Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

6 triệu chứng sau bữa ăn cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một số bệnh nguy hiểm có thể phát hiện thông qua những triệu chứng sau bữa ăn được giới chuyên gia công nhận. Nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.  

Các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên đánh giá thấp những triệu chứng sau bữa ăn, bởi thông qua những dấu hiệu này, còn có thể giúp bạn sớm phát hiện được một số căn bệnh tiềm ẩn trước đó:

1. Đau bụng dữ dội

Đau bụng dữ dội sau khi ăn thức ăn có dầu mỡ, ăn quá no hoặc uống rượu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, sau đó là có thể có sốt hoặc sốt nhẹ, vàng da (lòng trắng mắt chuyển sáng màu vàng, nước tiểu sẫm màu).

Hãy cảnh giác với triệu chứng của sỏi túi mật, bệnh tái phát cấp tính, viêm tụy cấp, thủng đường tiêu hóa, giãn dạ dày cấp tính…

2. Bị nấc

Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc, chủ yếu là do khó tiêu.


Viêm dạ dày mãn tính, viêm thực quản trào ngược cũng có thể dẫn đến tình trạng nấc thường xuyên. Người già bị huyết áp cao thường xuyên bị nấc, và không thể dừng lại, có thể là tiền thân của đột quỵ não.

Ngoài ra, nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.

Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn.

3. Đầy hơi 

Khi khả năng tiêu hóa của lá lách và dạ dày bị suy yếu, khả năng vận động của dạ dày kém, thức ăn tích tụ trong dạ dày, thường xuyên xuất hiện đầy bụng chướng hơi. Lúc này, khuyên bạn không nên ăn thức ăn khó tiêu hóa, nên bỏ thói quen ăn quá nhanh.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên xem xét liệu có viêm dạ dày mãn tính, bệnh dạ dày hay không.

4. Không thoải mái ở bụng trên

Sau khi ăn, bụng trên có cảm giác không thoải mái, có đôi chút khó chịu nhẹ, hoặc vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm), hoặc bạn cảm thấy no ở bụng trên, nghẹt thở, buồn nôn, kém ăn, và giảm cân.

Hãy cảnh giác bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, khó tiêu, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy…

5. Thèm ăn

Ăn rất ngon miệng, càng ăn càng muốn ăn thêm, sau khi ăn thường cảm thấy khô miệng, bình thường uống rất nhiều nước, đi tiểu nhiều, nhưng cân nặng không ngừng giảm, đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

6. Tiêu chảy

Đau bụng xảy ra ngay khi ăn, có cảm giác buồn đi đại tiện, nếu đi xong sẽ có cảm giác tình trạng bệnh thuyên giảm hơn, thường xuyên lặp đi lặp lại như vậy.

Khi gặp thời tiết lạnh hoặc các món ăn lạnh, các đồ ăn có tính kích thích cũng có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài. Nên cảnh giác bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

Mắc 5 bệnh này không nên bổ sung chất xơ

Chất xơ có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, có những người không dùng được hoặc là phải hạn chế chất xơ. 

Trẻ em suy dinh dưỡng

Trẻ em suy dinh dưỡng bị thiếu chất do chế độ ăn không đủ cung cấp năng lượng, đặc biệt là chế độ ăn nghèo nàn  protein. Tình trạng này khiến cơ thể gầy gò, thấp bé, nhẹ cân. Những trẻ này không nên bổ sung quá nhiều chất xơ bởi chúng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các men có mặt ở trong lòng ruột, bao gồm cả men tiêu hóa protein. Sự tiêu hóa protein không đầy đủ sẽ dẫn tới bé bị thiếu hụt chất này và càng làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm.

Người bị tiêu chảy

Người bị tiêu chảy cần hạn chế bớt chất xơ bởi chúng làm tăng khối lượng nước trong phân, tăng khối lượng phân, kích thích làm đường ruột co bóp nhanh hơn, dẫn đến tiêu chảy càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Kẽm vốn là một điện giải có tác dụng làm tăng sức mạnh miễn dịch của đường ruột. 

Người bị thiếu máu

Người bị thiếu máu sẽ cảm thấy rất yếu ớt, mệt mỏi bởi họ bị thiếu máu mà chủ yếu là thiếu tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu là tế bào duy nhất của máu giúp cơ thể khỏe mạnh. Để tăng được số lượng hồng cầu, bắt buộc phải tăng hàm lượng sắt nhưng chất xơ lại làm giảm hấp thu sắt. 

Người bị loãng xương

Chất xơ có một tác dụng phụ là giảm hấp thu canxi. Khi uống sữa giàu canxi rồi sau đó bạn lại ăn rau quả, canxi hấp thu sẽ bị giảm xuống. Do đó với những người loãng xương thiếu canxi, nếu bổ sung nhiều chất xơ sẽ giảm hấp thu canxi trong ruột, xương càng yếu ớt và loãng hơn. 

Người viêm dạ dày thể teo

Đặc điểm người viêm dạ dày thể teo là dịch dạ dày tiết ra rất ít. Thức ăn bị đọng lại ở trong dạ dày lâu hơn bình thường. Khi đó, người bị viêm dạ dày thể teo cảm thấy rất khó chịu, đầy bụng, chướng bụng, ậm ạch trong bụng. Nếu ăn thêm chất xơ, sự ậm ạch càng tăng lên. Chất xơ làm chậm lại tốc độ tiêu hóa thức ăn, làm thức ăn trôi qua lòng ruột lâu hơn, làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Tác hại của việc ăn uống thiếu chất xơ


Cơ thể đói nhanh. Việc ăn chất xơ thường xuyên, cơ thể bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, tinh thần và thể trạng cũng vì thế khỏe mạnh hơn. Vì chất xơ được tiêu hoá lâu hơn trong cơ thể. 

Táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ. Để hạn chế việc táo bón và để cơ thể trở nên khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật bạn nên bổ sung chất xơ có trong nhiều rau xanh giúp cơ thể bạn giàu năng lượng hơn.

Tăng nguy cơ về tim mạch. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng, khi bạn không ăn nhiều chất xơ có trong rau thì nguy cơ rất cao khi về già sẽ gây bệnh xơ vữa động mạch.

Tăng lượng đường trong máu. Các thực phẩm ít chất xơ có thể nhanh chóng làm tăng vọt đường huyết. Việc thay đổi bất ngờ này không chỉ khiến cơ thể lờ đờ mà còn là nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Người ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường cao gấp đôi người thường xuyên ăn đầy đủ chất xơ.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Khi ung thư dạ dày xuất hiện, cơ thể bạn sẽ phát ra những tín hiệu nhất định, điển hình là các triệu chứng "2 hơn, 2 đau" dưới đây.

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, càng để lâu tỉ lệ tử vong càng cao. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng. Để khắc phục điều này, bạn hãy để ý các dấu hiệu "2 hơn, 2 đau" trên cơ thể. Nếu có, rất có thể bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày. 

"2 hơn":

1. Ăn nhanh no hơn

Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển

Bệnh nhân ung thư dạ dày do khối u phát triển có thể dẫn đến giảm hàm lượng dạ dày, thậm chí tắc nghẽn môn vị. Vì thế, bệnh nhân ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể có cảm giác no, kèm theo cảm giác chán ăn và giảm dần cân nặng.

2. Axit dạ dày bài tiết nhiều hơn


Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển

Trong trường hợp bình thường, bài tiết axit dạ dày sẽ diễn ra thường xuyên và vừa phải. Tuy nhiên, khi hoạt động của dạ dày gặp vấn đề, bài tiết axit dạ dày có thể tăng bất thường, gây trào ngược dạ dày, trào ngược axit, ợ nóng và các triệu chứng khác. Nó cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu.


"2 đau":

1. Đau vùng thượng vị

Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày, cơn đau nằm ở bụng giữa và trên. Vì ở gần ngực hơn nên hầu hết mọi người khó phân biệt được cơn đau cụ thể đến từ đâu.


Đau do ung thư dạ dày gây ra có thể là cơn đau bất chợt, theo từng cơn và từng thời điểm khác nhau.

2. Đau khi nuốt

Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển

Với sự xuất hiện của hiện tượng trào ngược dạ dày, axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và gây tổn thương niêm mạc thực quản, do đó bệnh nhân sẽ bị đau hoặc cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.

Bất kì bệnh nào cũng nên được phòng ngừa và phát hiện kịp thời, vì vậy, bạn nên để ý đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể thường xuyên. Bên cạnh việc duy trì thói quen sống lành mạnh khoa học, một chế độ ăn phù hợp, tốt cho dạ dày sẽ giúp phần nào căn bệnh này.

Thực phẩm tốt cho cho người dạ dày

- Chuối: Đứng đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Đồng thời chuối có lượng chất  xơ hoà tan pectin cao, rất có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

- Nước ép táo: Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.


- Trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt, trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

- Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Kháng kháng sinh - Hệ lụy khôn lường trong xử lý viêm đại tràng

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh có nguy cơ trở nên trầm trọng, đặc biệt với những người viêm đại tràng mạn tính.

Sai lầm dẫn đến kháng kháng sinh trong điều trị viêm đại tràng

Người viêm đại tràng khi nội soi trong lòng đại tràng có nhiều ổ viêm loét nên khi xử lý bắt buộc phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại, chữa lành các ổ viêm loét. Nhưng việc phải dùng quá nhiều kháng sinh nên người bệnh dễ bị kháng thuốc do những sai lầm sau:

- Dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau: Người bệnh cứ khỏi một thời gian lại bị lại nên những lần sau thường được chuyển sang các loại kháng sinh khác. Việc dùng quá nhiều loại kháng sinh khiến vi khuẩn quen dần với độc tính của nhiều loại kháng sinh và lần lượt kháng các loại kháng sinh đã dùng. Nếu tình trạng cứ kéo dài, người viêm đại tràng phải đối mặt với nguy cơ không còn loại thuốc kháng sinh để sử dụng.


- Sử dụng kháng sinh dài ngày và không đủ liều lượng: người viêm đại tràng thường phải dùng kháng sinh trong một thời gian dài để chữa lành các ổ viêm loét khiến vi khuẩn dần nhờn thuốc nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận sẽ bị lại. Nhiều người cứ thấy đỡ lại ngừng thuốc khiến cho vi khuẩn không những không chết đi mà còn mạnh hơn, dễ dàng kháng thuốc.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh?

Trong cuốn sách Probiotics, Protection Against Infection của tác giả Casey Adamas viết: “Để bảo vệ chống lại các mầm bệnh, lợi khuẩn ​​sẽ tạo ra một số kháng sinh tự nhiên để ức chế các vi khuẩn gây bệnh ...”

Chính vì vậy, có đầy đủ lợi khuẩn trong đường ruột, có nghĩa là chúng ta đang duy trì một sức khỏe tổng thể tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, chúng giúp cơ thể ức chế, tấn công, chống lại sự xâm nhập các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây hại.

Nhưng việc sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, nhưng đồng thời cũng diệt luôn cả lợi khuẩn. Do đó, mỗi lần uống kháng sinh đồng nghĩa với việc giảm sức đề kháng của cơ thể, hệ thống miễn dịch suy giảm, nên càng dùng nhiều kháng sinh thì nguy cơ sẽ bị kháng kháng sinh. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh sẽ tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc mà không thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh.


Chính vì vậy, việc bổ sung men vi sinh để bù đắp lợi khuẩn bị giảm sau mỗi lần dùng kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh … là việc rất quan trọng với người viêm đại tràng. Đặc biệt là lợi khuẩn Bacillus . Đây là loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. 


Đầy đủ lợi khuẩn Bacillus  cho đường ruột sẽ giúp cân bằng tỷ lệ: 85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn, tiết 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn, phân hủy, đào thải cặn bã, tiết ra chất nhầy bảo vệ hệ tiêu hóa,. Đặc biệt, sản xuất ra 75% kháng thể giúp hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu việc dùng kháng sinh và phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

Rối loạn tiêu hóa sau khi uống thuốc kháng sinh

Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh dễ bị tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu… do khi tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo hệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, cùng vi khuẩn có hại, vi khuẩn có lợi cũng chịu tác dụng của thuốc và bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.


Để xử lý những vấn đề rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè... vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn; tránh thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống, và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.

Trong khi đó, dưới dạng bào tử - một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.

Được điều chế theo công nghệ hiện đại, sản phẩm men vi sinh dạng ống uống nhập khẩu từ châu  u chứa 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, giúp bổ sung tối đa lượng lợi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Đây là chủng vi khuẩn trợ sinh tự nhiên sống trong đường ruột, và là một trong những chủng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Để men vi sinh đạt hiệu quả điều trị cao, nên dùng  xen kẽ giữa các lần uống kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh trên 2 giờ.

4 cách phòng ngừa chứng ợ nóng hiệu quả

Mặc dù ợ nóng là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu bạn phải đối phó với chúng hai lần trở lên mỗi tuần, bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Người mắc bệnh GERD có thể bị đau ngực, tương tự như đau thắt ngực hoặc đau tim. GERD cũng là nguyên nhân gây ho mãn tính, đau họng, viêm thanh quản hay thậm chí khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng.

Một biến chứng nghiêm trọng của GERD mãn tính là thực quản Barrett. Thật không may, đây là một tình trạng của tiền ung thư. Người mắc bệnh thực quản Barrett có nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao gấp 30 lần.


Vì vậy, đừng bỏ qua chứng ợ nóng tưởng chừng như rất đỗi thân quen trong cuộc sống của bạn. Hãy thử 4 cách sau đây để giảm bớt tình trạng ợ nóng trước khi mọi thứ là quá muộn

Tránh các thực phẩm dễ gây ợ nóng

Hạn chế ăn các món liên quan đến chứng ợ nóng:

- Các thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, khoai tây chiên, phomai… gây khó tiêu, đầy hơi.

- Các thức ăn, thức uống như là rượu, đồ cay, nóng, socola, cà phê… Các thực phẩm này gây kích thích dạ dày, sản sinh nhiều axit hơn, dẫn đến tình trạng ợ nóng.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ

Một dạ dày quá đầy dễ khiến cho axit bị đẩy vào thực quản. Vì vậy hãy ăn nhiều bữa nhỏ và tạm dừng giữa các lần cho thức ăn vào miệng, đồng thời cố gắng nhai kỹ để làm chậm lượng thức ăn vào dạ dày, cho dạ dày có thời gian tiêu hóa. Điều này theo nghiên cứu cho thấy cũng có thể giúp bạn giảm cân và làm giảm nguy cơ bị GERD.

Thay đổi thói quen sống tích cực

Hãy dừng hút thuốc lá bởi thuốc lá ức chế nước bọt, là chất đệm chính của cơ thể. Thuốc lá cũng có thể kích thích sản xuất axit dạ dày và thư giãn cơ giữa thực quản và dạ dày, điều đó khiến cho hiện tượng trào ngược axit xảy ra. Do đó, hãy:

- Cố gắng giảm cân nếu bạn bị thừa cân: Việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên bụng, khiến các cơ vòng thực quản dưới khó có thể đóng lại một cách đúng nhất.

- Đừng ăn trước khi ngủ: Nếu ăn no, hãy đợi 2, 3 giờ sau khi ăn rồi nằm xuống bởi khi đứng thẳng, trọng lực sẽ giữ cho axit dạ dày không đi vào thực quản gây ra ợ nóng khó chịu.

Nghỉ ngơi và thư giãn

Căng thẳng và lo lắng sẽ kích thích giải phóng các hormone làm cho thực quản nhạy cảm hơn với các triệu chứng của GERD. Hãy thư giãn đầu óc bằng cách ngủ đủ giấc, đi dạo, tập những bài thể dục nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc… Chúng sẽ giúp cho bạn cảm thấy phấn chấn hơn và giảm triệu chứng ợ nóng cổ gây ra do stress.

Ngoài ra, bạn cũng đừng coi thường chứng ợ nóng, đó không chỉ đơn giản là xảy ra bởi chướng bụng hay đầy hơi mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm. Các triệu chứng ợ nóng lâu năm nếu không được loại bỏ hay điều trị kịp thời có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến ung thư thực quản - căn bệnh ung thư với tỷ lệ tử vong vô cùng cao mà ai cũng có thể mắc phải.

Vậy nên, xin bạn đừng thờ ơ với sức khoẻ và sự sống của bản thân, hãy thử cố gắng khắc phục chứng ợ nóng tại nhà. Nếu nó diễn ra trên hai lần một tuần, bạn nhất định hãy đến gặp bác sĩ ngay trước khi mọi thứ trở nên thật sự nghiêm trọng.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Giải pháp cho trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến biếng ăn. Bệnh kéo dài dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.
thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên 

Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện 

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện bởi vậy bé rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy…

Ngộ độc thực phẩm

Ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phụ gia, thực phẩm ôi thiu… dễ gây đau bụng, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa…

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trẻ nhỏ thường kén ăn, thậm chí chỉ ăn một số món nhất định, nên có thể bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón kéo dài… 
trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Dùng thuốc kháng sinh kéo dài 

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn tốt, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, nhiều trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 

Mất vệ sinh 

Nhà cửa hay lớp học bừa bộn, nhiều bụi bẩn hay trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn đều có thể khiến virus, vi khuẩn xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa. 

Do bệnh lý khác

Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên là do bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên phải làm gì?

Ăn uống đảm bảo vệ sinh 

Khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon. Nên chế biến thức ăn cho trẻ dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín uống sôi.

Chế độ ăn uống khoa học

Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, mẹ cần điều chỉnh thức ăn và cách chế biến cho phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Bữa ăn của bé nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ bị táo bón do không thích ăn rau, mẹ có thể chế biến rau củ thành những hình dạng đáng yêu hoặc rủ bé cùng nấu ăn, bé sẽ thích thú hơn khi ăn.
trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Tẩy giun sán định kỳ

Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời cần giữ vệ sinh cho trẻ khi ăn uống và chơi đùa để phòng ngừa nhiễm giun sán. 

Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống, cũng không nên tăng liều hay giảm liều kháng sinh. Trong trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy, bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác (nếu cần). 

Điều trị bệnh lý khác

Với những trẻ bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị. Điều trị các bệnh lý này, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng sẽ hết.

Bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh 

Các lợi khuẩn khi vào đến đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn có hại, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi lượng lợi khuẩn và hại khuẩn được cân bằng, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ được cải thiện. 
men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Hơn thế nữa, lợi khuẩn khi vào đến đường ruột còn sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Do vậy, tình trạng đầy bụng chướng hơi, chậm tiêu sẽ không còn.

Lợi khuẩn có trong nhiều loại thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, kimchi… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số lượng lợi khuẩn vào đến ruột non không nhiều bởi bị axit dạ dày tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng này, bào tử lợi khuẩn (với phần lõi được bất hoạt, nhiều lớp vỏ bao bọc bên ngoài) đã được nghiên cứu thành công. Bào tử lợi khuẩn có trong một số sản phẩm men vi sinh, các mẹ có thể tìm hiểu để cho con dùng rất thuận tiện.