá protein.

– Lên men: Là quá trình tiêu hoá bột đường do vi sinh vật như vi khuẩn hoặc men gây ra, như sữa chua, phómát, dưa muối… Lên men rau quả cũng làm giảm đáng kể acid phytic và lectins.

– Nấu: đun nấu là cách loại bỏ các chất phản dinh dưỡng hiệu quả nhất như lectins, tanin, oxalate và các chất ức chế tiêu hoá protein. Mức độ loại bỏ tuỳ thuộc thời gian đun nấu. Chỉ riêng acid phytic chịu nhiệt, nên hơi khó loại bỏ bằng đun nấu. Rau củ quả là thực phẩm mà giới khoa học đánh giá cao, chưa bao giờ phàn nàn cả, nhưng nhìn loại nào cũng thấy có các chất phản dinh dưỡng. Chẳng lẽ nhịn?

Thực phẩm nào cũng có mặt lợi và hại. Những người kinh doanh bất chính thổi phồng mặt hại để hù doạ, và thổi phồng mặt lợi để bán hàng.

Thực tế cho biết, nếu kết hợp ngâm, cho nảy mầm hoặc lên men rồi đun nấu, không ăn sống sít, thì xem như ta đã loại bỏ được gần hết các chất phản dinh dưỡng. Lượng phản dinh dưỡng còn lại không đáng kể so với mặt lợi về dinh dưỡng của rau củ quả và các loại hạt.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Điều trị đầy bụng khó tiêu kéo dài ngày Tết?

Đầy bụng khó tiêu là “căn bệnh Tết” mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Những biểu hiện này cảnh báo rằng hệ tiêu hóa của chúng ta đang bị quá tải do bổ sung lượng lớn thức ăn một cách bừa bãi.

Đầy bụng ợ hơi kéo dài như thế nào?


Đầy bụng ơ hơi là triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây nên. Bình thường sau bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng, thức ăn đã được tiêu hóa bớt đi và dạ dày có thể tiếp tục nạp thêm. Tuy nhiên ở những người mắc chứng ăn không tiêu thì hoàn toàn ngược lại.


Một trong những nguyên nhân ăn không tiêu hàng đầu là do thói quen xấu như: ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn, không nhai kỹ... khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả. Bên cạnh đó, việc mất cân đối thức ăn như nạp nhiều thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi sẽ gây ra tình trạng tiêu hóa chậm chạp. Một số thực phẩm khi ăn nhiều gây khó tiêu đầy bụng có thể kể đến như thức ăn giàu tinh bột, món ăn xào rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga,…

Trong dịp Tết, việc các thực phẩm này thường xuyên xuất hiện trên bàn tiệc với tần suất dày đặc, khi được kết hợp cùng các chất kích thích có trong bia rượu sẽ khiến hệ tiêu hóa khó có thể dung nạp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn. Đó cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến đầy bụng khó tiêu trở thành căn bệnh phổ biến hơn trong khoảng thời gian này.

Ăn không tiêu đầy bụng có thể xuất hiện từng đợt hoặc thường xuyên với các triệu chứng điển hình như: sau khi ăn khoảng 30 phút có biểu hiện đầy bụng; bao tử co thắt bất thường kèm theo bụng nóng lên; ợ hơi, xì hơi nhưng vẫn không thấy giảm cảm giác đầy bụng; cơn đau bụng xuất hiện âm ỉ kéo dài và có xu hướng ngày một nặng hơn…Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng đầy bụng khó tiêu chỉ là triệu chứng tạm thời do dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cơ thể lại chưa kịp chuyển hóa hết mà không biết tình trạng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sau cho hệ tiêu hóa.

Cụ thể nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài, lâu dần người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn. Đặc biệt hệ quả lớn nhất phải kể đến là chứng rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này thường rất khó dứt điểm và thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và nếu để lâu sẽ dễ biến chứng thành các bệnh đường ruột nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,…


Các biện pháp chữa đầy bụng, ăn không tiêu


Trong Tây y, khi điều trị chứng bệnh ăn không tiêu, đầy bụng, các bác sĩ thường kê đơn một số nhóm thuốc như thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon… làm tăng khả năng co bóp của thành dạ dày, giúp đưa thức ăn xuống ruột non tiêu hóa hiệu quả; thuốc tiêu hóa: Alipase, Festal... cung cấp men tiêu hóa nhằm chia thức ăn thành phân tử nhỏ hơn như acid amin, acid béo để cơ thể dễ hấp thụ.

Bên cạnh cách chữa đầy bụng bằng các bài thuốc dân gian từ thảo dược cũng được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng do có tác dụng hỗ trợ giảm đầy bụng khó tiêu hiệu quả như:

- Lá bạc hà: Việc nhai sống lá bạc hà thường xuyên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tinh dầu bên trong lá bạc hà giúp loại bỏ triệu chứng ăn không tiêu như đau bụng, ợ nóng, đầy hơi…

-  Hạt tiêu: Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng hạt tiêu chứa hàm lượng kali cao giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày. Cho 1 – 2 hạt tiêu đen vào sữa nóng, khuấy đều và uống hàng ngày sẽ ngăn chặn việc hình thành khí ở dạ dày.



- Lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi bỏ vào nước nóng hãm uống hàng ngày có tác dụng chống viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

- Gừng: Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Chính nhờ vào enzym có trong gừng giúp dễ dàng phân hủy các protein trong thức ăn và chống dị ứng thức ăn rất tốt.

- Tía tô: Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa đầy bụng khó tiêu và ngộ độc do thức ăn rất tốt. Bạn có thể chưng cách thuỷ nước tía tô và uống khi còn ấm để tăng hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hoá và giảm cảm giác chướng bụng.

Bên cạnh đó việc chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các thực phẩm dễ tiêu là cách hiệu quả để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu trong dịp Tết. Việc ăn ba bữa ăn lớn hàng ngày có thể khiến bạn ngao ngán và hiện tượng đầy bụng xuất hiện. Hãy chia những bữa ăn chính thành những bữa nhỏ hơn và tiêu thụ một lượng thức ăn vừa phải để tránh tạo áp lực cho hoạt động của dạ dày, thường xuyên tăng cường vận động, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng và luôn giữ tinh thần thoải mái.