Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

“Bắt bệnh” ngay chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ


Bé yêu rất dễ bị đầy bụng khó tiêu mỗi ngày do cơ địa hoặc sai lầm của mẹ trong chế độ ăn uống. Mỗi khi bị đầy bụng, bé sẽ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, còn mẹ thì vò đầu bứt tóc vì không biết có cách nào để con tiêu hóa tốt hơn.

Triệu chứng và nguyên nhân đầy hơi, khó tiêu ở trẻ


Trước tiên, mẹ cần tìm hiểu về các biểu hiện thường thấy khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu để có thể tự bắt bệnh ngay khi trẻ có biểu hiện lạ. Khi bị đầy hơi, khó tiêu, trẻ có thể có một hoặc một số các triệu chứng sau đây:
- Sau khi ăn từ 1 -2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, đầy khí. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
- Bé có thể đau bụng râm ran
- Đột nhiên bé quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, bỏ ăn hoặc chán ăn hơn bình thường
- Dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn mửa
- Bé xì hơi nhiều lần, đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt, có khi táo bón mấy lần
- Khó ngủ về đêm, có khi quấy khóc do đau bụng ấm ách, lỏng bụng.

Khi bé có dấu hiệu bất thường tại đường tiêu hóa, mẹ thường sẽ bối rối mà quên mất tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho bé là gì. Bởi khi biết nguyên nhân, mẹ có thể tìm giải pháp để trị chứng đầy hơi chướng bụng cho trẻ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ:

- Chế độ ăn của mẹ: Trong những tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng lớn nhất của trẻ là sữa, phần lớn là sữa mẹ. Do vậy, nếu trẻ sơ sinh bú mẹ có dấu hiệu chướng bụng khó tiêu, mẹ nên nghĩ ngay đến nguyên nhân đầu tiên đến từ chế độ ăn của mẹ. Có thể mẹ đã ăn phải đồ ăn ôi thiu, thực phẩm chưa chín, nguội lạnh hoặc có tính hàn cao.

- Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Khi hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn khá nhạy cảm nên việc thay đổi chế độ ăn đột ngột có thể khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp. Tình trạng này thường gặp ở những giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình hoặc từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm.

- Bất dung nạp đường lactose: Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể trẻ không tiết hoặc tiết không đủ lượng men lactase để tiêu hóa các thực phẩm có chứa lactose trong đó chủ yếu là sữa. Khi lactose không được tiêu hóa, chúng sẽ bị vi khuẩn lên men tạo khí, gây nên hiện tượng bụng chướng đầy.

- Dị ứng với protein sữa: khi hệ miễn dịch của trẻ dị ứng với một hoặc một số loại protein trong sữa, trẻ có thể sẽ bị nôn trớ, khó thở, tiêu chảy ngoài biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.

- Do dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các thuốc kháng sinh khi vào đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn, làm rối loạn hệ vi sinh tại đường ruột. Việc này sẽ gây nên những trục trặc đường tiêu hóa cho trẻ biểu hiện là tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Trong một số trường hợp cá biệt, trẻ có thể bị dị ứng với thành phần của một số loại thuốc chữa bệnh hoặc vaccine.

- Rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón): khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Vì thế, bé hay bị chướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói. Tình trạng ứ phân do táo bón tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí lên men tạo khí, gây đầy hơi cho trẻ. Còn khi tiêu chảy, bé bị mất điện giải gây nên chướng bụng.

Các giải pháp giúp trẻ hết chướng bụng, đầy hơi


Có nhiều nguyên nhân gây nên chướng bụng đầy hơi thì cũng có nhiều cách giải quyết tình trạng này cho trẻ. Mỗi cách sẽ phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển nhất định của bé. Mẹ có thể chọn một hoặc áp dụng kết hợp những cách sau để khắc phục tình trạng đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách 1: Massage bụng cho bé

Sau khi bé ăn được 30 phút mẹ hãy dùng các ngón tay xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài. Mẹ có thể dùng dầu massage vừa giảm ma sát vào làn da mỏng manh của bé, vừa giúp bé thư giãn, thoải mái hơn.

Cách 2:  Giúp bé xì hơi

Mẹ hãy giúp bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Sau đó, mẹ dùng tay vuốt lưng cho bé xì hơi dễ hơn.
Khi thực hiện cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh này, mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa, nắm chặt phần chân gần đầu gối, đẩy chân lên phía ngực, chân còn lại đẩy xuống phía dưới. Mẹ đổi bên và lặp đi lặp lại động tác “đạp xe” này. Động tác này cũng giúp giảm khí trong bụng hiệu quả.

Cách 3: Chườm nóng bụng bé

Mẹ thực hiện bằng cách lấy 2 chiếc khăn tay, nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi độ nóng thích hợp để không làm bỏng da bé, mẹ đặt một chiếc khăn đã gập gọn lên bụng, dùng chiếc còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Hơi nóng và sức nặng của chiếc khăn sẽ giúp đẩy hơi thừa trong bụng bé ra ngoài dễ dàng hơn

Cách 4: Giúp trẻ ợ hơi

Đây là cách được các bác sĩ khuyên mẹ nên làm sau khi cho bé sơ sinh bú xong để giảm triệu chứng nôn trớ và trào ngược dạ dày – thực quản. Khi bé bị đầy hơi, việc này lại càng cần thiết hơn. Mẹ hãy bế bé sao cho đầu bé tựa vào mẹ, sau đó vỗ nhẹ nhàng lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi.

Cách 5: Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, dùng kháng sinh hoặc các nguyên nhân khác. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải khuyên mẹ nên chọn dòng men được phân lập từ kim chi Hàn Quốc và đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, còn nhiều cách có thể giúp trẻ khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả như cho trẻ uống nước gừng mật ong, nước chanh. Tuy nhiên đây là những cách chỉ có thể áp dụng cho những bé lớn hơn, ít nhất là trên 1 tuổi. Vậy nên, mẹ hãy cân nhắc khi dùng những cách này nhé.

Các thức uống giúp giải khát, giải nhiệt cho cơ thể

Ngày Tết cũng là mùa của các buổi tiệc tùng, hội họp. Trên bàn tiệc thường xuất hiện các món ăn nhiều đạm, dầu mỡ, ít rau xanh, dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Cùng với việc ăn uống thất thường, không đúng bữa và ít vận động, mọi người có cảm giác ì ạch, khó chịu, đầy bụng khó tiêu  và mất cảm giác ngon miệng. Các loại nước dưới đây giúp góp phần cải thiện tình trạng này.

Nước lọc


Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ hoạt động ruột khỏe mạnh. Nước có thể rửa sạch các chất độc tích tụ, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày, không uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc. Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.

Cam, chanh


Nước chanh, cam (các loại quả có múi) giàu vitamin C, giúp tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết... Bạn có thể chọn nước cam nguyên chất, nước chanh, nước ép bưởi... hạn chế dùng đường ngọt và uống đều đặn vài lần một tuần sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Các thức uống giúp giải nhiệt cơ thể


Nước cam, chanh giúp tăng cường sức khỏe cho ngày Tết.
Một đồ uống khác có thể giúp giải nhiệt hàng ngày là bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools. Sản phẩm có hương vị tươi mát từ chanh và các loại thảo mộc tự nhiên giúp hạ nhiệt cơ thể.

Sắn dây


Trong Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ... Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục.

Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn. Nên chọn mua bột sắn dây từ địa chỉ uy tín.

Rau má


Rau má ép lấy nước hoặc dùng làm rau xanh trong bữa ăn cũng có tính thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Khi bị nóng trong người gây táo bón hoặc rối loạn thân nhiệt, bạn có thể bổ sung loại rau này trong bữa ăn hàng ngày. Nên uống nước rau má ngay sau khi ép nên uống luôn để đảm bảo hương vị thơm ngon, dưỡng chất.

Trà xanh, nước vối


Trà xanh hoặc vối là nước uống phổ biến, có thể tự làm ở nhà hoặc uống tại các quán giải khát. Nước vối có tác dụng lợi tiểu và mát. Trà xanh giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm mát cũng như loại bỏ độc tố trên da. Ngày Tết cùng nhâm nhi tách trà và trò chuyện gặp mặt đầu năm cũng có ý nghĩa riêng.

Bạn cũng có thể sử dụng bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools để hỗ trợ giải nhiệt cơ thể, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Nước râu ngô


Nước râu ngô là thức uống rất tốt, giúp thanh nhiệt cơ thể, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp cùng lá dứa nấu nước uống hàng ngày. Loại nước này cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng khó chịu do nóng trong người. Tuy nhiên, bạn cần chọn râu ngô non và sạch, dùng dạng tươi để đảm bảo dưỡng chất và chỉ nên dùng trong một thời gian nhất định, tránh để quá lâu.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Các bệnh rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện. Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa hay gặp sau đây.

Đây là nguyên nhân trực tiếp cản trở quá trình tăng trưởng của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.


Những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ


Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện rất dễ khiến trẻ mắc phải các chứng rối loạn tiêu hóa khi thay đổi chế độ ăn đột ngột. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa, khả năng hấp thụ và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng, trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng khi diễn tiến lâu dài. Những biểu hiện bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em gồm:

Nôn trớ: Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời. Biểu hiện của chứng nôn trớ cũng khá đa dạng. Nôn trớ đơn thuần: trẻ nôn, trớ dưới 3 lần trong một ngày, vẫn ăn ngoan, bú tốt và vui vẻ. Nôn trớ bệnh lý: thường đi kèm với một số biểu hiện như sốt, ho, tiêu chảy, vặn mình, khóc đêm, mồ hôi đầu lúc ngủ... Nguyên nhân do: Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Sai lầm về cách cho trẻ ăn, cho bú và cách chăm sóc: cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn, bú mẹ không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, quấn tã quá chặt... Thiếu các dưỡng chất như vitamin D, can xi hoặc magiê... Mắc bệnh đường ruột hoặc bệnh của đường hô hấp, của vùng tai - mũi - họng...


Kém hấp thu: Là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn hằng ngày. Biểu hiện của chứng kém hấp thu là đi ngoài phân lỏng có thể nhìn thấy các hạt mỡ trong phân, đau bụng, biếng ăn, da khô, tóc khô dễ gãy rụng, mệt mỏi, chậm tăng chiều cao, chậm tăng cân thậm chí giảm cân, thiếu máu... Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến kém hấp thu ở trẻ em là: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thiếu các men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột. Nhiễm khuẩn đường ruột tái phát nhiều lần. Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thường xuyên. Kém dung nạp đường lactose.

Đầy bụng khó tiêu: Là hiện tượng ứ hơi trong ruột gây căng trướng bụng. Biểu hiện: Trẻ bị khó tiêu - trướng bụng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng trướng, biếng bú, biếng ăn, ợ hơi, dễ nôn trớ và đánh rắm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn. Nguyên nhân của chứng đầy bụng khó tiêu có thể lý giải là do: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc lẫn chức năng. Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi (ăn dặm sớm, ăn cơm sớm,...). Động tác bú chưa đúng làm trẻ nuốt nhiều hơi. Loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh điều trị bệnh. Kém dung nạp đường lactose. Dị ứng đạm sữa bò...

Đi ngoài phân sống: Là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy sẽ có 1 hoặc nhiều biểu hiện sau đây: Tiêu lỏng trên 3 lần mỗi ngày, phân có thể có đàm máu, mùi tanh hoặc chỉ có mùi chua và có bọt. Không sốt hoặc có sốt từ nhẹ (38oC) đến cao (trên 39oC). Buồn nôn và/hoặc nôn, ăn kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú. Mệt mỏi, quấy khóc, tiểu ít do mất nước và muối... Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ thường thấy là: nhiễm vi khuẩn, virut từ thức ăn cũ hoặc tay dơ, vật dụng dơ. Loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh. Kém dung nạp đường lactose, dị ứng thực phẩm. Bệnh ngoại khoa có liên quan đến đường tiêu hóa (lồng ruột, viêm ruột thừa...). Khi tiêu chảy nhiều hay kéo dài trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Táo bón: Là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hóa: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,... Thực tế cho thấy, khi bị táo bón trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển so với những trẻ cùng trang lứa.

Điều cần thực hiện ngay khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa


Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn. Bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như sữa chua, các thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả.

Bổ sung đủ nước và điện giải khi bị tiêu chảy bằng oresol. Lưu ý pha đúng cách đúng tỷ lệ hướng dẫn sử dụng, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Khi trẻ ốm, phải dùng thuốc, do các cơ quan trong cơ thể trẻ còn non nớt, nên trẻ dễ gặp tác dụng phụ của thuốc trên tiêu hóa. Do vậy cần cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ và theo dõi các phản ứng phụ để ứng phó kịp thời. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa khi cần thiết. Nên bổ sung loại men chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn và có bổ sung kèm prebiotic (bản chất là thức ăn của lợi khuẩn giúp lợi khuẩn phát triển tốt trong hệ tiêu hóa).

Để trẻ biếng ăn tự thấy thèm ăn

Các chuyên gia cho rằng, thay vì ép trẻ ăn đủ định lượng trong một bữa, bố mẹ chỉ cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ đang thiếu để giúp con thèm ăn và ăn ngon miệng thực sự.

Vì sao vi chất cần cho trẻ biếng ăn?


Vi chất dinh dưỡng bao gồm các acid amin: Lysine, Taurin…; các acid béo: Omega 3, 6, 9; các loại vitamin: nhóm B ( B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12), vitamin C, vitamin tan trong dầu A, D, E, K; các chất khoáng: Canxi, Kali, Photpho, Magiê, Sắt, Kẽm, Selen …và nhóm chất xơ…. Đây là những chất tuy không cung cấp năng lượng và cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng trưởng thể chất và phát triển trí não của trẻ em.
Thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt nhóm khoáng chất (Kẽm, Selen,…), vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, …) và Lysine (nhóm acid amin thiết yếu), cơ thể trẻ ngay lập tức bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lười vận động, chán ăn, chức năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn bị suy giảm rõ rệt.

Phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ rõ: Kẽm là thành phần của hơn 300 enzym tham gia vào quá trình tổng hợp và phân giải chất đạm (protein) và axit nucleic - là những thành phần không thể thiếu của sự sống. Bên cạnh đó, Kẽm còn giúp điều hòa vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, tăng khả năng hấp thu, làm mạnh hệ thống miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não. Vì thế, nếu thiếu hụt vi chất này, da và các tế bào niêm mạc dễ bị kết dính và sừng hóa, khiến việc cảm nhận hương vị ở trẻ bị suy giảm, trẻ ăn không ngon miệng dễ dẫn đến chán ăn, không muốn ăn.

Ngoài Kẽm, các vitamin B1, B2, B6, B12,… cũng có vai trò quan trọng giúp duy trì quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào, tạo máu. Từ đó, giúp trẻ phát triển tốt, có nhiều năng lượng để học hỏi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến phù nề, da tay chân nóng, chán ăn, giảm chuyển hóa đường, đạm, chất béo,..

Lysine là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Thiếu hụt Lysine có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố.
Do đó, muốn trẻ hết biếng ăn, “điều kiện cần” là phải bổ sung vi chất dinh dưỡng, “điều kiện đủ” là phải “bổ sung đúng loại và đủ lượng” vi chất gây ra chứng bệnh này (Kẽm, vitamin nhóm B và Lysine).

Để trẻ biếng ăn tự thấy thèm ăn


Vi chất dinh dưỡng không tự sinh ra trong cơ thể, vì thế, để có thể đẩy lùi và “cắt đứt” tình trạng thiếu vi chất ở trẻ biếng ăn, phụ huynh cần bổ sung đúng và đủ lượng vi chất cho trẻ thông qua các thức ăn giàu kẽm như: tôm, sò, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà, củ cải, ổi, khoai lang, bột mì,…; các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: gạo, khoai tây, thịt gà, các loại hạt, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, sữa,... và các thực phẩm giàu Lysine như: lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu, sữa tươi,...

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến dễ làm thất thoát một lượng lớn vi chất có trong thực phẩm (do nấu quá lâu, nhiệt độ quá cao…) nên để đảm bảo về lượng và chất, phụ huynh nên bổ sung Kẽm, các vitamin nhóm B và Lysine cần thiết cho trẻ bằng cách lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng uống trực tiếp (siro), trong đó nên ưu tiên các sản phẩm có chứa vi chất Kẽm (nguồn gốc từ thực vật).

Đặc biệt, nên chú trọng lựa chọn các sản phẩm mà trong thành phần vừa chứa đồng thời 3 vi chất Kẽm, các vitamin nhóm B và Lysine, vừa bổ sung thêm enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa, hấp thu như Lipase, enzyme Amylase, Protease, Lactase…

Đây là công thức được cho là ưu việt và nổi trội hơn hẳn so với các sản phầm cùng công dụng trên thị trường bởi cùng lúc, phụ huynh sẽ giải quyết được cả 2 vấn đề: bổ sung vi chất cần thiết, giúp trẻ thèm ăn; và cung cấp enzym giúp trẻ dễ tiêu hóa, nhanh thèm ăn và hấp thu tối đa dưỡng chất thay vì phải sử dụng nhiều sản phẩm đơn lẻ mới có được những tác dụng này.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Tinh bột không bị thủy phân có thể phòng chống tiểu đường và béo phì


Nhóm nghiên cứu do PGS.TS Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế - ĐHQGTPHCM) đứng đầu đã nghiên cứu thành công đề tài Nghiên cứu cơ chế hình thành dạng tinh bột không bị thủy phân ứng dụng trong phòng chống các bệnh tiểu đường và béo phì.

Mục tiêu chính là nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các loại tinh bột phổ biến ở Việt Nam có hàm lượng amylose khác nhau để tìm ra loại tinh bột phù hợp. Nghiên cứu các phương pháp biến tính để thay đổi khả năng chống thủy phân bởi enzym amylase của tinh bột bao gồm biến tính bằng phương pháp enzyme, biến tính hóa học và biến tính thủy-nhiệt, cơ chế kháng sự thủy phân bởi enzyme amylase và các tính chất lý-hóa của tinh bột biến tính, và các chỉ số GI (Glycaemic Index) của các tinh bột biến tính có hàm lượng tinh bột không thủy phân cao trên chuột nhằm ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng phòng chống các bệnh tiểu đường và béo phì.

Đây cũng là nghiên cứu ứng dụng của các sản phẩm tinh bột biến tính sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm công nghệ sinh học. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Starch/Staerke thuộc danh mục SCI (IF=1,677) và tạp chí Food Chemistry thuộc danh mục SCI (IF=3,901).



Tinh bột là polysacc-harides được thực vật tạo ra tự nhiên trong các loại quả, củ như ngũ cốc, khoai, sắn,... Đây là thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người và các sản phẩm thực phẩm. Tinh bột bao gồm: tinh bột không thủy phân (GS), tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS), tinh bột tiêu chuẩn chậm (SDS). Trong đó GS đóng vai trò như một chất xơ chức năng có lợi cho sức khỏe con người. Trong tự nhiên, tinh bột tồn tại dưới dạng hạt và có các cấu trúc khác nhau nên chúng chứa hàm lượng RS khác nhau.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về cấu trúc, tính chất lý-hóa, và tính chất kết tinh của các loại tinh bột gạo, tinh bột khoai lang và tinh bột khoai mỡ như sau: tinh bột khoai lang có hàm lượng amylose là 18,7%, kết tinh dạng A, RS là 14,7%, còn khoai mỡ là 22,3%, kết tinh dạng B, RS là 21,6%. Các chỉ số ở 5 mẫu gạo của Việt Nam gồm gạo Hàm Trâu (OM576), hàm lượng amylose là 30,6%; gạo 504 trồng tại Cần Thơ (IR 504404), hàm lượng amylose là 24,3%; gạo 64 (IR64), hàm lượng amylose 26.7%; gạo Hương Lài trồng tại Long An (Jasmine 85), hàm lượng amylose 21,7%; gạo Nếp cái hoa vàng trồng tại Hải Dương, hàm lượng amylose là 4,7% và có hàm lượng RS cao hơn rất nhiều so với các loại còn lại.

Bằng phương pháp biến tính tinh bột, kết quả sau khi sử dụng các acid hữu cơ gồm lactic acid, acetic acid và citric acid kết hợp với nhiệt độ cho thấy hàm lượng tinh bột không thủy phân tăng cao hơn nhiều so với tinh bột ban đầu. Tinh bột khoai lang tăng từ 14,7% lên 40,1% và khi sử dụng acetic acid là 37.5% và citric acid là 42,1%. Hàm lượng tinh bột không thủy phân của tinh bột khoai mỡ tăng từ 21,6% lên 41,9% lactic acid và 39.0% với acetic acid và 46.6% với citric acid. Khi xử lý citric acid đối với gạo Hàm Trâu đã tạo ra lượng sản phẩm có hàm lượng RS lên đến 39% so với hàm lượng RS của tinh bột ban đầu chỉ có 6,3%.

Cấu trúc của tinh bột biến tính sau khi xử lý với acid cho thấy các phân tử amylose và amylopectin trong hạt tinh bột đã bị cắt ngắn và mức độ trùng hợp của các phân tử trong tinh bột khoai lang từ 1059 phân tử glucose giảm xuống còn 49-370 phân tử glucose, ở tinh bột khoai mỡ từ 627 phân tử glucose giảm xuống còn 30-234 phân tử glucose. Trong khi đó, tinh bột gạo có hàm lượng amylose thấp giảm từ 1110 phân tử glucose xuống còn 170-770 phân tử glucose tùy thuộc vào loại acid đã sử dụng. Như vậy, những tinh bột có trọng lượng phân tử thấp sẽ tạo ra hàm lượng RS cao hơn khi xử lý nhiệt. Cơ chế tạo thành loại tinh bột RS là do các phân tử tinh bột có mạch ngắn dễ dàng kết hợp với nhau sau khi xử lý nhiệt bằng liên kết hydro tạo mạch xoắn tạo ra không gian để ngăn cản các enzym kết hợp vào để thủy phân chúng. Tinh bột khoai lang và tinh bột gạo có cấu trúc dạng A vẫn giữ nguyên sau khi biến tính, tinh bột khoai mỡ có cấu trúc dạng B có xu hướng thành cấu trúc kết tinh dạng A sau khi biến tính.

Chỉ số GI của tinh bột biến tính có hàm lượng RS cao sẽ tạo ra lượng đường huyết máu ở chuột sau khi ăn thấp hơn các loại tinh bột khác. Tinh bột Nếp cái hoa vàng có chỉ số GI thấp nhất (=68,33±0,04), tinh bột Hương Lai là 100 ±0,02, tinh bột gạo 64 là 94,59±0,01, gạo Hàm Trâu là 93,17±0,02, gạo 504 là 92,85±0,07. Cả 5 mẫu tinh bột trước khi xử lý đều có GI>70, sau khi xử lý chỉ số này giảm đáng kể. Đối với phương pháp ẩm nhiệt, loại gạo sau xử lý cho kết quả tốt nhất là tinh bột gạo 64, chỉ số GI từ 94,59 xuống 21,22, sau đó lần lượt là gạo Hàm Trâu, gạo Hương Lài, tinh bột gạo 504, tinh bột nếp cái hoa vàng, chỉ số sau xử lý bằng phương pháp ẩm nhiệt còn trong khoảng 21,2 - 49,7.

Các kết quả từ nghiên cứu đã cho thấy sau khi biến tính các loại tinh bột đã giảm đáng kể chỉ số đường huyết. Điều này không những là tiền đề để sản xuất loại tinh bột không thủy phân và rất quan trọng trong công nghiệp sản xuất tinh bột không thủy phân dùng làm thực phẩm chức năng để hỗ trợ giảm lượng đường sau khi tiêu hóa sử dụng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì, mà còn góp phần tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số GI trung bình và thấp và các sản phẩm thực phẩm chức năng dùng phòng chống các bệnh mãn tính cho con người và dùng trực tiếp cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tác dụng của ly nước muối vào mỗi buổi sáng

Muối không chỉ làm gia vị mà còn có nhiều công dụng khác. Tác dụng của ly nước muối như làm sạch, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe.

Ít ai biết, thói quen uống một ly nước muối loãng vào mỗi sáng sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nước muối tự nhiên chưa qua tinh chế rất giàu khoáng chất, chứa gần 80 nguyên tố vi lượng, tốt cho sự trao đổi chất, xương, hệ miễn dịch và cả mức độ đường trong máu.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa


Việc hấp thu muối sẽ kích thích các tuyến nước bọt trong miệng và làm sản sinh ra enzyme amylase, một enzyme giúp tiêu hóa các chất đường bột. Bước đầu này vô cùng quan trọng. Sau đó ở dạ dày, muối sẽ kích thích axit hydrocholoric và một enzyme tiêu hóa chất đạm, cả hai kết hợp giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả.

Khi thường xuyên dùng nước muối, cơ thể sẽ tạo ra các phản xạ tiêu hóa tự nhiên, gia tăng sự hấp thu thức ăn.

tác dụng ly nước muối


Thanh lọc cơ thể


Trong muối có chứa lượng khoáng chất phong phú nên uống nước muối có thể giúp thanh lọc cơ thể. Muối còn là nguồn kháng khuẩn tự nhiên, vì vậy có thể giúp cơ thể diệt trừ các vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Phòng ngừa viêm nhiễm


Khi cơ thể không hấp thu đủ muối, lượng renin (enzyme) và aldosterone (hormone) sẽ gia tăng, dẫn đến dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy uống nước muối sẽ giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm hữu hiệu.

Tốt cho da


Các khoáng chất hiện diện trong nước muối tự nhiên tăng cường sự khỏe mạnh và tươi sáng cho làn da. Chromium trị da đầu khô và giảm viêm da; lưu huỳnh giúp da sạch và trơn láng; kẽm kích thích vết thương mau lành, tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn; iốt giúp tăng cường sự hấp thu oxy và mức độ trao đổi chất của da.

Xương chắc khỏe


Chứng loãng xương và các chứng rối loạn về xương xảy ra bởi cơ thể sử dụng canxi và các khoáng chất khác để hoạt động và trung hòa lượng axit trong máu. Nước muối giúp kiềm hóa cơ thể, do đó xương sẽ được an toàn hơn do không bị thiếu hụt canxi.

Tạo giấc ngủ ngon


Các khoáng chất chứa trong nước muối giúp thư giãn hệ thống thần kinh, đồng thời còn giảm bớt lượng cortisol và adrenaline, hai hormone nguy hiểm tạo ra sự căng thẳng. Vì vậy uống nước muối còn đem lại giấc ngủ ngon vào buổi tối.


Dưỡng ẩm cơ thể


Ai cũng biết uống nhiều nước tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể không bị mất nước. Tuy nhiên nếu chỉ uống nước trắng thông thường, cơ thể rất dễ bài tiết hết qua đường tiểu. Hơn thế nữa, nước trắng còn làm loãng nước trong cơ thể, làm chậm lại mức độ trao đổi chất. Uống nước muối giúp cơ thể giữ lại được lượng nước và sử dụng vào nhiều mục đích có lợi khác.

Các lợi ích khác


Ngoài ra, nước muối còn giúp tăng cường năng lượng, giảm lượng đường trong máu, ít bị vọp bẻ, điều hòa hệ thống hormone và giúp giảm cân hiệu quả.

Top 3 thực phẩm chuyên trị chứng đầy bụng khó tiêu cho trẻ

Dưới đây là 3 loại thực phẩm quý như "vàng mười" trị chứng đầy bụng khó tiêu của trẻ vô cùng hiệu quả. Mẹ đảm nên tham khảo kỹ để tốt cho con.

Sữa chua  


Sữa chua là một thực phẩm giàu probiotic, bao gồm các vi khuẩn có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với trẻ bị chứng khó tiêu. Mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua không đường, vì lượng đường trong sữa chua không tốt với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ. Đồng thời có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập. Thời điểm tốt nhất để mẹ cho trẻ ăn sữa chua là 30 phút sau bữa ăn, sẽ làm dịu dạ dày của trẻ hiệu quả. 

Yến mạch  


Chất xơ vô cùng quan trọng giúp hệ tiêu hóa vận chuyển thức ăn, ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là với trẻ gặp chứng khó tiêu. Yến mạch được mệnh danh là "ông hoàng" của chất xơ, đồng thời còn chứa một lượng vitamin dồi dào và khoáng chất phong phú, giúp cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ vô
cùng hiệu quả.



Khoai lang  


Khoai lang là một loại thực phẩm giàu các vitamin vi lượng, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate giúp ngăn ngừa các gốc tự do có hại, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với trẻ bị khó tiêu, thậm chí viêm loét dạ dày. 


Khi trẻ bị khó tiêu mẹ cần chú ý những điểm sau:  

- Uống đủ nước: Mẹ nên cho trẻ uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày, để trung hòa axit do dạ dày tiết ra và đẩy axit đi xuống ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, nước cũng giúp đào thải các chất thải thực phẩm thông qua hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. 

- Lựa chọn thực phẩm ít chất béo: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ hãy cho trẻ ăn thực phẩm ít chất béo. Bởi ăn nhiều chất béo có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tối loạn, ợ nóng, khó tiêu. Mẹ nên cho trẻ ăn đồ hấp, luộc, thịt nạc và protein từ thịt gà, gà tây, cá.