Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Trẻ bị tiêu chảy có nên sử dụng men tiêu hóa?

Bé nhà em năm nay 2 tháng tuổi, mấy tuần nay cháu hay bị đau bụng, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa . Có người mách em mua men tiêu hóa cho bé uống nhưng em vẫn băn khoăn. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp. Trần Thị Hiền (Tuyên Quang).

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy , song phần lớn là do trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh nên đã diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy .

Trường hợp của con bạn, do cháu còn nhỏ, lại bị rối loạn tiêu hóa đã mấy tuần. Vậy, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

Bạn không nên tự ý điều trị cho con, dù là bằng bài thuốc dân gian, hay thuốc kháng sinh, vì việc tự điều trị rất nguy hiểm, không những làm tổn thương thêm đường ruột còn rất non nớt của trẻ, mà còn làm bệnh nặng thêm, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ nữa.

Men tiêu hóa (dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột) và men vi sinh (giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn) tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể cản trở đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể khiến người bệnh khó chịu, suy dinh dưỡng…Vậy chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin sau đây.

Tiêu chảy không dung nạp lactose là một bệnh về đường tiêu hóa, chứng bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và người già. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người mắc chứng bệnh này cần có chế độ dinh dưỡng riêng để hạn chế sự phát triển của bệnh.

1. Tiêu chảy không dung nạp lactose là gì?

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thụ đường lactose - loại đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomai. Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non ngừng sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa và hấp thụ đường sữa. Đường sữa không tiêu hóa sẽ di chuyển đến ruột già và các vi khuẩn xuất hiện ở ruột già gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy không dung nạp lactose.

2. Dấu hiệu

- Đau dạ dày và đầy hơi: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơ thể không có khả năng hấp thụ đường sữa, nó sẽ đi qua ruột non cho tới ruột già. Các carbohydrate như lactose không thể được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột kết, nhưng chúng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên. Quá trình lên men này giải phóng axit béo cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi và chuột rút.

- Xuất hiện cơn đau nằm quanh rốn và ở nửa dưới của bụng: Người bệnh có cảm giác đầy hơi do sự gia tăng của khí và nước trong ruột, làm cho thành ruột bị căng. Đau dạ dày và đầy hơi do tiêu chảy không dung nạp lactose thường gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn, đau, cứng bụng... 

- Tiêu chảy: Do chứng không dung nạp lactose nên bệnh gây ra tiêu chảy, tăng thể tích nước trong đại tràng vì thế làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. 

- Táo bón: Dấu hiệu táo bón, đi tiêu không hoàn chỉnh, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường ít gặp hơn so với tiêu chảy. Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được đường sữa tạo ra khí metan, khí metan làm chậm thời gian cần thiết để di chuyển thức ăn qua ruột dẫn đến táo bón ở một số người.

- Các triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp, loét miệng, gặp các vấn đề khi đi tiểu. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế hãy chú ý cơ thể để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose là gì? Thực tế, không có kết luận chính xác nào về các nguyên nhân gây ra bệnh, ở mỗi bệnh nhân lại có một hoặc một nhóm nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:

- Enzyme lactase không được cơ thể sản xuất đủ để hấp thụ đường lactose. Thông thường loại enzyme này được ruột non sản sinh sau 2 tuổi (sau khi cai sữa)

- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, bệnh crohn, bệnh celiac, viêm ruột non… đều có khả năng giảm lượng lactase sẵn có.

- Do bẩm sinh: nhiều trẻ mắc chứng tiêu chảy không dung nạp lactose ngay từ khi mới sinh ra.

3.2. Đối tượng có nguy cơ mắc tiêu chảy không dung nạp lactose

- Bệnh thường gặp ở người châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico hơn so với các đối tượng khác.

- Tuổi cao: người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose cao.

- Sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase bởi loại enzyme này thường tăng lên trong thời kỳ bào thai muộn.

- Đang chữa ung thư: Nếu bạn từng xạ trị ung thư vùng bụng hoặc các biến chứng về tiêu hóa do hóa trị thì nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose sẽ cao hơn.

4. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy không dung nạp lactose

Nếu bạn có các biểu hiện như thường xuyên chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa, bạn nên đến các trung tâm y tế để thực hiện tình trạng tiêu chảy không dung nạp lactose. Bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm xác nhận đo hoạt động của menase trong cơ thể gồm: 

- Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu để đo phản ứng của cơ thể với chất lỏng có chứa nồng độ đường sữa cao.

- Kiểm tra hơi thở hydro: Kiểm tra hơi thở hydro nhằm giúp đo lượng hydro trong hơi thở của bạn sau khi uống một lượng lớn đường sữa. Quá trình vi khuẩn phân hủy đường sữa là quá trình lên men để giải phóng hydro và các loại khí khác. Các khí này được hấp thụ và thở ra vì thế nếu bạn không tiêu hóa hoàn toàn đường sữa thì hơi thở của bạn sẽ có lượng hydro cao hơn bình thường.

- Kiểm tra độ axit phân: Phương pháp này thường được thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em để đo lượng axit lactic trong mẫu phân. Khi vi khuẩn trong ruột lên men đường sữa không tiêu hóa sẽ tích tụ axit lactic.

5. Phương pháp điều trị

Hiện tại không có cách nào để làm cơ thể bạn khỏi chứng tiêu chảy không dung nạp đường sữa hoàn toàn. Việc điều trị thực hiện bằng cách:

- Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa sữa ra khỏi chế độ ăn. Để bổ sung dinh dưỡng từ sữa, bạn có thể tìm kiếm các loại sữa không chứa lactose, các sản phẩm sữa ít béo, không béo, ít đường...

- Các bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc viên, thuốc nhỏ, thuốc dạng nhai để uống trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

- Chọn lựa các thực phẩm thay thế sữa như đậu nành, sữa gạo, hạnh nhân...

- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. 

- Không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, vẫn cho trẻ tiếp tục bú bởi các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột.

6. Biến chứng bệnh

Biến chứng tiêu chảy không dung nạp lactose là gì, đây là bệnh nguy hiểm với trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong của 3,5 triệu trẻ em trên toàn cầu hàng năm. Đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây ứ đọng lại trong ruột hút nước làm tiêu chảy và kéo dài nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xuất hiện ở 1/1000 trẻ.

Ngoài ra, tiêu chảy không dung nạp lactose còn có thể gây ra các biến chứng như trẻ suy dinh dưỡng nặng, kém ăn, chậm phát triển, ảnh hưởng niêm mạc ruột

Người không dung nạp lactose dễ đối mặt với các vấn đề như thiếu canxi, vitamin D, chất đạm, riboflavin...

7. Phương pháp phòng tránh bệnh

Không có cách phòng tránh hoàn toàn chứng tiêu chảy không dung nạp lactose. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các cách sau đây để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển:

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, bổ sung các thực phẩm ăn dặm có thành phần dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, bột gạo, cháo gạo...

- Hạn chế các thực phẩm chứa sữa/ đường có thể gây dị ứng

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, cà phê, thuốc lá, trà… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng

8. Cách ăn uống cho người tiêu chảy không dung nạp lactose

- Thực phẩm giàu canxi: sữa bò và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nên bổ sung các thực phẩm khác chữa canxi như yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, cam, quả sung...

tieu-chay-khong-dung-nap-lactose-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-4
Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung khi cơ thể không dung nạp lactose

- Bổ sung sữa dê: Sữa dê giàu dinh dưỡng và có lượng đường lactose thấp hơn sữa bò dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, bạn hãy thử sữa dê nhé.

- Bổ sung thực phẩm giàu probiotics: probiotics là các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung probiotics là cách hỗ trợ đường ruột tốt nhất.

- Bổ sung nước hầm xương: nước hầm xương chứa các khoáng chất như canxi, photpho, magie tốt cho cơ thể kiểm soát chứng không dung nạp lactose...

Người tiêu chảy không dung nạp lactose nên kiêng ăn gì?

- Hạn chế sữa và các thực phẩm từ sữa không tốt cho chứng không dung nạp lactose.

- Các loại thực phẩm khó tiêu.

- Thực phẩm gây dị ứng.

9. Các câu hỏi thường gặp về tiêu chảy không dung nạp lactose

Cách điều trị tiêu chảy không dung nạp lactose là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lactose… Ngoài ra chú ý theo chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn có thể giảm triệu chứng không?

Có thể, bởi các triệu chứng của bệnh xảy ra khi người bệnh sử dụng các thực phẩm chứa lactose. Bạn có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương tự nhưng có hàm lượng lactose thấp.

Độ tuổi mắc bệnh chứng không dung nạp lactose là bao nhiêu?

Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, người già. Bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Men tiêu hóa và men vi sinh khác nhau thế nào?

Men tiêu hóa dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột. Men vi sinh giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Men tiêu hóa và men vi sinh khác nhau thế nào?

Hiện nay, các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa thường được gọi chung là men tiêu hóa. Thực chất các chế phẩm này được chia thành hai loại là men tiêu hóa và men vi sinh, có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau.

Men tiêu hóa là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men tiêu hóa được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn. Men tiêu hóa chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Không nên sử dụng men tiêu hóa lâu ngày vì có thể làm giảm sự bài tiết enzym tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzym cung cấp từ ngoài vào. Không tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Men vi sinh, còn gọi là probiotic - là chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi, được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh được chỉ định cho các trường hợp loạn khuẩn ruột như đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng cho đường ruột. Men vi sinh được chỉ định dùng sau khi sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột bị đảo lộn dẫn đến rối loạn tạp khuẩn (thường gặp ở người bệnh vừa điều trị kháng sinh), với biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa... Men vi sinh có thể dùng dài ngày.

Hậu quả khi lạm dụng chế phẩm sinh học 

Việc nhầm lẫn giữa hai loại men trên, hoặc có khi người sử dụng không biết mình đang cho con dùng loại  gì, chỉ biết gọi chung là men tiêu hóa, sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Không ít trường hợp vì thấy con biếng ăn, nhiều bà mẹ đã tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống vì  cho rằng nó có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Trẻ được dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, thậm chí con còn bị tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược.

Thực chất men tiêu hóa cũng là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì phải có sự chỉ định của bác sĩ mới nên dùng. Nhiều cha mẹ quá lạm dụng men tiêu hóa vì nghĩ rằng nó tiêu hóa tốt các thức ăn và kích thích ăn ngon, chẳng có hại gì nên cho con sử dụng dài ngày. Nếu cho con lạm dụng men tiêu hóa dài ngày sẽ khiến cơ thể không sản sinh ra men tiêu hóa. Lúc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày. Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Nhiều người pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng. Việc làm này không đúng khoa học bởi nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh. Không pha men vi sinh buổi sáng uống buổi chiều, vì như thế vi sinh bị chết sẽ không có tác dụng. Ngoài ra, có thể dùng sữa chua cũng là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, lại có tác dụng kiềm chế các vi khuẩn gây bệnh.

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa?

Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày. Trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

5 cách giảm khó tiêu chức năng

Khó tiêu chức năng  đôi khi chẳng có nguyên nhân nào và gây khó chịu cho người mắc.Khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng bởi chứng khó tiêu, và tỷ lệ mắc ở hai giới nam và nữ như nhau.

Khó tiêu chức năng là gì?

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét (non-ulcer dyspepsia) là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Các triệu chứng khá thất thường, và thường có liên quan đến việc ăn uống. Có khi sự khó chịu bắt đầu trong bữa ăn; có lúc lại là khoảng nửa giờ sau khi ăn.

Người bệnh có thể có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm hoặc vào một thời điểm nhất định trong ngày, ăn chóng no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống...

Chứng khó tiêu chức năng khiến người mắc cảm thấy bất an, khó chịu nhưng mất nhiều thời gian đi khám mà không có cách điều trị triệt để.

5 cách giảm chứng khó tiêu chức năng 

Trước hết cần phải đi khám để loại trừ các bệnh lý thực thể. Nếu xác định là chứng khó tiêu chức năng thì cũng đừng chán nản, vì vẫn có một số cách đơn giản giúp giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng:

Tránh các thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu

Khi ăn cần nhai thức ăn chậm và kỹ. Chia nhỏ thực phẩm cả ngày trong nhiều bữa - Ăn những phần nhỏ và không ăn quá nhiều. Tránh uống nhiều chất lỏng trong và ngay sau bữa ăn.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng quá mức cũng có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng qua đó làm giảm chức năng tiết dịch vị, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây ra ợ nóng, đầy hơi và táo bón. Bằng cách thử các liệu pháp thư giãn, trị liệu hành vi nhận thức hoặc tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng. Một bài tập aerobic 3-5 lần mỗi tuần có thể giúp thư giãn, nhưng nhớ đừng tập thể dục ngay sau khi ăn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Không nằm trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Sau khi ăn xong, hãy lựa chọn việc đi dạo hơn là nằm ườn xem TV. Ngồi thẳng và di chuyển giúp dạ dày nhanh tiêu hóa và làm giảm cảm giác đầy bụng.Khi đến giờ đi ngủ, hãy thử ngủ với tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng bên phải để giúp thoát khí và giảm bớt sự đầy hơi.

Giữ cân nặng hợp lý

Ở một số người khó tiêu kèm theo ợ hơi liên tục có thể gây phiền toái trong sinh hoạt và giao tiếp. Nhưng có một số lưu ý đơn giản có thể giúp giảm ợ hơi. Điều quan trọng là tránh các hoạt động dẫn đến đưa không khí dư thừa vào dạ dày, chẳng hạn như hút thuốc, ăn nhanh, nhai kẹo cao su và uống đồ uống có gas.

Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày

Một người bình thường cần từ 20-30g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể tìm được dễ dàng trong rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức...

5 thực phẩm người bị đau dạ dày nên ăn

Theo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam lên tới 70%. Con số ngày càng gia tăng đến mức báo động và sẽ nguy hiểm hơn nếu người mắc bệnh không biết nên ăn gì để tốt cho dạ dày và bảo vệ sức khỏe.

Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid. Ngoài ra nên bổ sung thêm các vitamin và các khoáng chất cho các bệnh nhân đau dạ dày.

Tinh bột nghệ

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, tinh nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.

Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.

Chuối 

Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dày.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Cà tím

Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Rau chân vịt 

Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày có thể được bảo vệ tốt.

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men bởi một loại vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong quá trình lên men tự nhiên, các phân tử đường đôi (lactose) có trong sữa sẽ chuyển hóa thành các đường đơn và glucose và cuối cùng là axit lactic. 

Một phần phần axit này sẽ tác dụng với chất canxi cazeinat có trong sữa để tạo canxi lactat và axit cazeinic dễ tiêu hóa. Quá trình lên men tự nhiên cũng tạo nên enzym proteaza – chất có khả năng thủy phân protein thành các axit amin tự do, dễ hấp thu. 


Không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng, axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể.

Do có tính axit nên nhiều người kiêng ăn sữa chua vì sợ nó làm tăng hàm lượng axit có trong cơ thể, khiến tổn thương ở dạ dày (viêm, viêm loét, trào ngược…) trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhưng nồng độ không đáng kể so với axit có trong dịch vị.

Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc như rượu, cà phê, chanh, cam, ớt,... thì người bệnh cần lưu ý ăn chậm, nhai kĩ trong mỗi bữa và nên ăn thức ăn mềm và hạn chế đồ chiên xào. Người bị dạ dày không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều axít có hại.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

4 giai đoạn nên tăng sức đề kháng cho trẻ

Bé có sức đề kháng kém không những không có đủ khả năng để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh mà một khi bé bị ốm hoặc bị bệnh còn rất chậm phục hồi sức khỏe.

Vì thế, sức đề kháng của bé đã kém lại càng kém hơn, kéo theo nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa

Hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể tránh bị vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập. Đối với trẻ hay ốm, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Nhiều mẹ thường chủ quan, không chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng cho con. Điều này hoàn toàn sai lầm, có nguy cơ bé sẽ mắc một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng trưởng của bé.

Dấu hiệu trẻ bị sức đề kháng 

– Bé yêu của mẹ thường xuyên ốm vặt, thường xuyên mắc các chứng như sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa…. Các bé sẽ có biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi. Lâu ngày, các bé dễ bị sụt cân.

– Bé rất nhạy cảm với sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi nơi ở, thay đổi khí hậu. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến bé bị ốm ngay lập tức. Mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.

– Bé dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ dịch bệnh gì bé đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bố mẹ luôn trong tình trạng lo lắng.

– Bé dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì chậm khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.

Có thể nhận biết sớm dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém như: Trẻ hay ốm, sốt, ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp... lặp lại trên 8 lần trong năm. Bé ốm đau thường xuyên cũng dẫn tới suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn… ảnh hưởng bất lợi tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ lâu dài.

Giai đoạn nào mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng cho bé?

Vì sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể chất và tinh thần của bé nên mẹ cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé bất cứ lúc nào mẹ có thể. Việc này cần được làm thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển của bé yêu. Cụ thể hơn:

– Lúc mới sinh: Bé vừa chào đời, và rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật của bé chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng bé lại phải làm quen, tiếp xúc và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Việc này khiến bé dễ mắc những bệnh thông dụng như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng vào thời điểm này rất cần thiết.

– Khi cai sữa: Sữa mẹ ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé yêu còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho bé. Những kháng nguyên có trong sữa mẹ giúp bé đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì vậy, khi cai sữa, hệ miễn dịch của bé bị thiếu hụt lượng kháng nguyên quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch cũng vì thế mà tạm thời suy yếu.

– Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ: Lớp học là môi trường khá mới mẻ với bé. Bé phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác sẽ cao hơn. Lúc này, mẹ cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.

– Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cơ thể bé không kịp thích nghi và “sụt sịt” ngay lập tức.

Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả

Viêm họng, ốm sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ không chỉ trong mùa đông mà ngay cả mùa hè khi trẻ thường xuyên ra vào phòng điều hòa. Để phòng ngừa tình trạng ốm vặt, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho bé ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm. Tuy nhiên có một phương pháp phòng ngừa bệnh thường bị bỏ qua chính là bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất là một cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho bé. Và một trong số những cách bổ sung dưỡng chất vào chế độ ăn hàng ngày của bé chính là cho bé uống bổ sung  dịch chiết axit amin từ tảo spirulina mỗi ngày. 

Sản phẩm chứa dịch chiết tảo spirulina dễ uống, giàu protein, sắt, lysine, methionine, threonine... hỗ trợ sản sinh ra kháng thể IgA cho cơ thể và 17 trong 20 axit amin cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu, không thể thay thế mà cơ thể không thể tự tổng hợp được giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.

Ngoài ra, 6 khoáng chất quan trọng cho cho cơ thể: Calci, Sắt, Magie, Phospho, Kali, Natri… sẽ giúp hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe. Nhờ đó, bé phát triển chiều cao tối ưu hơn, có lợi cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé - nền tảng sức khỏe tốt hơn nên hệ miễn dịch cũng khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt tỷ lệ giữa 3 thành phần: đạm, đường, chất béo rất phù hợp cho tiến trình phát triển của cơ thể trẻ mọi lứa tuổi cũng như người trưởng thành. Với những trẻ nhỏ biếng ăn, kém hấp thu và mới ốm dậy, đây sẽ là một giải pháp tăng sức đề kháng toàn diện và đầy đủ dinh dưỡng đã thiếu hụt cực kỳ tuyệt vời.

9 thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng

Dù lượng thức ăn ăn mỗi bữa không nhiều nhưng bạn vẫn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm. Có một số loại thực phẩm làm cho dạ dày chúng ta “khổ sở” kéo dài, cần tìm ra đúng các loại thực phẩm này để tránh hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Nhiều người cho biết, họ thường xuyên gặp hiện tượng đầy hơi, khó chịu nơi dạ dày, nhất là sau những bữa ăn thịnh soạn, cảm giác bồn chồn, khó chịu trong bụng tăng lên. Bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống cũng như các loại thực phẩm đưa vào cơ thể trước khi nghi ngờ mình có thể mắc một căn bệnh nào đó của hệ tiêu hóa.


Thực phẩm có hàm lượng fructose cao

Trái cây nói chung là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường fructose rất nhỏ, dễ tiêu hóa, phòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên fructose thực chất là một loại đường đơn, nó là “ thực phẩm yêu thích” của các loại vi khuẩn đường ruột, đây là nguyên nhân tạo thành khí trong dạ dày khi ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cao fructose. 

Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu, chà là, nho khô .... Tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.

Các loại đậu

Đậu được biết đến là thực phẩm chuyên gây ra chứng đầy bụng bởi các loại đậu nói chung có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, đặc biệt là protein thực vật cao hơn bất kỳ loại rau nào khác. Ngoài ra chúng còn chứa chất stachyose và raffinose phức – đây là hai loại đường phức tạp mà khi qua ruột già, vi khuẩn bacteria “ăn” những thành phần đường này và tạo ra khí.

Vậy làm thế nào bạn có thể tránh sự hình thành khí và vẫn có thể ăn đậu, nguồn thực phẩm chính đảm bảo protein cho những người ăn chay? Đơn giản chỉ cần ngâm đậu trong nước một thời gian và sau đó rửa sạch chúng trước khi nấu. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong đậu và giảm bớt những khó khăn của các chất khí.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Không dung nạp lactose là một vấn đề thường gặp của khoảng 20 % dân số thế giới, là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ phát hiện nhất ở trẻ em, khi cho trẻ uống sữa trẻ thường bị đi ngoài, đau bụng, hay “xì hơi”. 

Đó là do dạ dày không sản xuất ra một loại enzym giúp tiêu hóa lactose. Có thể tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều lactose như hạn chế lượng sữa hoặc sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, bơ, kem chua và pho mát. Hãy dùng các sản phẩm thay thế bổ sung canxi như các loại rau xanh đậm, tôm, cua, súp lơ....

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là “tác nhân” làm dạ dày đầy hơi. Bởi trong các loại ngũ cốc nguyên hạt thường có thành phần chính là các sợi thực vật chứa carbohydrate cao, thường khó tiêu hóa hơn các thành phần khác. 

Khi chất xơ này đến đại tràng, các vi khuẩn kết hợp với chúng gây lên men giải phóng khí. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh quy giòn, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt nên hạn chế để tránh đầy hơi.

Rau quả có đường khó tiêu

Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. 

Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ. Hoặc hạn chế sử dụng các loại rau này khi đầy hơi hoặc bạn có thể tìm đến các chuyên gia y tế để nhận sự giúp đỡ, có một số loại thuốc hạn chế được chứng đầy hơi, khó chịu dạ dày..

Đồ uống có ga và nước sô-đa

Các loại đồ uống có ga như nước ngọt, bia, khi tiêu thụ là bạn đã “bổ sung” cho hệ tiêu hóa của mình một lượng khí từ bên ngoài vào. Điều này thường làm người uống “phát thải khí” qua hậu môn, tệ hơn là ợ nóng ngay tại chỗ. Thay thế nước ngọt và đồ uống có ga bằng nước, trà hoặc nước trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn.

Kẹo cứng

Vào mỗi dịp tết, việc ăn bánh kẹo là một trong những cách bạn đang làm gia tăng khí trong dạ dày. Bánh quy là sản phẩm tạo khí đường ruột, còn khi bạn ngậm kẹo vô tình bạn đã nuốt một lượng khí từ bên ngoài vào dạ dày của mình. 

Ngoài ra các sorbitol- một chất thay thế đường thường được dùng làm chất tạo ngọt trong kẹo, làm tăng nguy cơ khí đường ruột, có người bị nặng hơn là tiêu chảy kéo dài.

Yến mạch

Bột yến mạch là một loại thực phẩm ăn sáng ngon và lành mạnh. Nhiều người thường dùng bột yến mach để giảm cân bởi nó có hàm lượng cao chất xơ. Nhưng thực tế loại thực phẩm này không có những mối nguy hiểm nếu không hiểu biết để dùng đúng. 

Các chuyên gia y tế cho rằng, bột yến mạch hoặc bất kỳ loại sản phẩm khác của nó bao gồm cám yến mạch hoặc bánh làm từ bột yến mạch đều gây ra khí quá mức trong đường ruột do trong nó có hàm lượng cao chất xơ hòa tan.

Thực phẩm chế biến

Thực phẩm đóng gói, các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, ngũ cốc hay bánh mì mà thành phần chứa nhiều lactose và fructose. Nếu sử dụng kết hợp các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn tất sẽ dẫn đến sự gia tăng thải khí.

Nhai kẹo cao su:

Hiện nay trên thị trường thường bán các sản phẩm kẹo cao su không có sorbitol, đây là loại kẹo cao su nên sử dụng hơn các loại thông thường khác. 

Bởi kẹo cao su thường chứa nhiều sorbitol, ngoài ra còn có xylitol hay mannitol, đều là các chất khó tiêu hóa, tăng ợ hơi, tạo khí trong dạ dày. Thêm vào đó, việc nhai kẹo cao su thường xuyên cũng làm chính bản thân người ăn nuốt nhiều hơi từ ngoài vào cơ thể, gây khí đường ruột.

Chúng ta không cần thiết phải kiêng tuyệt đối tất cả các sản phẩm kể trên, bạn chỉ cần hạn chế các sản phẩm đó khi dạ dày cảm thấy khó chịu, ậm ạch. Tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và việc lắng nghe cơ thể mình để bạn có thể ăn uống khoa học, có lợi nhất cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh mắc bệnh.