Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cách chăm sóc sức khỏe đường ruột

Mọi người có xu hướng thưởng thức quá nhiều, ăn quá nhiều, uống quá nhiều trong mùa lễ tết, và khi đó đường ruột phải hoạt động quá mức và rất dễ gặp trục trặc.

Hãy chăm sóc đường ruột của mình bằng một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống của bạn nhé

Vì vậy bạn hãy chăm sóc đường ruột của mình bằng một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống của bạn.


1. Tăng cường chất xơ


Với toàn những bữa ăn thịnh soạn và bánh mứt ngọt trong mùa này, có thể bạn sẽ không ăn đủ chất xơ.

Nhưng bạn có biết rằng đường ruột rất cần chất xơ. Ruột rất yêu thích chất xơ. Lợi khuẩn đường ruột cần dạng chất xơ hòa tan để làm thức ăn.

Chất xơ hòa tan prebiotic nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột giúp chúng làm việc tốt hơn và giúp cơ thể chống lại bệnh tật do hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, khi đường ruột phải làm việc quá tải trong những ngày lễ Tết.

Chất xơ cũng giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và hỗ trợ bài tiết đều đặn, chống táo bón.

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.

2.  Ăn thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men như kim chi, trà nấm lên men kombucha, dưa chua, sữa chua và dưa cải chứa nhiều men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tâm trạng! Tất nhiên là bạn nên ăn vừa phải.

Thực phẩm lên men hoạt động tốt nhất khi kết hợp với chất xơ vì chất xơ hòa tan prebiotic đóng vai trò là thực phẩm cho lợi khuẩn trong các thực phẩm lên men này. Chúng phối hợp thúc đẩy sản sinh lợi khuẩn trong ruột, theo Rowdy Bars.

3. Ăn thực phẩm có chứa polyphenol

Polyphenol rất cần thiết cho sức khỏe vì chúng hoạt động như người bảo vệ đường ruột, tìm kiếm và tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Polyphenol sẽ giúp bạn ổn định lại đường ruột. Polyphenol còn giúp tăng tuổi thọ. Thực phẩm có hàm lượng polyphenol cao nhất gồm có đinh hương, hoa hồi, bột ca cao, rau kinh giới, rau húng, hạt lanh, sô cô la đen, lá hương thảo.\

4. Uống bổ sung vitamin

Để phục hồi đường ruột cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu có thể thiếu từ các loại thực phẩm kém lành mạnh mà chúng ta thưởng thức trong các ngày lễ tết.
Chỉ cần 1 viên vitamin tổng hợp hằng ngày là đủ, theo Rowdy Bars.

5. Bổ sung nghệ

Trong khi nghệ là một siêu thực phẩm đa năng nổi tiếng thường được yêu thích vì đặc tính chống viêm, nghệ cũng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.
Nghệ làm tăng chất nhầy dạ dày, giúp ngăn ngừa tổn thương chống lại axit dạ dày và các chất kích thích.
Vì vậy, nếu dạ dày phải tiêu hóa quá nhiều thịt, đường và carbohydrate tinh chế, nghệ có thể giúp ích.

6. Giấm táo

Giấm táo thô chứa nhiều enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Giấm táo cũng giúp thúc đẩy sản sinh lợi khuẩn cho đường ruột.

Pha loãng một ít giấm táo với một ít mật ong và một ít nước để uống.

7. Hấp thu nhiều chất chống ô xy hóa

Các chất chống ô xy hóa như vitamin C và E giúp giảm kích ứng ruột và làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm ruột (Crohn).
Vì vậy, hãy ăn nhiều quả mọng, các loại hạt và rau xanh lá đậm, theo Rowdy Bars.

Sự thật về thông tin vitamin C là "thần dược" chống virus Corona

Theo các bác sỹ, vitamin C không thể trực tiếp “loại trừ” virus Corona như thông tin đồn thổi thời gian gần đây, mà chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đang diễn biến phức tạp, thì nhiều người lại nghe thông tin đồn thổi, 'truyền miệng" về những cách phòng loại virus nguy hiểm này như ăn tỏi, uống nước gừng, sả hay uống thật nhiều vitamin C mỗi ngày. Theo các bác sỹ đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm, vừa không chống được dịch bệnh, vừa có thể gây nguy hại cho sức khỏe.


Theo TS- bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, vitamin C là chất chống oxy hóa giúp khử độc, hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, vitamin C còn chống dị ứng, tăng chức năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormone steroid.

Do vitamin C cần thiết trong quá trình giải độc của cơ thể, người dân nên nạp đầy đủ hàng ngày, đặc biệt là khi bị bệnh.


Lượng vitamin C cần bổ sung với trẻ dưới 5 tuổi là 35-40 mg/ngày, trẻ từ 6-15 tuổi là 50-90 mg/ngày và người từ 15 tuổi trở lên là 100 mg/ngày. Ngoài dạng viên nén, vitamin C dạng sủi được nhiều người sử dụng vì có bọt khí tạo cảm giác sảng khoái khi uống. Tuy nhiên vitamin C tổng hợp không thể thay thế nguồn cung từ rau xanh và trái cây.

Tự ý bổ sung vitamin C không có chỉ định của bác sĩ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, ví dụ dùng hàm lượng lớn thường xuyên và kéo dài (1.000 mg/ngày) tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Uống vitamin C dạng sủi liều cao lúc đói có nguy cơ gây viêm loét dạ dày, đồng thời các tạp chất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người khỏe mạnh nên tận dụng vitamin C từ rau quả bởi đây là cách phù hợp nhất với nhu cầu của cơ thể, không cần bổ sung từ thuốc. Ngoài ra, rau cung cấp các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magie. Các quả như cam, quýt, chanh, xoài, đu đủ, cà chua và nhãn cũng rất giàu vitamin C.


Trong trường hợp cơ thể tiêu hóa và hấp thu kém, người dùng có thể sử dụng vitamin C dạng nén, dạng sủi hay thực phẩm chức năng nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo không nên nhai mà cần dùng nước để uống vitamin C dạng viên nén do nhai thuốc khiến miệng sinh ra dịch có tính axit gây hỏng men răng.

Theo bác sĩ Lại Thanh Hà, thực tế là vitamin C không thể trực tiếp “loại trừ” virus Corona như thông tin đồn thổi thời gian gần đây, mà chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể: “Vitamin C đã được chứng minh làm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên việc lây nghiễm hay không còn tùy thuộc vào chủng virus, độc lực của virus và ái lực của cơ thể người với virus đó, chứ không phải cứ dùng vitamin C là sẽ không nhiễm bệnh”

Bác sĩ Lại Thanh Hà cho biết, việc sử dụng vitamin C và các thực phẩm có chứa vitamin C hiện nay được khuyến khích và được xem như một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì người có sức đề kháng tốt hơn sẽ khó mắc bệnh hơn,trường hợp không may mắc bệnh cũng sẽ biến chuyển nhẹ hơn, với khả năng khỏi bệnh cao hơn, đặc biệt với các bệnh lý chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây nên.


Được biết, có nhiều cách để bổ sung vitamin C. Nếu chúng ta ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả tươi hằng ngày thì lượng vitamin C được đưa vào cơ thể là khá nhiều, như 100g rau ngót thì có 185mg vitamin C, hay 100g bưởi thì có 70mg vitamin C…

Riêng đối với vitamin C dạng viên sủi, viên nén thì cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng để tránh nguy cơ gây hại cho cơ thể.

“Vitamin C thì hay uống sau ăn, và được khuyến cáo là từ 0,2-0,5g/ngày. Đặc biệt là không uống quá 1g/ngày. Bởi vì khi thừa vitamin C thì nguy cơ tạo sỏi thận khá cao, hoặc gây các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, chảy máu. Chính vì vậy khi sử dụng vitamin C phải có sự tư vấn của các bác sĩ”.

Bác sĩ Lại Thanh Hà cũng đưa ra khuyến cáo, việc bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đồng nghĩ với việc 100% có thể phòng ngừa được dịch nCoV. Quan trọng hơn là người dân cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ theo đúng những khuyến cáo của Bộ Y tế, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không đưa tay bẩn lên mắt, môi, miệng, tránh tiếp xúc nơi đông người. Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp do virus Corona như ho, sốt, khó thở thì nên đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị sớm.

Cách ứng phó với bất lợi trên tiêu hóa của thuốc kháng sinh

Tôi bị viêm phế quản, đi khám bác sĩ kê dùng thuốc kháng sinh azithromycin. Khi dùng thuốc tôi bị tiêu chảy. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này?

Kháng sinh nói chung và azithromycin nói riêng là thuốc được kê dùng trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Giống như tất cả các loại thuốc, azithromycin có thể gây ra các tác dụng phụ trong đó có các vấn đề về tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn... Như vậy, tiêu chảy là một trong những tác dụng trên tiêu hóa của các thuốc này.

Nguyên nhân là do kháng sinh có thể làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật ruột làm mất cân bằng vi khuẩn, sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn... Uống nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp người bệnh đối phó với tình trạng này cho đến khi kết thúc quá trình dùng thuốc. Hoặc có thể bổ sung men vi sinh và prebiotic trong và sau một đợt kháng sinh có thể giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột.


Cách ứng phó với bất lợi trên tiêu hóa của thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nói chung có thể gây bất lợi trên hệ tiêu hóa.

Nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, có thể liên quan đến Clostridium difficile (C. difficile), là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào ruột già và gây viêm đại tràng do Clostridium difficile - một bệnh nhiễm trùng gây viêm ruột và tiêu chảy nghiêm trọng. Nguyên nhân là do kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn tốt trong ruột và vi khuẩn xấu đã phát triển quá mức. Tình trạng này có thể gây mất nước và có thể phải nhập viện. Vì vậy, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Điều này có thể góp phần gây đầy hơi và chuột rút tiếp tục ngay cả sau khi bạn ngừng dùng thuốc.
Vì vậy, nếu các bất lợi thoáng qua và hết khi tiếp tục dùng thuốc, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ trở nên trầm trọng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được thay thuốc phù hợp và xử lý các tác dụng phụ của thuốc kịp thời.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

8 thực phẩm gây khó tiêu không ăn vào buổi tối


Có một số loại thực phẩm làm cho dạ dày chúng ta “khổ sở” kéo dài, còn xuất hiện hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Dưới đây là 8 loại thực phẩm khó tiêu nên tránh ăn vào buổi tối.

Dưới đây là những thực phẩm khó tiêu, tuyệt đối bạn không ăn vào buổi tối, sẽ khiến bạn đầy bụng, ợ hơi.

1. Chocolate


Theo Huffington Post, không chỉ gây sâu răng, chocolate còn chứa caffeine có thể gây ra các triệu chứng ợ nóng ở những người dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chocolate cũng là một loại thực phẩm lợi tiểu, dễ gây tiêu chảy.

2. Đồ ăn cay

Các món cay, nóng có thể gây ra các triệu chứng ợ nóng, gây khó chịu dạ dày, đồng thời kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất nóng capsaicin trong ớt chính là thủ phạm gây khó tiêu.

3. Rượu

Rượu làm giãn các van thực quản, vì vậy nếu uống rượu trước khi đi ngủ, bạn sẽ bị trào ngược axit dạ dày suốt đêm.

4. Đồ chiên, rán

Thực phẩm chiên rán thường chứa nhiều chất béo nên không dễ tiêu hóa. Thực phẩm này còn khiến chất béo tích tụ lại trong ruột, gây trào ngược ợ nóng, đặc biệt không tốt cho người bị đau dạ dày.

5. Thực phẩm có tính axit cao

Thực phẩm có tính axit cao như cà chua, ngô, cam quýt... làm suy giảm chức năng của dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy thức ăn. Chúng có thể làm mất cân bằng độ pH, gây trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa.

6. Các loại đậu

Các loại đậu chứa một lượng lớn carbs khó tiêu hóa raffinose có thể gây đầy hơi và ợ nóng. Vì vậy, ăn đậu vào buổi tối có thể khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn, gây đầy bụng.

7. Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn... cũng chứa nhiều raffinose, gây khó tiêu. Để tránh chướng bụng, đầy hơi, bạn nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này vào buổi tối.

8. Cà phê

Không chỉ chứa nhiều caffeine, cà phê còn có tính axit kích ứng cho dạ dày, gây đầy bụng nếu uống vào buổi tối.

8 thực phẩm người rối loạn tiêu hóa nên ăn

Rối loạn tiêu hóa là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như đau bụng, sốt hay biếng ăn, bụng đầy hơi. Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất, cũng chính vì nó là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa:

Chuối - cung cấp chất điện phân cho cơ thể

Chuối là một trong những thực phẩm hàng đầu tốt cho hệ tiêu hóa. Lý do, trong chuối chứa nhiều kali, đồng thời giúp cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Điều này rất hữu ích trong trường hợp rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước.

Ngoài ra, chất xơ trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử.

Dứa - giảm đầy hơi, chướng bụng

Trong dứa có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Từ đó giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu.

Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép của nó.

Gừng - chữa đầy hơi, khó tiêu

Đặc tính của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Không chỉ có hiệu quả trong trường hợp chữa đầy bụng khó tiêu, gừng còn rất tốt để điều trị chứng buồn nôn, co thắt dạ dày, thậm chí là ốm nghén.

Sữa chua - điều trị tiêu chảy, táo bón

Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.

Khoai lang - kích thích tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày

Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng chữa viêm loét dạ dày.

Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Khoai lang được biết đến với khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do.

Quả bơ - duy trì chức năng tối ưu của đường tiêu hóa

Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.

Yến mạch - giúp hệ tiêu hóa khỏe

Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Táo - giảm táo bón

Táo có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Táo sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa:

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày, cần chú ý thêm một số điều sau:

- Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

- Ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối ăn nhẹ.

- Không ăn thức ăn ôi thiu.

- Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.

- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày). Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.

- Tăng cường bổ sung vitamin C (ổi, cam,…)

6 cách chấm dứt táo bón

Để khắc phục những vấn đề khó chịu và tránh biến chứng do táo bón gây ra, chúng ta cần hiểu rõ phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

Người Mỹ chi trả hơn 250 triệu USD một năm cho thuốc để chữa trị chứng táo bón. Táo bón gây ra bực bội và đau đớn, nhưng đa phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bạn không ăn đủ chất xơ hoặc bị mất nước.

Dưới đây là 6 cách để bạn có thể ghé thăm nhà vệ sinh của mình một cách vui vẻ:

Uống trà mật ong

Bạn có thể pha trà bằng cách thêm mật ong và chanh vào nước. Mật ong là  một vị thuốc nhuận tràng và cũng giúp làm giảm độ chua của trà do chanh gây ra. Chanh hoạt động như một chất kích thích tự nhiên cho hệ thống tiêu hóa và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Uống nhiều nước

Đàn ông nên uống ít nhất 3,7 lít nước và phụ nữ là 2,7 lít mỗi ngày. Phân cứng, khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón và uống đủ nước sẽ giữ cho cơ thể ngâm nước đúng cách, giúp phân dễ dàng được đào thải ra ngoài. 

Nước và trái cây rất tốt để chống táo bón. Nước ép lê và táo là thuốc nhuận tràng tự nhiên, vì vậy bạn nên lựa chọn 2 loại quả này.
Bên cạnh đó cần tránh đồ uống chứa caffein và soda vì chúng là thuốc lợi tiểu. Thay vì hydrat hóa cơ thể bạn, chúng sẽ lọc nhiều chất lỏng hơn từ cơ thể bạn khiến cho bạn bị thiếu nước, khi đó chứng táo bón tìm đến với bạn.

Ăn thức ăn nhiều chất xơ

Thực phẩm nhiều chất xơ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Chúng giúp phân của bạn giữ được nhiều nước hơn và do đó việc đào thải phân ra ngoài sẽ dễ dàng hơn. Bạn nên đảm bảo có ít nhất 20-35 gram chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như táo, quả sung, ngũ cốc cám và đậu đen.

Hạt và các loại hạt như bí ngô, vừng, hướng dương hoặc hạt lanh cũng là nguồn chất xơ tốt. Tuy nhiên, một lời cảnh báo: không ăn hạt lanh nếu bạn bị rối loạn chảy máu, tắc nghẽn đường ruột hoặc huyết áp cao. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên tránh nó.

Ăn mận khô

Mận không chỉ giàu chất xơ, mà chúng còn chứa sorbitol, một loại đường làm lỏng phân làm giảm táo bón một cách tự nhiên. 100 gram mận có 14,7 gram sorbitol. Tuy nhiên, giống như nhiều người, nếu bạn không thích hương vị của mận khô, bạn có thể uống một ly nước ép của nó. Mặc dù nước ép chứa ít chất xơ hơn trái cây, nhưng vẫn nên thực hiện các mẹo để giúp đẩy lùi chứng táo bón của bạn.

Nên có sữa chua trong bữa ăn của bạn


Mặc dù khuyên bạn nên tránh xa các sản phẩm sữa nếu bạn đang bị táo bón, nhưng sữa chua là ngoại lệ. Sữa chua có chứa các chế phẩm sinh học như Bifidobacterium longum hoặc Bifidobacterium Animalis. Các nghiên cứu đã cho thấy các chế phẩm sinh học này hỗ trợ trong việc đi đại tiện thường xuyên hơn và ít đau hơn.

Ngồi đúng cách khi đi vệ sinh

Ngồi thẳng lưng ở 90 ° so với đùi là điều rất phổ biến khi ngồi trong nhà vệ sinh xả nước kiểu phương Tây. Nhưng đây là tư thế sai. Có 2 cách đi vệ sinh chính là ngồi xổm và ngồi bệt. Tư thế ngồi xổm là tư thế ngồi vệ sinh tốt nhất, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu môn sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt nên kê một ghế cao tầm 20cm ở chân để nâng cao chân, gấp đùi vào bụng sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn./.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

6 loại thực phẩm trị táo bón nhanh chóng

Ai trong chúng ta là chưa trải qua tình trạng bị táo bón một lần trong đời. Tuy nó không phải là một dạng bệnh nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khiến cho cơ thể mất đi nhiều dưỡng chất có lợi. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay 6 loại thực phẩm “vàng” giúp trị táo bón hữu hiệu sau đây.

Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột mà có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Đôi khi, nó có thể tiến triển thành dạng táo bón kinh niên. Thông thường, biểu hiện của táo bón là đại tiện ít hơn ba lần trong tuần, phân cứng rắn và ít, quá trình đao thải phân khó hơn đôi khi còn gây đau bụng, kèm thêm cảm giác đại tiện không đầy đủ sau khi đã đi vệ sinh.

Để xua tan đi những triệu chứng khó chịu trên, điều quan trọng cần thiết là bạn cần điều chỉnh chế độ ăn của mình. Do đó, bài viết này Hello Bacsi sẽ mách bạn 6 loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả sau đây:

1. Quả mận khô: thực phẩm hữu ích trong điều trị chứng táo bón


Mận khô được xem như “siêu trái cây” chữa táo bón cực nhanh chóng. Không chỉ giàu chất xơ, mận khô còn chứa sorbitol – một loại đường có tác dụng thúc đẩy quá trình hydrat hóa, làm gia tăng áp suất thẩm thấu từ đó dẫn đến tăng lượng nước và đồng thời kích thích nhu động ruột, làm cho quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn. Theo thống kê, ăn 100g mận có thể cung cấp cho cơ thể 14,7g sorbitol.

Tuy nhiên cần lưu ý, mận sử dụng nên là giống mận tím chứ không phải mận đỏ, quả khô và nước ép từ loại mận này cho nhiều chất xơ giúp phân không bón lại. Với những ai không yêu thích hương vị của mận, bạn có thể mua mận tươi và ép lấy nước thay vì ăn quả khô. Nhưng so với cách ăn bình thường, thì nước ép cho lượng chất xơ thấp hơn. Lưu ý rằng việc tiêu thụ mận không đưa lại hiệu quả trị táo bón tức thì mà phải mất khoảng từ 1 đến 2 giờ.

Khi dùng cho trẻ, cần cẩn trọng vì tác dụng của mận khô rất mạnh nên tránh lạm dụng để không làm trẻ bị tiêu chảy và mất nước. Cách dùng đơn giản là cho một quả mận khô ngâm vào trong ly nước qua đêm rồi cho trẻ dùng cả nước lẫn cái ngay hôm sau là được.

2. Uống trà chanh – mật ong


Theo thông tin đăng tải từ trang web sức khỏe uy tín The Health Site, Naini Setalvad – một chuyên gia dinh dưỡng từ Ấn Độ – cho biết rằng, hỗn hợp này có ích trong hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu nhu động ruột, cũng như ngăn ngừa chứng táo bón.

Dựa trên quan điểm của Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chống nôn, chữa ho và lợi tiêu hóa. Còn đối với mật ong, loại thảo dược này vừa là thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn đóng vai trò như loại thuốc trị táo bón. Mật ong có vị ngọt, tính bình, có công dụng giải độc, giúp điều hòa các dược liệu khác.


Hỗn hợp gồm mật ong, chanh tươi cùng với nước ấm rất có lợi trong việc thải độc gan, thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, nhất là khi được dùng vào buổi sáng. Lưu ý rằng, bạn nên pha mọi thứ vào nước ấm, tránh dùng nước lạnh để không làm ảnh hưởng dạ dày. Khi uống, bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ để có hiệu quả tốt.

Bên cạnh công dụng trên, hỗn hợp này còn giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều trị chứng mất ngủ, làm sáng da, đồng thời điều hòa lượng đường trong máu, chống lại chứng mỏi cơ. Bạn còn chần chờ gì mà không tìm ngay những loại thực phẩm trị táo bón này cho mình ngay!

3. Uống nhiều nước


Một phương án cực tiết kiệm nhưng vô cùng công hiệu để xoa dịu sự khó chịu do táo bón mà chẳng mấy ai nhớ đến là nước. Phần lớn cơ thể chúng ta là nước, việc bổ sung nước có vai trò thanh lọc, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn tốt.

Theo khuyến cáo thì với nam giới nên uống ít nhất 3,7 lít và nữ giới là 2,7 lít mỗi ngày (có thể tính trung bình khoảng 6 – 8 cốc nước). Tuy vậy, lượng nước còn có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, cũng như thời tiết nóng hay lạnh.

Việc thiếu nước dễ khiến cho phân bị khô, cứng dẫn đến tình trạng táo bón, vì vậy bổ sung đủ nước sẽ làm phân mềm nên dễ dàng đào thải ra ngoài.
Bên cạnh dùng nước lọc, bạn cũng có thể dùng nước ép trái cây thay thế. Một số loại như nước ép lê hoặc táo được cho là thuốc nhuận tràng tự nhiên có tác dụng nhẹ. Tránh sử dụng thức uống có caffein và soda bởi chúng sẽ khiến cơ thể mất nước.

4. Ăn thức ăn giàu chất xơ


Các loại thực phẩm giàu chất xơ được mệnh danh là phương thuốc tự nhiên trị táo bón hiệu quả. Chúng hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp phân hấp thụ được nhiều nước hơn và do vậy làm tăng kích cỡ của phân. Bạn nên bổ sung ít nhất 20 – 35g chất xơ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để giữ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau xanh, ngũ cốc cùng một số loại trái cây như táo, quả sung, bưởi, cam… và đậu đen.


Các loại hạt như bí ngô, vừng, hướng dương hoặc hạt lanh cũng là nguồn chất xơ tốt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên ăn hạt lanh nếu bị rối loạn chảy máu, tắc nghẽn đường ruột hoặc tăng huyết áp. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần tránh sử dụng loại hạt này.

5. Dùng một số loại thảo dược


Các loại thảo mộc như hạt lanh, cây hồ đào và hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng và làm mềm phân. Sử dụng những loại thực phẩm này và bổ sung nhiều nước sẽ giúp trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, cũng có những loại trà thảo mộc có chứa những thành phần tương tự, bạn cũng có thể thử sử dụng.

6. Sữa chua

Mặc dù khi bị táo bón, bạn có thể được khuyên nên tránh xa các sản phẩm từ sữa nhưng sữa chua là một trường hợp ngoại lệ. Sữa chua có chứa các chế phẩm sinh học như bifidobacterium longum hoặc bifidobacterium animalis mà các nghiên cứu đã chứng minh hỗ trợ tốt trong việc kích thích quá trình đại tiện diễn ra thường xuyên hơn.


Táo bón là tình trạng gây nhiều khó chịu, nhưng việc sử dụng một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng táo bón được gợi ý bên trên sẽ hỗ trợ tốt cho bạn. Bạn nên cẩn trọng với những loại thực phẩm có thể gây dị ứng  và cần đi khám tại khoa tiêu hóa và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như tình trạng táo bón không mấy tiến triển.